Skousen đã bình luận rằng các nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ chứa đựng trí tuệ mà nhân loại đã tích lũy trong 5.000 năm trước và trí tuệ của 5.000 năm sau này…

Hoa Kỳ – đất nước của những người di cư khai hoang vùng đất khô cằn để tìm kiếm tự do.

Tại Hoa Kỳ, hệ tư tưởng lập quốc được hình thành trên nền tảng của các luật lệ và thể chế khác nhau, đồng thời đóng vai trò là đầu mối gắn kết các thành viên với những giá trị và xuất thân đa dạng.

Những người nhập cư trưởng thành thông qua giáo dục quyền công dân để con cái của họ được học lịch sử lập quốc và phát triển bản sắc người Mỹ đa sắc tộc.

Giáo dục lịch sử lập quốc là cơ hội học tập để tìm hiểu hệ tư tưởng lập quốc và cũng là quá trình tiếp thu những nét đặc trưng cơ bản của quốc gia.

Ở Hàn Quốc, trong lớp học lịch sử sẽ được học ‘Hoằng Ích Nhân Gian” – hệ tư tưởng lập quốc từ thời Cổ Triều Tiên. Mặc dù nó đã được đề xuất như một hệ tư tưởng giáo dục trong thời Chính phủ Quân sự Hoa Kỳ nhưng gần đây đã bị loại khỏi luật Giáo dục cơ bản do tính trừu tượng, nhưng rõ ràng nó là một thuật ngữ quen thuộc với nhiều người.

Hoằng Ích Nhân Gian có nghĩa là “cống hiến cho hồng phúc của nhân loại”, thường được nhắc lại với thế hệ hiện tại khi người Hàn Quốc có những cống hiến cho nhân loại và đóng vai trò lớn trong cộng đồng quốc tế. Đó là một ví dụ cho thấy rằng hệ tư tưởng (nguyên tắc) lập quốc của quốc gia được truyền tải qua nhiều thế hệ và truyền cảm hứng cho người dân của quốc gia đó, mặc dù có sự khác biệt về mức độ.

Tại Hoa Kỳ, những người thành lập Hoa Kỳ được gọi là những người cha lập quốc (founding fathers). Nếu nhìn vào lịch sử thành lập của Hoa Kỳ, có thể thấy rằng họ đã đổ rất nhiều tâm huyết trong việc tinh chỉnh và hoàn thiện các nguyên tắc thành lập. Một quốc gia với số niên đại lịch sử không dài, tính đến nay là 245 năm thành lập, nhưng lại nhảy vọt lên lên như một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới với nền tảng pháp lý và thể chế mạnh mẽ được đặt ra dựa trên nguyên tắc lập quốc

W. Cleon Skousen, tiến sĩ luật học trường đại học George Washington, người rất thông thạo các nguyên tắc về quyền tự do và hiến pháp, kinh tế, lịch sử của Hoa Kỳ, cũng là là tác giả kiêm diễn giả của cuốn sách bán chạy nhất  “The 5000 Year Leap – bước nhảy vọt 5000 năm” đã giúp độc giả hiểu dễ dàng và thú vị về nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ.

Cuốn sách “The 5000 Year Leap – bước nhảy vọt 5000 năm”.

Cuốn sách với phụ đề đầu tiên “ý tưởng vĩ đại của 28 điều thay đổi thế giới” đã được điều chỉnh thành “kỳ tích thay đổi thế giới” trong cuốn tái bản. “Ý tưởng vĩ đại của 28 điều” ở đây chính là 28 nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ. Như ý nghĩa của tiêu đề “Bước nhảy vọt 5000 năm”. Skousen đã bình luận rằng các nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ chứa đựng trí tuệ mà nhân loại đã tích lũy trong 5.000 năm trước và trí tuệ của 5.000 năm sau này.

Động lực khiến Skousen viết cuốn sách này bắt nguồn từ sự quan tâm đến hiến pháp vào thời còn học đại học nhưng chưa có một tài liệu hệ thống rõ ràng nào. Ông đã hỏi giáo sư phương pháp nghiên cứu hiến pháp và tư tưởng lập quốc của những người cha sáng lập ra nước Mỹ. Giáo sư đã khuyên ông nên đọc cuốn “Hiến Pháp học”. Nhưng quả thật không dễ dàng để hạ quyết tâm đọc một cuốn sách dày đến mức có thể làm gối đầu giường.

Cuối cùng, mặc dù đã trở thành một chuyên gia về nghiên cứu Hiến pháp học, và cho đến cả khi chuẩn bị đạt được học vị tiến sĩ nhưng ông vẫn chưa thể tìm thấy một cuốn sách nào có thể giải thích rõ ràng về tư tưởng lập quốc của Hoa Kỳ.

Như độ dày của cuốn sách cũng như sức nặng của cánh cửa nhập môn tư tưởng lập quốc Hoa Kỳ, không ai có thể dễ dàng mở cánh cửa này ra, vậy nên ông đã quyết định tự mình tiên phong hệ thống và viết lại cuốn sách này, đẩy cánh cửa nhập môn để dẫn dắt mọi người.

Cuối cùng vào năm 1981, ấn bản “Bước nhảy vọt 5000 năm” đầu tiên đã được xuất bản và trở thành 1 trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông. Skousen qua đời vào năm 2006 ở tuổi 93 nhưng con trai ông, giáo sư Paul Skousen, cũng là một học giả về hiến pháp đã tiếp nối con đường của cha mình, hệ thống hoá và biên soạn và tiếp thêm sức sống cho cuốn sách, khiến nó nhận được thêm sự mến mộ từ độc giả.

Cuốn sách này giải thích rằng sự thành lập của Hoa Kỳ không xảy ra một cách tình cờ, mà  là theo một ‘công thức’ hay ‘bí mật’ đến từ sự tập hợp có hệ thống. Đây có lẽ là điều mà những người đọc cuốn sách này không ngờ tới.

Trước khi Hiến pháp Hoa Kỳ được ban hành, tức là khi Chiến tranh giành Độc lập vừa kết thúc, đất đai trống rỗng và chỉ có những núi nợ nần. Ngoài ra, suy thoái kinh tế đi kèm với lạm phát cao, đồng đô la không có giá trị, và bạo loạn tiếp tục diễn ra khắp nơi.

Có thể nói rằng nước Mỹ vào thời điểm đó thật u ám. Tuy nhiên, chỉ hai năm sau khi Hiến pháp được thông qua và theo đó hoạt động của chính phủ liên bang được thiết kế, Hoa Kỳ đã thoát khỏi khó khăn và tất cả các ngành công nghiệp đều hồi sinh. Ngoài ra, sự tin tưởng của công chúng đối với chính phủ non trẻ rất cao. Washington, tổng thống đầu tiên của đất nước, cho biết: “mức độ tín nhiệm của chính phủ so với 3 năm trước là điều không thể tưởng tượng được”.

Trong con mắt của những người cha lập quốc, Hiến pháp Hoa Kỳ được hình thành dưới sự giúp đỡ của “Thần”; vẫn chưa có ai làm sáng tỏ cụ thể sự bí ẩn này.

Nguồn gốc của tư tưởng kiến quốc nằm rải rác trong các cuốn sách riêng lẻ của một số người theo chủ nghĩa Liên bang, một số luận thuyết và trong những bức thư trao đổi giữa họ. Vì vậy, không ai có thể dễ dàng nắm bắt được những điều này. Nhưng điều đáng mừng là Hiến pháp đã được ra đời với một hệ thống tư tưởng rất rõ ràng, chính là để người Mỹ hiểu về Hiến pháp qua nhiều thế hệ. Vì vậy mà hơn 100 năm sau khi Hiến pháp ra đời, việc giáo dục về Hiến pháp đã được truyền lại một cách bài bản, chính xác.

Nhưng khi cuộc Đại suy thoái xảy ra ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, một số người Mỹ cho rằng “Hiến pháp do nông dân lập” dường như quá lạc hậu và cần được điều chỉnh lại. Kết quả là, họ bắt đầu bỏ bê truyền thống giáo dục hiến pháp. Nhóm dân biểu được bầu vào thời điểm đó không hiểu Hiến pháp là gì, và toàn bộ hệ thống của nó là gì.

Các thành viên của Quốc hội do Hoa Kỳ bầu ra là những người cai trị đất nước. Họ nên thuộc nằm lòng Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhưng vì niên đại quá xa xưa, sách hiến pháp quá dày quá nặng, cộng thêm sự nghi ngờ đối với hiến pháp, vì vậy, Hoa Kỳ đã trôi đi khỏi định hướng của Hiến pháp kể từ đó.

Theo lời của Giáo sư Paul Skousen, con tàu khổng lồ này của Mỹ có thể đã đi rất lâu. Trải qua mọi sóng gió bão bùng, nhưng chiếc neo của con tàu đã bị rơi, và nó bắt đầu loạn trôi, khi một cơn bão đánh tới thì nó liền trôi đến chỗ này, khi cơn bão khác ập đến thì trôi đến chỗ kia.

Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ đã ly khai quá xa so với tư tưởng của những người cha lập quốc vào thời điểm đó. Một trong những lý do đó là: Chưa bao giờ có một “cuốn sách bản ngữ” nào kể câu chuyện về hiến pháp một cách đơn giản và rõ ràng.

Có một câu nói rằng “hãy quay lại điểm ban đầu khi bạn đi vào một con đường cụt”. Trong tương lai, loạt bài này của chúng tôi sẽ phân tích các nguyên tắc và nền tảng tư tưởng trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Trong cuộc khủng hoảng thời đại, khi mà các giá trị đang dần bị đảo lộn, có hay chăng nên gạn đục khơi trong, quay trở lại điểm xuất phát và cùng chúng tôi xem xét các nguyên tắc lập quốc đã duy trì Hoa Kỳ trở thành cường quốc gia đa dạng và phát triền hùng mạnh.

(Còn tiếp…)