Vào thời Trung cổ, Nhật Bản đã có một tầng lớp chúa tể phong kiến rất hùng mạnh gọi là Daimyo. Dù đất nước được cai trị bởi hoàng đế và gia tộc của ông, nhưng còn có nhiều khu vực thuộc quyền thống trị riêng của các tướng lĩnh ‘daimyo’ và các lãnh chúa quyền uy, cùng những đội quân thiện chiến nhất, đó là các samurai.

Trái: áo giáp của samurai; Phải: áo giáp của domaru. Ảnh từ: bostonglobe.com

Các chúa tể Daimyo và Samurai, là giai tầng cao nhất trong xã hội,  tận cho đến khi vấn đề giai tầng bị bãi bỏ ở Nhật Bản. Sau một cuộc chiến nổi tiếng ở Sekigahara diễn ra vào năm 1600, các Daimyo bị tách ra thành hai nhóm đối lập nhau là tozama và fudai. Từ đó trở đi họ thường xuyên xung đột quân sự với nhau.

Những người đứng đầu trong đội quân của họ là những chiến binh đáng gờm và cực kỳ dũng cảm – cũng được gọi là những ‘Samurai’ (có nghĩa là người phục vụ). Họ rất được coi trọng vì sở hữu những kỹ năng chiến đấu thượng thừa và đặc biệt dũng cảm. Samurai là tầng lớp cao nhất trong xã hội, có địa vị chính trị cao nhất và giàu có nhất.

Tầng lớp Samurai tồn tại ở Nhật Bản trong hơn bảy trăm năm, với một lịch sử đầy lí thú (bắt đầu vào năm 1100 và kết thúc vào năm 1835).

Các Daimyo giàu có và có uy quyền thường tặng đất đai cho samurai, để đổi lấy sự ủng hộ và chiến đấu hết mình của họ. Của cải của các Daimyo bắt nguồn từ sự lao động cực nhọc của người nông dân. Về mặt này, các samurai khá giống với các chiến binh và hiệp sĩ của châu Âu thời Trung cổ.

Một samurai thường có các phẩm chất như: can đảm, bình đẳng, tôn kính thần, và hào phóng với kẻ yếu. Họ phải tuân thủ ‘Bộ luật Bushido’, là quy định rất nghiêm ngặt về “Cách hành xử của một chiến binh”. Theo đó, một cái chết trong danh dự được đánh giá cao hơn là một cuộc sống kéo dài vô vị.

Samurai đỏ. (Ảnh: ancientpages.com)

Một khía cạnh khác của các samurai là, dù cho họ là những chiến binh có tuyệt kỹ đáng sợ, nhưng họ cũng rất quan tâm tới âm nhạc, nghệ thuật và thơ ca. Nhiều samurai gia nhập Phật giáo phái Thiền, khi đó là một tôn giáo rất mạnh ở Nhật Bản, đặc biệt là sau thế kỷ 12. Tôn giáo này có ảnh hưởng đáng kể đến văn hoá Nhật Bản, vươn xa khỏi đền chùa, đến các lĩnh vực văn hoá và xã hội như: làm vườn, họa pháp, thư pháp, trà đạo, thậm chí tới cả binh pháp.

Sau thế kỷ 11, người ta kính trọng các samurai là người có học thức, giáo dục và “văn võ song toàn”, hay “bút và kiếm là một”. Tên gọi ban đầu của các chiến binh, “Uruwashii”, là một chữ kanji bao gồm ý nghĩa “văn chương” và “nghệ thuật quân sự”, được nhắc đến trong Heike Monogatari (cuối thế kỷ 12). Heike Monogatari kể về cái chết của Taira no Tadanori, vị kiếm khách và nhà thơ kiệt xuất trong truyền thuyết như thế này:

“Dù là bạn hay kẻ thù, ai cũng phải nhỏ lệ nơi tay áo tiếc thương cho ông mà thốt lên rằng, ‘Tiếc thay! Tadanori là một vị tướng vĩ đại, tinh thông cả kiếm thuật và văn thơ, có thể nói là văn võ song toàn’.”

Theo William Scott Wilson trong quyển Lý tưởng của Samurai: “Mỗi người lính trong tác phẩm Heike Monogatari đều là chân dung tiêu biểu của các chiến binh có học thức của thế hệ sau nay, và hình tượng lý tưởng của họ không phải là quá xa để vươn tới.

Vì vậy, đây là cái đích mà các chiến binh cấp cao trong xã hội luôn đeo đuổi và được xem là hình ảnh đặc trưng của tầng lớp quân nhân Nhật Bản. Với Heike Monogatari, hình ảnh người chiến binh Nhật Bản trong văn học đã được phát triển đến mức hoàn thiện.

Trang phục chiến đấu của các samurai, vì để phù hợp với cách chiến đấu nhanh như chảo chớp của họ, thường là các loại giáp che kín toàn thân, gồm mũ giáp, mặt nạ, đệm vai, ngực (bằng da, gỗ và thép). Dưới lớp áo giáp đó, họ thường mặc đồ lót, quần dài và kimono. Để khắc chế các đòn tấn công của đối thủ, họ thường sử dụng má kiếm thay cho lá chắn.

Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về quá khứ một thời oai hùng của các samurai từ năm 1863-1900:

(Ảnh: Boredpanda & Ancientpages)

Hạo Nhiên