“Trong cuộc đời tôi, lắng nghe những cung bậc ưu tư của tiếng chuông nhà thờ, cảm giác được tiếng chuông vui hay buồn trong bản nhạc luôn khiến tôi cảm thấy hạnh phúc. Tình yêu tiếng chuông này luôn luôn hiện hữu đối với mỗi người dân Nga… Nếu tác phẩm của tôi có thể thực sự đưa tiếng chuông chạm tới và cộng hưởng với cảm xúc với mọi người, thì chủ yếu là vì phần lớn cuộc sống của tôi đã dành cho Moscow, nơi luôn có những tiếng chuông vang lên không ngừng nghỉ“, theo Sergei Rachmaninoff.

Đối với đại đa số mọi người, khi nhắc tới nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Sergei Rachmaninoff, họ sẽ nhớ đến âm nhạc piano trang trọng và mạnh mẽ trong phong cách tươi sáng điển hình của đất nước Nga. Rất ít người biết ông đồng thời là một nhạc sĩ có những cảm xúc sâu sắc về tôn giáo. Vì vậy, khi được nghe đoạn thánh ca độc đáo của ông – “All-Night Vigil” (số 37) – mọi người đều phải trầm trồ kinh ngạc. Tác phẩm tuyệt vời này cũng có một cái tên được biết đến rộng rãi hơn đó là “Vespers”.

Nhạc sĩ Sergei Rachmaninoff. (Ảnh: youtube)

Rachmaninoff đã trở thành một phần của tâm hồn Nga

Sức mạnh tâm linh sâu xa của bản nhạc nói trên khiến cho việc biểu diễn cực kỳ khó khăn; bài thánh ca với cao độ và những biến âm cực kỳ khó tạo ra một thử thách cho dàn hợp xướng. Bản nhạc này đã được thế giới rất quan tâm, tuy nhiên tại chính quê hương của Rachmaninoff nó đã bị cấm biểu diễn trong thời gian 70 năm.

Những tiếng chuông của nhà thờ vang lên ở tất cả các thành phố của Nga mà ta quen thuộc, từ Novgorod, Kiev đến Moscow.” Rachmaninoff viết vào năm 1913. “Những tiếng chuông đi cùng mọi người dân nước Nga từ thời thơ ấu đến khi xuống mộ, không có nhà soạn nhạc nào có thể thoát khỏi ảnh hưởng của nó“. Ông nói về tác phẩm “The bells” của mình như sau:

“Trong cuộc đời tôi, lắng nghe những cung bậc ưu tư trong tiếng chuông, cảm giác được tiếng chuông vui hay buồn trong bản nhạc luôn khiến tôi cảm thấy hạnh phúc. Tình yêu tiếng chuông này luôn luôn hiện hữu đối với mỗi người dân Nga …”. Ông còn nói: “Nếu tác phẩm của tôi có thể thực sự đưa tiếng chuông chạm tới và cộng hưởng với cảm xúc với mọi người, thì chủ yếu là vì phần lớn cuộc sống của tôi đã dành cho Moscow, nơi luôn có những tiếng chuông vang lên không ngừng nghỉ.”

Thời gian sáng tác của nhà soạn nhạc Rachmaninoff dường như đồng thời với sự hồi sinh của thánh ca Nga; với dàn hợp xướng âm nhạc thánh ca phục hưng sống động trong thời gian từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Trước đó một thế kỉ, âm nhạc hợp xướng của Nga đã bị hỗn tạp bởi những ảnh hưởng từ bên ngoài, cùng với sự kiểm duyệt khắt khe của chế độ mà khiến nó hầu như đã xa rời người dân. Nhờ có Vladimir Fyodorovich Odoyevsky, âm nhạc tôn giáo của Nga mới quay trở lại với công chúng.

Vladimir Odoyevsky là một nhà văn, nhà nghiên cứu âm nhạc và là một trong những người sáng lập Hội học thuật âm nhạc Nga. Ông rất thích nghiên cứu và sưu tầm những bản nhạc thánh ca, những bản thảo sách cũ, đã cung cấp một khối lượng tác phẩm thánh ca lớn cho nền âm nhạc nước nhà.

Theo nhà xuất bản “Musica Russia”, một lực lượng lớn chủ chốt từ Trường Âm nhạc Nga đã tiến hành thành lập một dàn hợp xướng thánh ca ở Moscow, bắt đầu vào những năm 1880. Khởi đầu từ một dàn hợp xướng nhà thờ bình thường, sau đó nhanh chóng phát triển thành một dàn hợp xướng hạng nhất.

Các nhà soạn nhạc thuộc Nhạc viện Moscow và Giáo Hội Smokin đã khích lệ và đề nghị Rachmaninoff viết các tác phẩm về thánh ca. Vì thế ông đã sáng tác bản “Praying in the Evening” để tặng cho những người đi tiên phong này.

“Praying in the Evening” là một màn biểu diễn hòa nhạc ở mức độ yêu cầu cao và cực kì khó khăn; một phần do lời bài hát đã được thay bằng ngôn ngữ Slavơ, là ngôn ngữ trong lễ nghi của Giáo Hội Chính Thống Nga; ngay cả những người mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Nga cũng cảm thấy phát âm và ngữ pháp của bài thánh ca này là bí ẩn và xa lạ.

Giáo hội Chính thống Nga, tranh của một họa sĩ Pháp thế kỷ 19. (Ảnh: epochtimes)

Rachmaninoff cũng là người ngoài đầu tiên được tiếp xúc với loại ngôn ngữ này. Trong quá trình sáng tác “Praying in the Evening”, ông vô cùng cẩn thận nghiên cứu các bài thánh ca khác; mỗi lời, mỗi dòng bài hát đều được viết theo nhóm lời ca giàu thi ý và tâm linh, khiến cho bài hát được bảo trì và sống mãi đến ngày nay.

Đây là một ca khúc không có nhạc đệm, không có gợi ý âm nhạc, đối với giọng hát của ca sĩ có yêu cầu cực cao, bao gồm phần bass vô cùng thấp cùng nhiều âm thanh hỗn hợp. Như thế có thể nói, bài hát này thật độc đáo, và để hát lên được cũng không dễ dàng gì.

Sau khi “Praying in the Evening” được sáng tác vào năm 1915, nó được công diễn trong cùng năm đó. Vào thời điểm đó, đi nghe một buổi hòa nhạc thánh ca là một phần trong cuộc sống hàng ngày của người dân Nga.

Nhưng chỉ hai năm sau đó, năm 1917, các tác phẩm thánh ca của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng đã bị cấm, bao gồm cả Rachmaninoff và Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov và Balakiri. Và “Praying in the Evening” nghiễm nhiên đã trở thành “ca khúc bị thất truyền” của Rachmaninov tại Nga.

Thảm họa từ cuộc cách mạng

Giám đốc âm nhạc của Giáo đường Trinity, New York – Julian Wachner, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tờ báo The Epoch Times, cho biết: “Bản nhạc này lại một lần nữa được đem ra công diễn, cảm giác có chút ý nghĩa châm biếm, bởi vì đã bị chế độ cộng sản cấm trong nhiều thập niên ở chính quốc gia nơi bài hát được sinh ra“.

Dàn hợp xướng của Giáo đường Trinity cũng thực hiện một loạt các buổi hòa nhạc buổi tối vào tháng 11 năm 2018 này, trong đó Julian Wachner sẽ là người chỉ huy dàn nhạc, để đưa tác phẩm kinh điển này đến với công chúng, đúng với vị trí mà nó xứng đáng được hưởng.

Julian Wachner, giám đốc âm nhạc của Giáo hội Trinity, New York, đang chỉ huy một buổi hòa nhạc buổi tối. (Ảnh: epochtimes)

Theo Wachner, chế độ cộng sản Liên Xô được thành lập sau Cách mạng Nga năm 1917 đã loại bỏ tôn giáo và đức tin ra khỏi đời sống xã hội. Lê-nin đã từng viết: “Chúng ta phải chiến đấu chống lại tôn giáo, đó là cơ sở của tất cả chủ nghĩa duy vật, và do đó cũng là cơ sở của chủ nghĩa Mác“. Đảng Cộng sản Liên Xô lên nắm quyền chỉ trong một vài tuần, nhưng đã xóa bỏ tất cả nội dung của tín ngưỡng tôn giáo từ chương trình giảng dạy của các trường học. Sau đó, Đảng bắt đầu tiến hành tháo dỡ và biến đổi nhà thờ và những nơi thờ phụng khác, giết hại hàng ngàn giáo sĩ. Kể từ đó, nhiều tác phẩm thánh ca thiêng liêng cũng đã bị cấm ở Liên Xô.

Nhiều nhà soạn nhạc buộc phải chia tay quê hương của họ, và Rachmaninoff là một trong số đó. Trong thời gian chiến tranh, một ngày nọ, ông trở về quê hương và thấy rằng ngôi nhà của mình đã bị quân cách mạng cưỡng chiếm và ở trong một hoàn cảnh lộn xộn. Ông đã rời nhà và thề sẽ không trở lại. Ông đã tổ chức các buổi hòa nhạc ở các quốc gia khác nhau và cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ.

Năm 1918, Ông cùng gia đình chuyển đến thành phố New York. Từ đó Rachmaninoff chưa bao giờ trở lại nước Nga. Trong những năm ở nước ngoài, nhà soạn nhạc chỉ sáng tác được 6 tác phẩm, bao gồm ‘Bản giao hưởng thứ ba” của ông. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1934: Tôi đã mất đi ước muốn sáng tạo. Tôi đã đánh mất chính mình khi bị mất quê hương“. 

Sergei Rachmaninoff biểu diễn vào năm 1935. (Ảnh: Hulton Archive/Getty)

Hoài niệm đẹp đẽ

Trong suốt sự nghiệp của mình, Wachner đã chỉ huy biểu diễn bài thánh ca “Praying in the Evening” rất nhiều lần. Ông nói: “Bài hát này dường như tan trong từng huyết mạch của tôi. Nó là một trong những tác phẩm hoa lệ và tuyệt đẹp nhất mà tôi được biết, một trong những tác phẩm có sự hòa quyện hoàn hảo của lời bài hát và âm thanh.”

Wachner là nhà soạn nhạc nổi tiếng, có nhiều giải thưởng; cuộc hành trình đến với âm nhạc của ông bắt đầu từ một dàn hợp xướng thánh ca. Ông chia sẻ rằng trong quá trình chứng kiến sự ưu tú của bài thánh ca “Praying in the Evening”, bạn sẽ thấy rằng “mọi người cùng phối hợp để tạo ra vẻ đẹptất cả thành quả đều vượt trội hơn sự tổng hợp đơn thuần của các phần âm nhạc – tôi cho rằng lý niệm này vô cùng tuyệt diệu“.

Ca sĩ Colleen Daly hát tại buổi hòa nhạc buổi tối tại Giáo đường Trinity, New York .(Ảnh: epochtimes)

Tác phẩm nghệ thuật vĩ đại có sức mạnh cảm hóa lòng người và nâng đỡ tinh thần. Bài hát với điệp khúc cổ điển của Rachmaninoff đã mô tả bức tranh tuyệt đẹp của nước Nga, quê hương mà ông đã bị cướp mất. Đây là một trong những sáng tạo cuối cùng của ông trước khi ra nước ngoài sinh sống; kể từ đó ông thường được xem như một nghệ sĩ piano hơn là một nhà soạn nhạc.

Có một cảm giác hoài cổ khi nghe tác phẩm này“, Wachner nói. Đồng thời, bài hát cũng khiến mọi người nhìn thấy hy vọng vào tương lai. “Nó chứa đựng rất nhiều cảm xúc,” ông tiếp tục nói: “Bản nhạc này chắc chắn sẽ chạm tới trái tim và gây xúc động mạnh cho khán giả. Vẻ đẹp của nó sẽ truyền cho khán giả nhiều cảm hứng. Và tôi cảm thấy rằng, niềm vui thuần khiết này sẽ đưa bạn ra khỏi những áp lực của một ngày làm việc bộn bề, mang đến cho bạn một tâm trạng tươi mới. Vì vậy, tôi cho rằng đây là một công trình biểu hiện nghệ thuật mạnh mẽ phi thường“.

 

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Từ Khóa: