Thời xưa tiếng trống với tiếng tù và rúc thổi tiếng điều binh khiển tướng. Xung trận, đánh úp hay thu quân đều ở những hồi trống trận thúc giục. Âm nhạc phản ánh cuộc sống, dần dần âm điệu ấy đưa vào các đoàn quân nhạc hùng tráng và trong cả dàn nhạc giao hưởng. Vì vậy không có bộ nhạc cụ nào trong dàn nhạc làm nổi bật lên hình tiết tấu, tính co giãn, năng động trong âm nhạc bằng bộ gõ.

Bộ gõ hình thành sớm, và trầm hùng nhất trong các loại nhạc cụ: sự uy nghi đường bệ của quân nhạc

Con người thời nguyên thủy trước khi biết các dây được căng lên cũng như ống sậy rỗng có thể phát ra âm thanh thì cũng đã biết tạo ra tiết nhịp bằng cách gõ vào những súc gỗ, vào vò đất sét nung hoặc đơn giản là vỗ tay. Vậy nên chắc rằng nhạc cụ gõ là loại nhạc cụ cổ xưa nhất trên thế giới.

Thời xưa Tiếng trống với tiếng tù và rúc thổi tiếng điều binh khiển tướng. Xung trận, thúc giục hay thu quân đều ở những hồi trống trận thúc giục. Âm nhạc phản ánh cuộc sống, dần dần âm điệu ấy đưa vào các đoàn quân nhạc hùng tráng và trong cả dàn nhạc giao hưởng.

Đông, Tây cổ đại và châu Âu Trung thế kỷ, Phục Hưng đã biết đến nhiều nhạc cụ gõ. Nhạc cụ gõ thâm nhập vào các dàn nhạc opera và balê khá sớm theo nhu cầu của vở, dần dần cũng có mặt trong các buổi hòa nhạc của dàn nhạc giao hưởng. Đặc biệt, cùng với  sự phát triển của loại nhạc có tiêu đề, xuất hiện sự  uy nghi đường bệ của các đoàn quân nhạc, và đoàn nhạc diễu hành đã dần trở thành một hiện tượng hùng tráng trên thế giới.

Từ các nước Châu Âu xa xôi: Đức, Hungary, Anh quốc; Châu Úc: NewZealand; Australia; Châu Á: Nhật, Đài Loan, Hong-Kong, Ấn Độ; Châu Mỹ: Mỹ quốc, Canada; cho đến Đông Nam Á bản địa (Indonesia; Singapore, Malaysia, Thái Lan) đều thấy hình ảnh này, đoàn nhạc diễu hành đã dần trở thành một hiện tượng hùng tráng trên thế giới:

Sự  uy nghi đường bệ của đoàn quân nhạc:

Bộ gõ làm nổi bật lên hình nốt tiết tấu, làm âm thanh sáng rõ, dồn dập và đại diện cho tiếng súng thần công mở màn trận chiến, như sấm rung chớp giật,…

Chức năng đích thực của bộ gõ chính là tạo nhịp tiết tấu. Không có nhạc cụ nào, bộ nào trong dàn nhạc làm nổi bật lên hình tiết tấu, tính co giãn, năng động trong âm nhạc bằng bộ gõ. Chúng có tác dụng gợi màu sắc, tạo bối cảnh đặc biệt, gây cảm giác rõ rệt về tiết tấu. Trong tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ gõ được khai thác triệt để.

Nhạc cụ gõ phần lớn chúng không chơi giai điệu và những hợp âm nhiều bè, nên thường được sử dụng để làm đẹp thêm âm thanh của dàn nhạc, khiến âm thanh dàn nhạc sáng rõ, bóng bẩy hơn, hoặc để làm nhiệm vụ bắt chước, chẳng hạn tiếng thần công, sấm sét .vv…

Thời gian xuất hiện trong bản nhạc không dài, đôi khi chỉ một vài đoạn. Trong tổng phổ, những anh chàng này được đặt trên bộ dây, dưới bộ đồng nhưng không cố định số lượng nhạc cụ.

Nhạc cụ gõ thường được sử dụng để làm đẹp thêm âm thanh của dàn nhạc, khiến âm thanh dàn nhạc sáng rõ, bóng bẩy hơn, hoặc để làm nhiệm vụ mô phỏng, chẳng hạn tiếng súng thần công (đại bác mở) màn, hay như tiếng sấm tiếng sét v.v…

Hai cách chia nhóm bộ gõ, dựa theo âm sắc hoặc phương thức phát âm

Theo âm sắc, các loại nhạc khí gõ thường dựa vào 3 chất liệu chính: phát âm bằng màng da, phát âm có mang tính kim loại và phát âm mang tính chất gỗ.

Theo phương thức phát âm, bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng gồm hai loại: định âm (điều chỉnh được cao độ) và không định âm (không điều chỉnh được cao độ).

Các nhạc khí gõ định âm

– Timpani (trống định âm): Loại trống định âm được sử dụng nhiều nhất. Timpani có ba loại: Trống lớn, trống trung và trống nhỏ. Số lượng trống và người đánh tùy theo nhu cầu của tác phẩm. Thường dùng để gây kích thích, như gây sấm sét, tạo nên một nền đen đe doạ, âm u kích động, hoặc cũng có thể tạo ra tiếng nói dõng dạc, uy lực trong các hành khúc.

Trống định âm được sử dụng nhiều nhất, mỗi trống có thể phát âm thanh ở cao độ khác nhau nên mỗi dàn nhạc thường bố trí nhiều trống.

– Đàn chuông phiến (Campanelli/Glockemspiel): Có hai loại, dùng dùi kim loại hoặc phím đánh như piano. Âm sắc campanelli sẽ lóng lánh, thanh thót nếu dùng dùi kim loại và sẽ linh hoạt hơn nếu dùng phím đánh. Campanelli thường dùng để trang trí, tô điểm, tạo cảm giác trong sạch, yên tĩnh.

– Đàn phiến gỗ (Xilophone): Giống như campanelli nhưng cấu tạo bằng chất liệu gỗ và sử dụng dùi cũng bằng gỗ. Âm sắc xilophone độc đáo, hơi khô khan sắc nhọn nhưng không vang ngân.

– Mộc cầm (marimba) tương tự đàn phiến gỗ nhưng có thêm bộ cộng hưởng bên dưới. (ban đầu là hình bầu, bây giờ là dạng ống) làm âm thanh có tính vang rền, âm cũng sâu hơn.

– Đàn tăng rung (Vibraphone), là một biến thể của marimba, thường là các thanh kim loại, nhưng với một con bướm spinning ở phía trên cùng của bộ cộng hưởng mang lại hiệu ứng tremolo.

Ngoài ra còn có đàn Xê-le-xtra (Celesta) nhưng ít được sử dụng hơn.

Các nhạc khí gõ không định âm

– Trống trầm (Bass drum): Thoạt tiên người ta chỉ dùng nó trong loại “nhạc Thổ Nhĩ Kỳ”, nhưng từ đầu thế kỷ XIX người ta dùng nó nhiều nhằm những mục đích tạo hình bằng âm thanh, như mô phỏng tiếng súng đại bác, tiếng sấm, tiếng sét, gây bão táp, góp phần tạo cao trào kịch tính cho các tác phẩm trong nhạc cổ điển, hoặc gây kích động mạnh trong nhạc diễu hành, nhạc giao hưởng.

Trống trầm đi đầu trong đoàn nhạc Thiên quốc nhạc đoàn (diễu hành dịp giáng sinh ở Canada)

– Trống nhỏ (Snare drum/Tambour) là một nhạc cụ được sử dụng rất đa dạng trong dàn nhạc giao hưởng. Thoạt đầu nó xuất hiện trong các opera thế kỷ 18 trong các màn mang tính chất quân sự, nhưng chẳng bao lâu sau nó còn được sử dụng trong những tình huống căng thẳng, kịch tính. Nó có tác dụng gây sự nhộn nhịp, một không khí trẻ trung, rạo rực, có tính chiến đấu. Nó còn có thể giúp vào việc tạo nhiều bối cảnh như tiếng sóng vỗ lao xao, tiếng ồn ào của đám đông, không khí hội hè…

Trống nhỏ trong đoàn nhạc diễu hành đang biểu diễn trên phố.

– Kẻng ba góc (Triangle): là một thanh kim loại uốn thành hình tam giác, treo trên dây và dùng dùi kim lại gõ vào thành của nhạc khí. Tuy không có cao độ nhất đinh, nhưng âm thành triangle trong trẻo, tươi tắn.

– Trống lục lạc (Tambourine): được treo những chuông để rung, tang trống có thêm những miếng kim lại mỏng. Khi chơi, tay trái cầm trống, tay phải gõ vào mặt trống hoặc lắc khiến các chuông rung.

– Xanh-ban (Cymbales): Cymbals là một nhạc cụ bộ gõ cực kỳ phổ biến trên thế giới. Nó là những tấm hợp kim mỏng, hình tròn. Kích thước của xanh-ban không xác định (có nhiều loại khác nhau phân biệt dựa vào kích thước), tuy nhiên cũng có loại xanh-ban có hình dạng những đĩa nhỏ, kích thước xác định để tạo ra những nốt nhạc cố định. xanh-ban được sử dụng nhiều trong biểu diễn từ dàn nhạc giao hưởng, cụm bộ gõ, các ban nhạc jazz và các nhóm diễu hành. Bộ trống hiện đại ngày nay thường kết hợp một hay nhiều xanh ban. Thông thường dùng xanh-ban đôi.

Xanh-ban đi ngay sau trống trầm của đoàn nhạc diễu hành

Khải hoàn ca – Khúc ca mừng chiến thắng trở về của Thiên quốc nhạc đoàn tại NewYork – Mỹ:

– Cồng-chiêng (Tam-Tam): được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó lan rộng đến Đông Nam Á, và nó cũng có thể được sử dụng trong phần nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng phương Tây.

Các nhạc khí bổ sung cho dàn nhạc giao hưởng rất đa dạng. Tùy vào văn hóa của từng quốc gia, nội dung của từng tác phẩm để chúng ta bổ sung nhạc cụ cho phù hợp.

– Đàn hạc (Harp): Mang hình tam giác với 40 đến 47 dây, đàn hạc là loại đàn rất cổ nhưng đến cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện trong biên chế dàn nhạc và được xếp chung với bộ dây.

The Seasons June – Tchaikovsky (Mùa tháng sáu – Tchaikovsky – độc tấu đàn hạc):

– Saxophone: Được cấu tạo hoàn toàn bằng kim loại nhưng miệng thổi dùng dăm đơn giống clarinette. Âm sắc của saxophone ở trung gian giữa bộ gỗ và bộ đồng.

– Đàn piano (dương cầm): Riêng piano, nhờ tính năng phong phú dần trở thành nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng cận đại và đương đại.

– Đàn tỳ bà: vốn được vinh danh là vua của các loại nhạc cụ dân gian, hình dạng của nó đối ứng với tam tài (Thiên, Địa, Nhân), ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và tứ quý (bốn mùa). Chiều dài của nó là 3 thước 5 tấc (khoảng 11,6cm), 3 thước tượng trưng cho tam tài, 5 tấc thể hiện ngũ hành, 4 sợi dây đàn lại thể hiện cho tứ quý. Kỹ thuật gảy đàn tỳ bà có độ khó khá cao, là một trong những loại nhạc cụ dân gian có sức biểu cảm phong phú nhất.

Hai nghệ sỹ đàn tỳ bà của dàn nhạc giao hưởng Shen-Yun (Ảnh: shenyun.com)

– Đàn nhị hồ là một trong những loại nhạc cụ thuộc bộ dây (nhạc cụ gảy) chủ yếu của Trung Hoa, đã có lịch sử hơn 4.000 năm. Âm sắc thuộc loại âm vực trung cao, tiếng đàn êm ái du dương, cảm xúc mãnh liệt bi tráng, là một loại nhạc cụ có thể đại biểu cho lịch sử đầy biến động và tình cảm tinh tế nồng nàn của dân tộc Trung Hoa. Âm chất thường mang cảm xúc trầm lắng và bi thương.

Các nghệ sỹ đàn nhị (nhị hồ) chơi lĩnh tấu trên nền hòa tấu của các nhạc cụ Tây Phương – Dàn giao hưởng Shen-Yun.

– Một số nhạc khí khác như ghi-ta, mandoline, orgue, synthesizer xuất hiện trong nhiều tác phẩm nhưng không phải thành viên cố định.

Các nhạc cụ gõ trên tham gia sau vào dàn nhạc kể từ Giao hưởng số 9 của Beethoven và cũng trở nên rất phổ biến sau này.

Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Không gì có thể xua đi tất cả và đánh vào tầng sâu trong tâm người như âm nhạc. Thay lời kết, mời quý độc giả trải nghiệm sự chấn động cảm xúc và tư tưởng qua tác phẩm “Sorrow Melts Away”. (Nỗi buồn tan chảy) của dàn nhạc giao hưởng Thần vận:

Kỳ Văn