Viện bảo tàng và đài Tưởng niệm Quốc gia 11/9, nằm ngay tại địa điểm Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, nơi từng diễn ra vụ khủng bố.

Hai hồ nước sâu tràn bờ lớn ở chính vị trí 2 tòa tháp xưa kia và bằng đúng diện tích 2 tòa tháp (Ảnh: charismaticplanet.com)

Hai hồ thác nước sâu lớn ở chính vị trí 2 tòa tháp xưa kia và bằng đúng diện tích 2 tòa tháp (Ảnh: Pinterest)

Bảo tàng 11/9 nằm dưới dưới lòng đất, được hoàn thành sau 13 năm xây dựng (năm 2014). Tọa lạc tại tại Manhattan, New York, Mỹ, những hiện vật bên trong Bảo tàng 11/9 gợi nhớ một trong những vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất lịch sử Mỹ.

Bên ngoài bảo tàng 11/09 (Ảnh: Pinterest)

Bảo tàng Tưởng niệm Quốc gia 11/9 (Ảnh: Pinterest)

Bảo tàng Tưởng niệm Quốc gia 11/9 (Ảnh: Charismaticplanet.com)

Bảo tàng Tưởng niệm Quốc gia chính thức mở cửa vào tháng 5 năm 2014 để tưởng nhớ những nạn nhân (khoảng 3.000 người) bị thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Hai hồ thác nước tưởng niệm ở chính vị trí 2 tòa tháp đôi xưa kia được chụp từ trên cao (Ảnh: Etstur.com)

Viện Bảo tàng Quốc gia 11/9 có diện tích 10.000 m2, nằm dưới lòng đất cách mặt đất 21m, tại khu vực từng là nền móng của hai tòa tháp đôi (Twin Towers) thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York, hồi tưởng lại sự kiện 11/9 thông qua những công cụ như màn hình đa phương tiện, văn bản, tường thuật và một bộ sưu tập đồ sộ và chân thực.

Hồ thác nước tưởng niệm ở chính vị trí 2 tòa tháp đôi xưa kia, trên bờ là những tấm bảng khắc tên những người đã mất (Ảnh: Twitter.com)

Tên của 2.977 người đã thiệt mạng được khắc trên bờ hồ. (Ảnh: WJLA.com)

Khu đài tưởng niệm có trồng 400 cây xanh, trong đó có cây sinh tồn, một cây lê được tìm thấy đã bị cháy rụi dưới đống đổ nát của tòa tháp đôi WTC.

 Dù vậy, như một phép màu, cây này vẫn sống sót và vươn cao như biểu tượng của hy vọng. Bên trong Memorial Plaza là Viện bảo tàng 11/9 nằm dưới lòng đất.

Hồ nước trong khu tưởng niệm nhìn từ trên cao  (Ảnh: Charismaticplanet.com)

Khu tưởng niệm là hai hồ nước sâu 9 m có thác nước, chính là móng của tòa tháp đôi WTC trước đây

Một trong số những hiện vật là lịch sử ‘Survivors’ Stairs’ (Thang của những người sống sót), một chiếc cầu thang bằng đá granite dày 22 foot nối liền Vesey Street tới Trung tâm Thương mại Thế giới.

Hai khối đá khắc thời điểm tòa nhà bị máy bay đâm và sụp đổ. (Ảnh: Charismaticplanet.com)

Cuộc triển lãm này hồi tưởng lại những câu chuyện buồn về những gì đã xảy ra vào ngày 11/9, bao gồm các sự kiện diễn ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới, Lầu Năm góc và câu chuyện về chuyến bay Flight 93.

Thiết kế ngoại thất của bảo tàng mô phỏng một phần của Tòa tháp đôi, trưng bày những hiện vật và các câu chuyện liên quan đến vụ khủng bố 2001.

Viện bảo tàng Quốc gia 11/9 trưng bày khoảng 10.000 hiện vật, 23.000 bức ảnh, 1.900 câu chuyện truyền miệng, các bộ phim cũng như video kéo dài tổng cộng 500 giờ về sự kiện tấn công khủng bố 11/9, trong đó gồm các vật lưu niệm cá nhân như một con gấu bông, một lá thư, một chiếc giày, cho đến các hiện vật có kích thước lớn như một số mảnh thép nham nhở từ tòa tháp bị sập, một động cơ thang máy, các mảnh máy bay v.v.

Dưới đây là những hình ảnh về những hiện vật bên trong bảo tàng:

1. Thang bộ của những người sống sót ‘Survivors’ Stairs’ 

Trong khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, cầu thang này được sử dụng như một lối thoát hiểm cho hàng trăm người sơ tán khỏi Trung tâm Thương mại Thế giới, tòa nhà 9 tầng nằm cạnh tháp 110 tầng. Đối với nhiều người, đó là con đường duy nhất để thoát thân, do đó có thuật ngữ ‘Survivors’ Stairs’. Cầu thang bị hư hỏng hiện nay là hiện vật đặc trưng của Bảo tàng.

Thang “của những người sống sót” (Ảnh: Charismaticplanet.com)

2. Cột thép 58 tấn “Last Column”(Chiếc cột cuối cùng)

Mọi người cũng có thể nhìn thấy các phần còn lại của các cấu trúc khác như ‘Chiếc cột cuối cùng’ (Last Column) được gỡ khỏi hiện trường, hiện giờ được bao phủ bởi những lời tưởng nhớ từ gia đình và bạn bè, và phần không được bảo vệ của bức tường ngăn sông Hudson, vẫn còn nguyên vẹn trong và sau tháng chín 11.

Cột thép 58 tấn “Last Column” (Ảnh: Charismaticplanet.com)

 3. Di ảnh của hàng nghìn nạn nhân thiệt mạng trong các cuộc khủng bố chấn động thế giới.

(Ảnh: Charismaticplanet.com)

4. Bốt điện thoại công cộng được lưu trữ trong hơn một thập kỷ trước khi được chuyển đến bảo tàng:

5. Mảnh vỡ của thân máy bay bị những tên không tặc thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda cướp ngày 11/9:

6. Chiếc xe cứu thương của Sở cứu hỏa thành phố New York cũng nằm trong bộ sưu tập những hiện vật của bảo tàng, lớp sơn bên ngoài xe cứu hỏa bị bong tróc vì khói lửa và thời gian:

7. Đây là những hiện vật thu lượm được tại hiện trường vụ tấn công khủng bố nhằm vào Lầu Năm Góc tại Bảo tàng 11/9:

8. Những tờ giấy đăng tin tìm người mất tích trong vụ khủng bố 11/9 được dán bên ngoài các bệnh viện những ngày sau khi xảy ra sự kiện đau thương trên: 

9. Hai cây đinh khổng lồ của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới được trưng bày bên trong Bảo tàng:

10. Chiếc dép của một nạn nhân trong thảm họa tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới của tổ chức khủng bố al-Qaeda.

11. Một phần của ăng-ten truyền hình và phát thanh tại Tòa tháp phía Bắc

12. Đây là một trong những động cơ thang máy của tòa tháp đôi.

13. Tro bụi vẫn còn in nguyên trên những bộ quần áo ở cửa hàng Chelsea Jeans trên đường Broadway, gần khu phố Fulton.

14. Dòng chữ được rèn từ thép của tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới: Sẽ không bao giờ xóa khỏi ký ức chúng ta kỷ niệm thời gian này

15. Không chỉ riêng các nhân viên cứu hộ, đội cấp cứu lưu động mà còn nhiều cảnh sát cũng bị thiệt mạng trong ngày định mệnh đau thương hơn chục năm về trước.

16. Hình ảnh của các nhân viên cứu hỏa đã hi sinh trên cột tưởng niệm “Final Column”

17. Các hiện vật năm nào giờ chỉ còn là kí ức buồn về thảm kịch khủng bố thập kỷ trước.

 Hoàng Lâm – Hà Phương Linh

Xem thêm: