Mục lục bài viết
Lời toà soạn: Hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, lượng thông tin quá nhiều nhưng không chắc trong đó là thông tin chân thật, thậm chí có những kiến giải lệch lạc, đảo loạn logic. Loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ này mong muốn đưa ra một loạt ví dụ thực tế, để quý độc giả có được cái nhìn chân thực, thấy được tư duy chính thường, từ đó có được quyết định đúng đắn trong tương lai.
Nếu ‘chính phủ không cho thì đừng làm’, vậy thì chính phủ dựa vào tiêu chuẩn nào để cấm? Nếu chính phủ dựa vào pháp luật để cấm, thì tinh thần của pháp luật đến từ đâu, có phải là tuỳ tiện định nghĩa hay không? Đây là một chủ đề có phần gai góc, rốt cuộc sự thể ra làm sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua chương trình dưới đây.
- Loạt bài Mạn đàm văn hoá biến dị
Trường cảnh
Sau khi người dẫn chương trình là cô Phương Phi và bác Kim Nhiên chào hỏi khách mời là Giáo sư Chương Thiên Lượng, mọi người sẽ vào phần trường cảnh. Trường cảnh là cuộc đối thoại giữa Tổng Giám đốc chủ và nhân viên (nghe giọng tôi đoán là công ty Đài Loan), nội dung chính là Tổng Giám đốc muốn mở chi nhánh công ty ở Trung Quốc. Trong đó:
Tổng Giám đốc (họ) Chu nói:
Tiểu Trương à, công việc làm ăn của công ty chúng ta phát triển thật nhanh. Ở Đại lục, đại lý của chúng ta đã mở được chi nhánh thứ ba rồi. Gần đây, tôi cũng rất bận, không thể đi được. Tôi cần một người có kinh nghiệm, có năng lực. Người tôi tin, nhìn đi nhìn lại chỉ có cậu là thích hợp.
Anh (họ) Trương nói:
Tổng Giám đốc Chu à, cảm ơn ngài đã tín nhiệm tôi, nhưng ngài biết đấy, tôi là người tu luyện Pháp Luân Công. Lúc này về (Trung Quốc Đại lục) có chút không thích hợp.
Tổng Giám đốc Chu nói:
Tiểu Trương à, chúng ta cũng không phải là lần đầu tiên nói về Pháp Luân Công. Tôi đều minh bạch (hiểu rõ), Pháp Luân Công rất tốt, ĐCSTQ vô lại, điều này tôi đều rõ ràng, nhưng ‘cánh tay không vặn được đùi’ (Cách bác ninh bất quá đại thối – 胳膊擰不過大腿). Tôi không hiểu, chẳng phải chỉ là chuyện luyện công thôi sao, chính phủ không cho luyện, thì các anh đừng luyện thôi mà.

ĐCSTQ lũng đoạn hết thảy, buộc người ta phục tùng
Cô Phương Phi nói, ‘Chính phủ không cho thì đừng làm’, điều này khẳng định là không đúng rồi, nhưng cũng là một cách nói khá thực tế. Người dẫn Kim Nhiên cũng nói, điều này dường như khá khó giải thích.
Giáo sư Chương chia sẻ, cách nói này kỳ thực nếu nghĩ kỹ hơn sẽ thấy rất thú vị. Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu một người khuyên người khác ‘Đừng ăn trộm đồ’, anh ta sẽ trả lời ‘Ăn trộm đồ là sai, cho nên không lấy nữa’, chứ không nói ‘Ai dà, chính phủ không cho tôi ăn trộm, thì tôi không ăn trộm nữa’. Mọi người đều cười.
Giáo sư Chương nói thêm, bản thân sự việc này đúng thì nên làm, không đúng là không nên làm; cho nên cách nói ‘Chính phủ không cho thì đừng làm’ chính là che đậy hoặc tránh đi ‘vấn đề đúng sai của sự việc’. Người nói câu ‘Chính phủ không cho thì đừng làm’ có thể họ không ý thức được ‘bạn làm việc này là sai’, mà là ý ở ngoài lời là ‘bạn đừng đối chọi với chính phủ’. Người dẫn Kim Nhiên nói thêm, điều này có nhân tố ‘cánh tay không vặn được đùi’ giống như ở trên.
Giáo sư Chương cũng cho như vậy, cách nói này biểu đạt một loại phục tùng trước cường quyền và bạo lực. Ở đây có 2 sai lầm trong tư duy.
Thứ nhất, ‘chính phủ vì sao không cho bạn làm’, đây là vấn đề thị phi thiện ác. Thứ hai, ‘họ dựa vào điều gì mà không cho tôi làm’, họ nói ‘tôi không cho bạn làm’, ‘tôi vẫn làm thì họ làm gì tôi’, vậy thì đằng sau đó có một bộ quyền uy của chính phủ để chống đỡ. Hai điều này, nếu so sánh ở xã hội chính thường sẽ phát hiện vấn đề rất nghiêm trọng.
Một chính phủ của xã hội chính thường, họ không nhận định đúng – sai, không định nghĩa đạo đức, không tự ý giải thích đạo đức. Bản thân chính phủ là một Bộ/Ngành hành chính mà thôi.
Kế nữa, chính phủ không quyết định ‘có nên trấn áp người khác không’, hoặc là ‘có tiến hành xử phạt pháp luật đối với người khác không’. Vì sao? Bởi vì chính phủ là một bộ phận hành chính. Chúng ta lấy nước Mỹ làm ví dụ.
Mỹ là quốc gia Tam quyền phân lập, cơ chế xã hội của nó chính là: Toàn bộ quá trình lập pháp là ở Quốc hội, tức là sau khi Quốc hội lập pháp, Chính phủ chỉ phụ trách thi hành. Khi cần xử phạt, Chính phủ có nhà tù để xử phạt, nhưng việc người ấy bị phán bao nhiêu năm là do Pháp luật quyết định, chứ không phải do chính phủ quyết định.

Do đó ở một xã hội chính thường, chúng ta thấy ‘tầng diện về đúng sai’ và ‘tầng diện về cơ chế’ không có quan hệ với nhau.
Nhưng ĐCSTQ lại khác, nó lũng đoạn (壟斷: độc quyền) định nghĩa đạo đức, nó giải thích ‘việc này là đúng, việc này là sai’. ĐCSTQ luôn nói ‘đảng ta luôn đúng’, bởi vì nó luôn đúng, nên khi bạn không giống nó thì bạn đã sai rồi. Trên thực tế ĐCSTQ đặt trên cách nghĩ như vậy.
Tiếp theo, ĐCSTQ lũng đoạn toàn bộ bạo lực quốc gia, tức nắm giữ ‘bàn tay sắt’. Chúng ta biết rằng, ở Trung Quốc có ‘Uỷ ban Chính trị và Pháp luật’, nhận lãnh đạo trực tiếp của ĐCSTQ. Uỷ ban Chính trị và Pháp luật lũng đoạn Công an, Viện Kiểm sát, Toà án, Bộ Tư pháp.
- Công an phụ trách bắt người.
- Viện Kiểm sát phụ trách khởi tố.
- Toà án phụ trách phán quyết xét xử.
- Bộ Tư pháp phụ trách chỉ định Luật sư và Trại Lao động Cải tạo.
ĐCSTQ giống như phục vụ ‘trọn gói’, phục vụ ‘nguyên con’, từ đầu đến đuôi, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật lũng đoạn hết thảy.
Như thế, nếu ĐCSTQ muốn xử phạt người khác, họ có thể ngay lập tức bắt người, rồi tiến hành xử phạt. Đồng thời ĐCSTQ lũng đoạn Ngoại giao, Truyền thông, Đặc vụ v.v. toàn bộ bộ máy bạo lực đều nằm trong tay. Lúc này ĐCSTQ sẽ cho bạn cảm giác sai lầm rằng ‘cánh tay không vặn được đùi’.
Nhưng chúng ta nên minh bạch điểm này, nếu người ta có cách nghĩ đó (‘Chính phủ không cho thì đừng làm’, ‘cánh tay không vặn được đùi’), thì người ta đang ở trong một chính phủ ác tính.
Công dân có quyền không phục tùng ‘ác pháp’
Cô Phương Phi thắc mắc: Chẳng phải ĐCSTQ cũng giảng về pháp luật sao, vậy thì có sự việc ĐCSTQ không cho bạn làm, nó còn lập pháp, có lý do ‘đường hoàng’, nếu bạn làm như thế thì đã vi phạm luật pháp của ĐCSTQ rồi.
Giáo sư Chương nói, trên biểu hiện dường như là vi phạm pháp luật, nhưng ở đây Giáo sư Chương muốn kể một câu chuyện.
Ở Mỹ có ngày sinh nhật một người là ngày lễ được nghỉ, đó là ngày sinh của Martin Luther King. Chúng ta biết rằng nước Mỹ có 3 vị tổng thống vĩ đại:
- Washington: lãnh đạo chiến tranh giành độc lập cho nước Mỹ.
- Jefferson: khởi thảo Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ (Bill of Rights) và Tuyên ngôn Độc lập. Toàn bộ cơ chế vận hành xã hội của nước Mỹ được đặt định từ những cơ sở này của Jefferson.
- Lincoln: đã cứu Liên bang Mỹ, giải phóng nô lệ da đen.
Ngày sinh của 3 vị tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ không phải là ngày nghỉ của quốc gia, nhưng Martin Luther King lại được điều ấy. Vì sao ông có được vinh dự đặc thù ấy ấy?
Thời đó có một có luật gọi là ‘Luật Phân biệt chủng tộc’. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, Martin Luther King đã lãnh đạo cuộc vận động nhân quyền cho người da đen. Mục đích của cuộc vận động nhân quyền này là phế bỏ Luật Phân biệt chủng tộc, mà quá trình trình của cuộc vận động này là không ngừng ‘vi phạm pháp luật’.
Khi đó Martin Luther King đã diễn giảng nói: ‘Chúng ta sẽ không dùng thù hận để đối đãi với các người, nhưng chúng ta tuyệt đối không thừa nhận loại pháp luật vô đạo đức’.
Do đó Martin Luther King đã hiệu triệu (號召: kêu gọi) người da đen dùng thân thể của họ để lấp đầy nhà ngục, gọi là ‘dĩ thân thí pháp’ (以身試法: lấy thân để thử nghiệm pháp luật, lấy thân phản đối pháp luật).

Khi phân biệt chủng tộc, người da đen nếu lên xe công cộng (xe buýt) chỉ có thể ngồi ở hàng ghế sau cùng, không ngồi cùng người người da trắng. Vào quán cà phê chỉ vào quán chuyên dùng cho người da đen, không vào quán cà phê của người da trắng.
Người dẫn Kim Nhiên nói thêm rằng, điều này làm mình nhớ đến bộ phim tài liệu liên quan đến cuộc vận động Martin Luther King mà bản thân tham gia, trong đó có một trường cảnh mà người dẫn Kim Nhiên có ấn tượng sâu sắc. Đó là: Trong quán cà phê của người da trắng, khi người da đen tiến vào ngồi, người da trắng nhục mạ rồi hất cà phê lên người da đen, sau đó còn bốc anh ta ra khỏi quán.
Người da đen này hễ đứng lên thì lại tiếp tục vào ngồi đó, không chống trả. Sau đó người da trắng gọi cảnh sát bắt người đen giam vào ngục. Chỉ cần người da đen được thả, anh ấy sẽ quay lại ngồi ở quán đó. Điều này làm người dẫn Kim Nhiên rất ấn tượng.
Giáo sư Chương cũng đồng ý, nói thêm, trên thực tế cuộc vận động phi bạo lực của Martin Luther King, rất nhiều người ‘dĩ thân thí pháp’ để phản kháng Luật Phân biệt chủng tộc. Cuộc vận động này đã phản ánh ra một từ chuyên ngành hiện nay để hình dung gọi là ‘công dân kháng mệnh’ (公民抗命: Quyền kháng lệnh/không phục tùng của Công dân Civil disobedience).
Điều này nghĩa là, một công dân của xã hội nếu phát hiện pháp luật không đạo đức, là ‘ác pháp’ thì họ có quyền không phục tùng. Công dân không phục tùng đối với ‘ác pháp’, cộng thêm nắm giữ tinh thần phi bạo lực, thì bản thân điều đó biểu đạt trình độ khai hoá dân trí của quốc gia, là biểu hiện của sự thành thục (成熟: chín chắn trưởng thành).
Pháp luật đặt trên tinh thần Công bình Chính nghĩa của Thần/Thượng Đế
Tiếp đó cô Phương Phi đã hỏi Giáo sư Chương một vấn đề có phần gai góc rằng: Loại ‘ác pháp phi pháp’ (惡法非法: ác pháp không phải là pháp luật) này do ai thẩm định, ví như ‘tôi cảm giác pháp luật này không hợp lý, tôi nói đó là ác pháp, tôi không phục tùng’, vậy thì xã hội chẳng phải loạn sao.
MGiáo sư Chương chia sẻ rằng, ở đây chúng ta phải quay trở lại nguồn gốc của pháp luật, rốt cuộc đánh giá như thế nào là ‘ác pháp’? Vậy thì chúng ta phải xem tinh thần của pháp luật, tinh thần của pháp trị là gì. Điều này liên quan đến vấn đề khởi nguyên (起源: nguồn gốc) của pháp luật.
Ở Đại lục, giáo dục pháp luật của ĐCSTQ có một cách nói mang đậm văn hoá biến dị, đó là: ‘Pháp luật là biểu hiện ý thức của giai cấp thống trị’. Đây là cách nói mang đậm văn hoá biến dị từ đầu đến đuôi. Vì sao? Bởi vì khởi nguyên của pháp luật không đến từ giai cấp thống trị. Nếu chúng ta xem hệ thống pháp luật của các nước Anh – Mỹ (các nước có nền tảng Cơ Đốc giáo), thì khởi nguyên chân chính của họ là Thánh Kinh, chính là Cựu Ước toàn thư (Kinh Cựu Ước).
Bởi vì sau khi Moses đưa người Do Thái ra khỏi Ai Cập, Thiên Chúa Giê-hô-va đã đưa cho Moses ‘Mười điều răn của Chúa’ (còn gọi là ‘Moses thập giới’).

Toàn bộ ‘Moses thập giới’ trở thành nguồn gốc của pháp luật phương tây. Bởi vì trong ‘Moses thập giới’ quy định rằng: con người nên làm gì, không được làm gì, ví như không được sát nhân, không được gian dâm, không được trộm cắp, không được tham luyến tài vật người khác v.v. quy định những điều như thế. Hệ thống pháp luật phương tây chính là phát triển dựa trên ‘Moses thập giới’ (giới mệnh của Thần).
- Từ giới thứ nhất ‘không được sát nhân’ trong ‘Moses thập giới’ phát triển thành hệ thống luật hình sự.
- Từ ‘không được gian dâm’ phát triển thành hệ thống luật gia đình.
- Từ ‘không được trộm cắp, không được tham luyến tài vật người khác’ phát triển thành hệ thống luật về tài sản.
- …
Toàn bộ hệ thống pháp luật phương tây nếu chúng ta truy trở về, thì nó có nguồn gốc từ tôn giáo. Hay như Ấn Độ, Tây Tạng cũng như thế, pháp luật ở Tây Tạng là từ giới luật của Phật giáo.
Pháp luật của Trung Quốc có nguồn gốc từ luân lý. Trong quá khứ có từ gọi là ‘Xuân Thu quyết ngục’ (春秋決獄: Dựa vào kinh Xuân Thu của Khổng Tử để quyết định người ấy có vào ngục hay không). ‘Xuân Thu’ là cuốn sách Khổng Tử viết, ‘quyết’ là phán quyết, còn ‘ngục’ là nhà ngục (nhà tù), tức là: sự việc này rốt cuộc đúng hay sai, cần xử lý hay không, thì căn cứ trên bộ luân lý của Nho gia.
Bởi vì Tín ngưỡng hay Luân lý là điều cố định bất biến, do đó pháp luật mới đặt định trên cơ sở bất biến đó. Vậy thì ở đây phản ánh ra vấn đề gì? Bởi vì Thượng Đế hoặc Thần là ‘Công Nghĩa’ (公義) tức Công bình và Chính nghĩa, cho nên trong pháp luật phải thể hiện được tinh thần Công bình và Chính nghĩa.
Đến đây, Giáo sư Chương đưa ra một góc nhìn rất độc đáo về từ ngữ liên quan đến pháp luật.
Chúng ta biết rằng, tiếng Anh có một từ rất thú vị dịch sang Hán ngữ là Tư pháp bộ (司法部: Bộ Tư pháp), kỳ thực nó là từ ‘Department of Justice’. ‘Justice’ là Công bình (công bằng). Do đó chúng ta thấy biểu tượng của pháp luật phương tây là Thiên Bình (cái cân, cũng là 1 trong 12 Cung Hoàng đạo), nhất định phải ‘bình’ (平: bằng), mới có thể đo lường được.

Còn ở Trung Quốc, chữ Pháp (法) trong pháp luật có 3 chấm thuỷ (氵), chính là từ nước chảy, trong ‘Thuyết văn giải tự’, thì chữ Pháp (法) này có nguồn gốc từ nước. Bởi vì thuỷ là bình (bằng), trong trắc địa có máy thuỷ bình để xác định độ bằng phẳng của công trình.
Do đó chúng ta biết rằng tinh thần Công bình Chính nghĩa là tinh thần chân chính của Pháp trị. Có lúc chúng ta gọi nó là tinh thần ‘Tự nhiên pháp’ (pháp tắc của Tự nhiên).
‘Thượng vị pháp’, ‘Hạ vị pháp’ và cách đo lường pháp luật có phải ‘ác pháp’ hay không
Cô Phương Phi nói, kỳ thực loại tiêu chuẩn cố định bất biến mới có thể đo lường được.
Giáo sư Chương chia sẻ thêm, xã hội chúng ta hiện nay, nhiều người lại không có khái niệm này. Hiến pháp là pháp tắc căn bản của quốc gia, nó là nguyên tắc chế định pháp luật, nếu pháp luật khác vi hiến, thì pháp luật ấy vô hiệu. Đây là mối quan hệ giữa ‘Thượng vị pháp’ (上為法: pháp ở trên) và ‘Hạ vị pháp’ (下為法: pháp ở dưới). Hiến pháp là ‘Thượng vị pháp’, những cái khác là ‘Hạ vị pháp’.
Nhưng đồng thời toàn bộ thể hệ pháp luật từ hiến pháp này là do người chế định, nên gọi là ‘Nhân định pháp’ (人定法). Nếu so sánh với ‘Tự nhiên pháp’ (mang tinh thần Công bình Chính nghĩa), thì ‘Nhân định pháp’ này lại thuộc về ‘Hạ vị pháp’. Nghĩa là pháp luật của ai đó rốt cuộc có phải là ‘ác pháp’, thì chúng ta phải xem nó có vi phạm với Công bình Chính nghĩa hay không. Điều này cũng không khó đánh giá.
Nếu chính phủ bức hại người dân, thì không nên tồn tại
Người dẫn Kim Nhiên nhìn nhận những điều Giáo sư Chương vừa nói rất có đạo lý. Nhưng người dẫn Kim Nhiên vẫn muốn quay lại tầng diện ‘cánh tay không vặn được đùi’ để nói, ví như thời của Martin Luther King ở Mỹ hay Gandi ở Ấn Độ đều là hành vi kháng nghị phi bạo lực, nhưng hoàn cảnh thời ấy là: chính phủ không phải là chuyên chế, ít nhất vẫn còn giảng pháp trị, hơn nữa truyền thông cởi mở, chính là biết người ta đang làm gì.
Nhưng ở Trung Quốc sẽ phát hiện rằng lực lượng kháng nghị và trấn áp căn bản không so sánh với nhau được. Người dẫn Kim Nhiên muốn hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này như thế nào.
Giáo sư Chương nhìn nhận, dưới tình huống mà người dẫn Kim Nhiên nói, chính phủ trấn áp người dân, thì chính phủ như thế không nên tồn tại. Nó vi phạm tinh thần pháp luật, coi pháp luật như công cụ của giai cấp thống trị để bức hại người dân. Người dân nộp thuế để nuôi chính phủ, nhưng ngày nào chính phủ cũng trấn áp người dân, cho nên chúng ta mới cho rằng chính phủ ấy đã mất đi giá trị tồn tại.
Tiếp theo, ‘cánh tay không vặn được đùi’ thì chúng ta sẽ từ từ phân biệt đâu là cánh tay, đâu là đùi. Loại so sánh này không phải là một trạng thái tĩnh, mà là một quá trình thay đổi động. Trên thực tế dân tâm/dân ý mới là lực lượng thay đổi những nhân tố sở tại. Trong quá khứ, Hoàng đế biết rằng: ‘Nước có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền’, chính phủ là thuyền, lão bách tính là nước. Chúng ta thêm một người biết sự thật, thêm một người kháng nghị, thì chênh lệch lực lượng sẽ xảy phát sinh thay đổi.
Cho nên trong quá khứ có câu, đúng hay sai chúng ta chưa thảo luận, nhưng nó giảng một vấn đề đó là: ‘Người dân như thế nào thì chính phủ như thế nấy’. Chính vì người dân không có ý thức phản kháng mới tạo thành ‘cơ chế bức hại người dân’ có thể tiếp tục như vậy.
Hơn nữa chúng ta biết rằng, hễ cơ chế như thế còn tồn tại, nay bức hại nhóm người này, thì ngày mai nó có thể dùng cơ chế đồng dạng để bức hại một nhóm người khác. Giống như những thủ đoạn mà ĐCSTQ đối xử với công nhân bị sa thải, nông dân mất đất, những người khiếu nại… Đó không phải thủ đoạn vừa mới phát minh, mà là những thủ đoạn khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, sau đó bê nguyên áp lên một nhóm người khác.
Do đó nếu chúng ta không thay đổi cơ chế chính phủ trấn áp người dân, thì mỗi người đều không được an toàn.
ĐCSTQ muốn quản hết thảy…
Cô Phương Phi thấy rằng, nhiều người cảm thấy ‘cuộc sống của tôi rất tốt, tôi cũng không chọc ghẹo gì ĐCSTQ, tôi không tin gì cả, cho nên tôi sẽ không gặp cảnh bị dỡ nhà (giống của công nhân bị sa thải)’, cho nên người ấy cho rằng sẽ tránh được bức hại.
Người dẫn Kim Nhiên chia sẻ thêm, đoạn thời gian trước có giết chó ở Bắc Kinh, cũng gọi là thu chó, tức là: trong nhà bạn chỉ cho phép nuôi 1 con chó, sau đó nếu chó dài hơn 35cm thì chó sẽ bị bắt đi. Người nuôi chó đến công viên động vật Bắc Kinh xin chữ ký, kết quả bị cảnh sát vũ trang vây lại bắt đi, điều này nghĩa là người nuôi chó cũng bị trấn áp.

Giáo sư Chương nói, kỳ thực chính phủ Trung Quốc đâu chỉ nói về việc nuôi chó. ĐCSTQ có một hiện tượng rất thú vị. Trong quá khứ có một người rất cuồng vọng họ sẽ nói ‘Trời là lão đại (anh cả), ta là lão nhị (anh hai)’, thì người ấy vẫn chưa tính là người cuồng vọng nhất, bởi vì họ còn thừa nhận Trời là lão đại, họ chỉ là lão nhị mà thôi.
Nhưng ĐCSTQ là ‘vô Thần luận’, cho nên nó quản Thiên quản Địa quản Nhân (quản Tam tài), còn quản cả tư tưởng con người. ĐCSTQ cho rằng nó là lão đại, cho nên cái gì nó cũng quản, không chỉ là việc luyện công ở công viên, nuôi chó… ngay cả dự báo thời tiết, ĐCSTQ cũng nói: ‘Nếu bạn nghiên cứu dự báo thời tiết chính là tiết lộ bí mật quốc gia’.
ĐCSTQ cũng không cho bạn nghiên cứu về dịch bệnh. Đây là lý do vì sao khi bệnh SARS xuất hiện, truyền thông Trung Quốc không báo, bởi vì chính phủ không cho báo, cuối cùng làm chết biết bao nhiêu người.
Do đó rất nhiều khi ‘chính phủ không cho thì đừng làm’ đã khiến chúng ta thành người bị hại.
Cô Phương Phi muốn hỏi, điều này là từ tâm thái của dân chúng mà giảng, người A khuyên người B rằng ‘việc chính phủ không cho thì đừng làm’, điều này không quan trọng với người A. Nhưng từ góc độ người B mà nhìn, thì việc đó là tín ngưỡng của người ấy, có thể dùng sinh mệnh để bảo vệ. Do đó ở đây là khác biệt về mặt tư duy.
Từ lời cô Phương Phi đã khiến người dẫn Kim Nhiên nhớ đến một trường cảnh. Có một người không thích chơi cờ vây lắm, anh ta nói với Nhiếp Vệ Bình (kỳ thủ cờ vây) rằng: ‘Hiện nay chính phủ cảm thấy, những thứ như cờ vây chơi một lát mất mấy tiếng, sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất. Hơn nữa mặt đối mặt trên bàn cờ là ‘anh lừa tôi dối’, tôi vây anh một quân, anh vây tôi một quân, cho nên phải cấm. Anh không được đánh cờ nữa, chính phủ nói rồi, không cho đánh cờ thì đừng đánh nữa’. Nhưng đối với Nhiếp Vệ Bình, thì có thể cờ vây là ý nghĩa tồn tại sinh mệnh của ông ta.
Giáo sư Chương nói đúng là như thế. Kỳ thực giống như cờ vây hay là nuôi chó, thì đây là truy cầu hoặc yêu thích của nhân sinh. Nhưng về phương diện ‘tín ngưỡng’ là truy cầu cảnh giới về sinh mệnh vĩnh hằng, điều này lại rất quan trọng đối với rất nhiều người, thậm chí còn quan trọng hơn cả sinh mệnh.
Ở đây, đầu tiên cũng là quan trọng nhất là vấn đề quyền lợi, ‘rốt cuộc tôi có quyền để làm những việc như thế hay không’. Kế đến là ‘vì sao người khác lại thay tôi quyết định điều gì quan trọng, điều gì không?’.
Giống như một người thất tình, đau không muốn sống, người khác nói với anh ta: ‘Ai da, có gì đâu, anh thất tình thì có thể kiếm người khác’. Bởi vì vì đây là việc không quan trọng với người khuyên, nhưng đối với người bị thất tình lại là việc rất quan trọng.
Do đó một người cho rằng việc này là đúng, không gây hại cho người khác, thì đây là vấn đề quyền lợi cá nhân, chính phủ không nên quản. Còn một phương diện khác đó là, ĐCSTQ rất thích ép người khác, nó đem cách nhìn của nó áp lên đầu người khác. Đây là phương thức theo văn hoá biến dị. Vì thế chúng ta không nên dùng tư duy văn hoá biến dị để áp cho người khác.
Cô Phương Phi nói vấn đề này rất thú vị, nhưng thời lượng của chương trình đã hết. Quý độc giả nhìn nhận như thế nào về vấn đề này, hãy bình luận ở phần bên dưới. Hẹn quý độc giả trong những bài viết tiếp theo.
Mạn Vũ
Chú thích:
(*) Link ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 24 trên nền tảng Youmaker.
(**) Ngoài bức ảnh chụp kết cấu Tam quyền phân lập, ảnh còn lại trong bài chụp từ ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 24.