Mục lục bài viết
Lời toà soạn: Hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, lượng thông tin quá nhiều nhưng không chắc trong đó là thông tin chân thật, thậm chí có những kiến giải lệch lạc, đảo loạn logic. Loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ này mong muốn đưa ra một loạt ví dụ thực tế, để quý độc giả có được cái nhìn chân thực, thấy được tư duy chính thường, từ đó có được quyết định đúng đắn trong tương lai.
Khi xem những phát biểu của các Phát ngôn viên Bộ ngoại giao ĐCSTQ, thường có cảnh phóng viên nước ngoài hỏi về vấn đề nhân quyền hoặc về việc hàng năm Mỹ xuất bản Sách trắng Nhân quyền Trung Quốc, thì những người phát ngôn này cho rằng đây là ‘can thiệp nội chính Trung Quốc’.
Trước Lục Tứ 1989, ĐCSTQ có những chính sách như ‘Giải phóng Á, Phi, Mỹ La-tinh’, ‘giải phóng 2/3 người chịu khổ trên toàn thế giới’, trên thực tế là lật đổ chính quyền quốc gia sở tại. Vậy thì đây có phải là ĐCSTQ đang ‘can thiệp nội chính’ của các nước khác hay không? Và nhìn nhận vấn đề ‘can thiệp nội chính’ như thế nào?
- Loạt bài Mạn đàm văn hoá biến dị
Trường cảnh
Sau khi cô Phương Phi, người dẫn Kim Nhiên chào hỏi Giáo sư Chương, thì mọi người bắt đầu xem trường cảnh. Trường cảnh này mô tả một cuộc họp của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. Trong đó:
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ĐCSTQ nói:
Năm nay Hoa Kỳ đã công bố ‘Sách trắng về tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc’. Dưới sự kích động của một số nghị sĩ có ý đồ, Hạ viện Mỹ đã thông qua đạo luật để khiển trách tình trạng nhân quyền của Trung Quốc, khuấy động thị phi.
Về việc này, chúng tôi (phía Trung Quốc) vô cùng phản đối, bởi vì đây là can thiệp ‘thô bạo’ đối với nội chính Trung Quốc.
Tiếp theo ai có ý kiến gì không? (Ký giả giơ tay) Mời cô này.
Ký giả hỏi:
Thưa ngài Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, phía Trung Quốc sau đó cũng công bố ‘Sách trắng về tình trạng nhân quyền của nước Mỹ’ chứ? Xin hỏi nước Mỹ có kháng nghị vì ‘chính phủ Trung Quốc vì đã can thiệp nội chính Hoa Kỳ’ hay không?
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ĐCSTQ nói:
Chúng tôi hoan nghênh các chủng các dạng ý kiến khác nhau, nhưng, tôi nhắc nhở mọi người (chỉ phía Mỹ): Nên công bố gì, và không nên công bố gì. Bởi vì đây hoàn toàn là nội chính của Trung Quốc chúng tôi, người khác không có quyền can thiệp. Cảm ơn mọi người.
Nguồn gốc cụm từ ‘can thiệp nội chính’
Cô Phương Phi nói, trường cảnh mà chúng ta vừa xem nói về vấn đề can thiệp nội chính, cô đã hỏi Giáo sư Chương Thiên Lượng rằng: Đối với những người không quen thuộc (với chính trị), Giáo sư Chương có thể nói về những phương diện nào mà ‘ĐCSTQ cho rằng đó là can thiệp nội chính’?
Giáo sư Chương nói, điển hình nhất là mỗi năm Hoa Kỳ sẽ xuất bản một Sách Trắng về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, có lúc quốc hội Mỹ cũng có bình luận về vấn đề ở Tây Tạng. Dưới tình huống như vậy phía Trung Quốc thông thường sẽ cho đây là tiêu chuẩn can thiệp nội chính.
Người dẫn Kim Nhiên thấy rằng, từ cụm ‘can thiệp nội chính’ mà nói thì có vẻ như không tốt, kiểu như ‘việc của gia đình tôi vì sao bạn muốn can thiệp’. Người dẫn Kim Nhiên hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận cụm từ này như thế nào.
Giáo sư Chương nói rằng, cụm từ ‘can thiệp nội chính’ trên thực tế là bắt đầu xuất hiện từ sau sự kiện Lục Tứ 1989, trước đó ĐCSTQ thông thường không đề cập đến vấn đề can thiệp nội chính. Giáo sư Chương sẽ từ hai tầng diện để giảng.
- Tầng diện thứ nhất nói về ‘việc can thiệp nội chính quốc gia của ĐCSTQ trước đây’ với ‘can thiệp nội chính quốc gia của ĐCSTQ bây giờ’.
- Tầng diện thứ hai là (giống như người dẫn Kim Nhiên vừa nói lúc nãy) ‘vì sao bạn nhúng tay vô sự việc của tôi’.
ĐCSTQ giúp Khmer Đỏ giành chính quyền Campuchia: triệt để can thiệp nội chính quốc gia khác
Đầu tiên Giáo sư Chương nói, trước năm 1989 (đặc biệt trước năm 1979), thì rất nhiều người đã nghe qua những chính sách của ĐCSTQ như ‘Giải phóng Á, Phi, Mỹ La-tinh’, ‘Giải phóng 2/3 những người chịu thống khổ trên toàn thế giới’. Đây là cách làm ‘can thiệp nội chính nước khác’ vô cùng điển hình của ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ không gọi bằng những danh từ như thế, mà gọi là ‘xuất khẩu cách mạng’, trên thực tế chính là ‘lật đổ chính phủ quốc gia khác’.
Sau khi ĐCSTQ giành được chính quyền năm 1949, nó đã kiến lập Doanh trại Bồi dưỡng Huấn luyện Đội du kích. Khi đó toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á, gồm cả các quốc gia ở Nam Mỹ và châu Phi, đều nhận được sự huấn luyện của Đội du kích này. Hết thảy những bộ lý luận của Mao Trạch Đông như ‘nông thôn bao vây thành thị’, ‘vũ trang tranh đoạt chính quyền’, ‘chiến thuật du kích’ đều là những thứ ĐCSTQ huấn luyện.
Do đó chúng ta thấy rất nhiều ĐCS (một loại đảng phái trong đa đảng) của các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Miến Điện (Myanmar), Malaysia, Thái đều do ĐCSTQ huấn luyện. Hơn nữa rất nhiều quốc gia lấy Chủ nghĩa Mao làm tôn chỉ, ở Nam Mỹ gọi đó là ‘Quang minh đạo lộ’ (con đường quang minh), còn Peru gọi đó là ‘Quang huy đạo lộ’ (Con đường quang huy/huy hoàng). Người lãnh đạo Manuel Ruben Abimael Guzman của ĐCS Peru chính là được bồi dưỡng huấn luyện một cách có hệ thống ở Trung Quốc. Còn có ĐCS Mexico, cũng đều do ĐCSTQ bồi dưỡng mà ra.

Cô Phương Phi hỏi Giáo sư Chương có thể đưa ra ví dụ cụ thể về xuất khẩu cách mạng hay không, Giáo sư Chương chia sẻ rằng: Theo truyền thống, Campuchia không phải là nơi thích hợp để sản sinh tổ chức cấp tiến đầy máu tanh, bởi vì Campuchia là quốc gia Phật giáo. ĐCS Campuchia là do ĐCSTQ nuôi cấy, lãnh đạo tối cao của ĐCS Campuchia là Pol Pot chính là được huấn luyện một cách có hệ thống bởi Đội du kích ở Trung Quốc vào năm 1957.
Trước khi ĐCS Campuchia giành chính quyền, Pol Pot đã có mấy lần đến Bắc Kinh ‘triều bái’ và nói chuyện với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Trương Xuân Kiều. Trong quá trình ĐCS Campuchia cướp chính quyền, thì nhân viên, vật tư, vũ khí đều do ĐCSTQ cung cấp. Dưới sự ủng hộ của ĐCSTQ, ĐCS Campuchia đã tiến công như chẻ tre, từ một tiểu đội du kích nhỏ trong rừng, đã trở thành đội quân lớn mạnh, hơn nữa đã tấn tốc đoạt được chính quyền Phnôm-pênh.
Sau khi đoạt được chính quyền, Pol Pot đã kiến lập Chính quyền Dân chủ Campuchia, quốc tế gọi đây là ‘Hồng sắc Cao Miên’ (紅色高棉: Khmer Đỏ). Sau khi Khmer Đỏ cướp được chính quyền, thì người thảo bộ hiến pháp đầu tiên của Campuchia là Trương Xuân Kiều. Do đó chúng ta thấy chính phủ của Campuchia là bị ĐCSTQ lật đổ, sau đó ĐCSTQ còn thảo bộ hiến pháp cho Campuchia. Đây là cách làm ‘triệt để can thiệp vào nội chính của quốc gia khác’.
Hoa kiều ở Campuchia bị sát hại, ĐCSTQ ‘nhìn như không thấy’
Loại can thiệp nội chính này đã đem đến tổn thất vô cùng thê thảm cho Hoa kiều đương địa (Hoa kiều ở Campuchia). Người dẫn Kim Nhiên đã nhờ Giáo sư Chương nói rõ hơn.
Giáo sư Chương đã nói thêm rằng, thông thường mà giảng, người Hoa rất thông minh và chăm chỉ, làm việc rất có đầu óc, làm kinh doanh rất tốt. Do đó thông thường mà nói, thì điều kiện sinh hoạt và tài phú của người Hoa tương đối tốt.
Sau khi ĐCS Campuchia đoạt được chính quyền, tổ chức này đã tiêu diệt giai cấp có tài sản, Hoa kiều ở Campuchia chính là đối tượng bị tiêu diệt. Toàn bộ quốc gia Campuchia có 8 triệu nhân khẩu, thì đã có 2 triệu người bị Pol Pot giết chết, trong đó có 40 vạn (gần nửa triệu) người Hoa. Khi những Hoa kiều này cầu cứu ở Đại sứ quán Trung Quốc, thì Đại sứ quán ‘nhìn như không thấy’. Do đó chúng ta thấy rằng: ĐCSTQ giúp Khmer Đỏ lật đổ chính quyền quốc gia, đồng thời đã khiến 40 vạn người Hoa mất mệnh.
ĐCSTQ giúp đỡ Khmer Đỏ giành chính quyền, cho nên ĐCSTQ ngăn chặn việc Hoa kiều bị giết là điều hết sức dễ dàng, tổ chức này có năng lực để khắc chế Khmer Đỏ. Bạn bè người thân của Thân vương Sihanouk sau khi bị Khmer Đỏ bắt đi, thì Chu Ân Lai đến nói một câu thì họ đã thả người. Nhưng đối với người Hoa, thì Đại sứ quán Trung Quốc nói rằng: ‘Đây là sự việc của Campuchia, chúng tôi (ĐCSTQ) không muốn quản’.
Dưới tình huống Hoa kiều lâm nạn như vậy, họ cần sự giúp đỡ của người cùng tộc, nhưng ĐCSTQ ‘nhìn như không thấy’, ĐCSTQ nói rằng: ‘Các người (Hoa kiều) đã gia nhập vào quốc tịch Campuchia rồi’.
ĐCSTQ triệt để can thiệp nội chính của Hoa Kỳ và Campuchia
Chi phối chính quyền Clinton
Cô Phương Phi muốn Giáo sư Chương chia sẻ thêm về tình huống của ĐCSTQ sau năm 1979. Giáo sư Chương nói rằng, trong giai đoạn từ năm 1979 đến 1989 là ĐCSTQ cải cách mở cửa, tổ chức này đã có những điều chỉnh đối với chính sách ngoại giao, nhưng tình huống cụ thể thì tư liệu lịch sử xác thực khá ít. Nhưng sau năm 1989, toàn bộ bố cục của thế giới đã phát sinh rất nhiều thay đổi.
Sau sự kiện Lục Tứ 1989, ĐCSTQ nhận phải sự bao vây của xã hội phương tây. Tiếp đó là ‘Liên Xô giải thể, Đông Âu cự biến’, Tường Berlin sụp đổ, các quốc gia ĐCS Đông Âu sụp đổ như hiệu ứng Domino. Lúc này ĐCSTQ đang ở một trạng thái ‘thân lo chưa xong’, chính là đang ở thế ‘phòng thủ’, chứ không phải ‘tấn công’ (xuất khẩu cách mạng) như trong quá khứ. Đây là điều chỉnh rất lớn của ĐCSTQ.

Lúc này ĐCSTQ lấy ‘can thiệp nội chính’ để làm vũ khí phòng thủ. Đương nhiên trên thực tế ĐCSTQ vẫn còn không ngừng can thiệp nội chính quốc gia khác, chỉ là ở dưới dạng ẩn nấp.
Giáo sư Chương đưa ra ví dụ điển hình nhất là vụ bê bối tài trợ chính trị vào năm 1996, lúc ấy đúng vào lúc bầu cử chính quyền Clinton, và tờ Los Angles hay Washington Post có đưa tin về sự việc này.
Năm ấy đã bắt một người tên là Chung Dục Hãn, người này đã quyên góp cho Đảng Dân chủ (chính quyền Clinton) 360 nghìn đô-la Mỹ (khoảng 8 tỷ đồng). Chung Dục Hãn đã nói rằng: ‘360 nghìn đô, thì trong có 35 nghìn đô là do Lưu Siêu Anh đưa cho’. Lưu Siêu Anh là con gái của Lưu Hoa Thanh, mà Lưu Hoa Thanh lại là Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương của ĐCSTQ. Người của ĐCSTQ đã dựa vào tài trợ chính trị để chi phối chính phủ Clinton trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Đây là triệt để can thiệp vào nội chính của nước khác.
Ngăn cản Campuchia xét xử lãnh đạo Khmer Đỏ
Khmer Đỏ đã giết 2 triệu người Campuchia (có cả người Hoa), khoảng 1/4 dân số, hầu như gia đình nào cũng có người bị giết. Sau khi Khmer Đỏ hạ đài, người Campuchia rất muốn xét xử những lãnh đạo Khmer Đỏ, lúc đó Pol Pot bệnh chết, nhưng còn có Ieng Sary và một số lãnh đạo còn sống khác. Nhưng khi Campuchia muốn xét xử những lãnh đạo Khmer Đỏ này, ĐCSTQ luôn tìm cách ngăn trở. Theo đạo lý, thì việc Campuchia xét xử lãnh đạo Khmer Đỏ (cũng là người Campuchia) là công việc nội bộ, nhưng ĐCSTQ vẫn luôn ngăn trở việc đó. Đây là ví dụ rất điển hình mà ĐCSTQ can thiệp nội chính của quốc gia khác.
Vấn đề ‘nội chính’ Trung Quốc ‘can thiệp’ đến nước khác
Người dẫn Kim Nhiên thắc mắc rằng, điều Giáo sư Chương nói vừa rồi là việc ĐCSTQ can thiệp nội chính của quốc gia khác. Quay ngược vấn đề lại, thì ĐCSTQ tự nói rằng ‘người khác can thiệp nội chính’, rốt cuộc đây là việc như thế nào. Cô Phương Phi cũng hỏi ‘như thế nào mới tính là can thiệp nội chính’.
Giáo sư Chương nói rằng, kỳ thực nhiều lúc chúng ta có một chỗ hiểu lầm đó là: ‘Giữa nội chính và ngoại giao là một giới tuyến rất rõ ràng’. Nhưng Giáo sư Chương nhìn nhận tình huống thực tế lại không như vậy.
Người viết cuốn ‘Chiến tranh luận’ (戰爭輪: bàn luận về chiến tranh, On War) rất nổi tiếng tên là Claussewitz, ông từng giảng câu như thế này: ‘Ngoại giao là sự tiếp diễn của nội chính’, tức là giữa ngoại giao và nội chính chặt chẽ đến mức không thể phân khai. Có lúc bạn cho rằng đây là vấn đề nội chính, ví dụ ở đây bạn xây một đập thủy điện ở trong quốc gia của mình, đây là vấn đề nội chính. Nhưng trên thực tế nó có thể đã biến thành một vấn đề ngoại giao.
Ví như ĐCSTQ xây một đập thuỷ điện trên sông Nộ Giang, thì có thể vùng hạ lưu của Miến Điện sẽ bị ảnh hưởng. Nếu ĐCSTQ xây một đập thủy điện trên sông Lan Thương Giang (Lan Thương Giang sau khi chảy vào Trung Quốc gọi là sông Mê Kông), thì hạ lưu của Việt Nam và Campuchia sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này ĐCSTQ không thể nói ‘việc tôi xây con đập này là vấn đề nội chính của tôi’. Vấn đề môi trường cũng có điểm tương tự như thế.
Người dẫn Kim Nhiên đã xem một bài báo nói rằng: Bão cát của Trung Quốc đại lục đã thông qua luồng không khí mà thổi đến bờ Tây nước Mỹ. Giáo sư Chương nói, đúng là như thế, và bản thân mình cũng đã xem bài báo này. Giáo sư Chương nói thêm, kỳ thực bão cát không chỉ thổi đến nước Mỹ, mà các nước ở gần Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng. Lúc này ĐCSTQ không thể nói: ‘Việc tôi phá hoại môi trường là vấn đề nội chính của tôi’.
Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, vấn đề nhân quyền cũng như thế. Có lúc nhiều người cho rằng ‘vấn đề nhân quyền là vấn đề nội chính của tôi’, nhưng thực tế không phải như vậy.
Lấy ví dụ, năm ngoái (2005) nước Mỹ đã tiếp nhận khoảng 13500 người di dân chính trị, tức người tị nạn chính trị từ các quốc gia khác nhau. Trong đó có khoảng 5000 người Hoa. Vì sao 5000 người Hoa này đến nước Mỹ tị nạn chính trị? Bởi vì ĐCSTQ bức hại nhân quyền. Chúng ta nghĩ xem, điều này không ảnh hưởng đến nước Mỹ hay sao?
Bất cứ ai sau khi được phê chuẩn tị nạn chính trị, chính phủ Mỹ phải cấp cho họ mấy tháng bổ trợ sinh hoạt, giúp người đó thuê nhà, giáo dục con cái, còn cấp cho người ấy bảo hiểm sức khoẻ, thậm chí dạy ngôn ngữ bản địa (tiếng Anh), giúp họ tìm việc làm… Đây đều do chính phủ Mỹ gánh vác, cũng có thể nói là ‘chủ nghĩa nhân đạo’. Lúc này ĐCSTQ không thể nói ‘bức hại chính trị ở Trung Quốc không liên quan đến Mỹ Quốc’.
Đại đồ sát ở Rwanda, các nước có liên quan hay không?
Cô Phương Phi cho rằng, ngoài việc ĐCSTQ gây gánh nặng cho nước khác, thì việc bức hại nhân quyền không phải là vấn đề nội chính. Bởi vì cô lấy một ví dụ thông thường như thế này: Người chồng đóng cửa đánh vợ, ở Mỹ hay nước ngoài coi đó là bạo lực gia đình, là vi phạm pháp luật. Người chồng sẽ bị pháp luật xử lý. Cho nên người chồng không thể nói ‘đây là việc của gia đình tôi’.
Giáo sư Chương cũng cho như thế. Kỳ thực vấn đề nhân quyền còn có một bộ luật quốc tế rất quan trọng, đó là Quy ước Rome về Toà án Hình sự Quốc tế. Quy ước Rome quy định rằng: ‘Ở bất cứ quốc gia nào nếu xảy ra đồ sát chủng tộc, hoặc những tội ác phản nhân loại, thì đây là phạm tội nghiêm trọng’. Nếu luật pháp quốc tế nhìn nhận là phạm tội nghiêm trọng, thì bất kỳ quốc gia nào đều phải có nghĩa vụ đứng lên ngăn chặn tội ác đó.
Giáo sư Chương lấy một ví dụ, vào năm 1994 đã xảy ra đồ sát chủng tộc quy mô lớn ở Rwanda (đọc là Ru-an-đa), chính là do thù hận chủng tộc kéo dài từ trước đến nay, người Hutu đồ sát người Tutsi. Bộ phim ‘Khách sạn Rwanda’ quay năm 2005 rồi sau đó đạt giải là nói về sự kiện này.
Khi đó người Hutu đồ sát người Tutsi, vốn dĩ Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc đồn trú tại đây, nhưng lực lượng này không những không can thiệp việc đồ sát, trái lại những người da trắng trong Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc toàn bộ rút đi. Điều này tạo thành một cuộc đại đồ sát kéo dài 100 ngày, khiến 100 vạn người (1 triệu người) tử vong, mỗi ngày chết 1 vạn người, máu chảy thành sông, vô cùng đáng sợ.

Năm 1994 là thời kỳ chính phủ Clinton, đến năm 1998, Clinton còn phải xin lỗi về sự việc đó, bởi vì nước Mỹ đã không can thiệp. Việc thù hận dẫn đến đồ sát ở Rwanda là một vấn đề nội chính, nhưng chúng ta rất khó để nói rằng ‘đây là vấn đề nội chính’, bởi vì trên thực tế đây là tai nạn nhân đạo, cho nên mọi người phải có nghĩa vụ tiến hành cứu trợ.
Hơn nữa, chiểu theo Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới ký vào năm 1948, trong đó từng đề cập đến vấn đề này đó là: ‘Nhân quyền là giá trị phổ quát, không chịu nhận bất cứ hạn chế nào về chủ quyền hay địa lý’. Trung Quốc cũng là quốc gia đã ký Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới, tức là đã thừa nhận rằng ‘nhân quyền là giá trị phổ quát’. Vậy thì khi ĐCSTQ bức hại nhân quyền, thì nước khác có quyền chỉ ra.
Vì sao người Trung Quốc đồng ý với cách nói ‘can thiệp nội chính’?
Cô Phương Phi nói rằng, những điều ở trên (Tuyên ngôn Nhân quyền) không có gì là quá cao thâm, mọi người rất dễ minh bạch. Nhưng cô thấy rằng, có một bộ phận rất đồng ý với cách nói về ‘can thiệp nội chính’. Người dẫn Kim Nhiên nói thêm, giống như việc Sách trắng Nhân quyền, vốn dĩ nước Mỹ đứng về phía lão bách tính Trung Quốc để chỉ ra việc ĐCSTQ bức hại nhân quyền, nhưng người dân Trung Quốc lại chỉ trích nước Mỹ rằng ‘bạn không được can thiệp vấn đề nội chính của tôi’, cảm giác như không trân trọng những gì Mỹ làm.
Giáo sư Chương nhìn nhận, ở đây có hai nguyên nhân rất quan trọng.
Một là người dân Trung Quốc căn bản không biết trong Sách trắng Nhân quyền viết gì, những điều họ thấy đều là báo cáo của Tân Hoa Xã như ‘nước Mỹ lại can thiệp nội chính của Trung Quốc rồi’, còn trong Sách trắng viết gì thì người dân Trung Quốc không biết rõ.
Hơn nữa, người dân Trung Quốc xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân để nhìn nhận. Bởi vì ĐCSTQ bức hại từng nhóm từng, khi chưa bị bức hại, họ không rõ về bức hại, kênh truyền thông ở Trung Quốc đại lục cũng không báo cáo. Cho nên dưới tình huống như vậy, họ cho rằng nước Mỹ đang can thiệp vào nội chính của Trung Quốc.
Thêm nữa là, Trung Quốc có quan niệm gia tộc như ‘đây là sự việc nội bộ của gia đình chúng tôi’, cho nên khi người khác nói họ, họ sẽ nghĩ rằng ‘việc nội bộ của gia đình chúng tôi, vì sao bạn lại muốn quản’. Đây là loại cảm giác bị tổn hại cái tâm tự tôn.
Lúc này cô Phương Phi phát hiện, ĐCSTQ có lúc không cho bạn xem sự thật, còn giáo viên có thể khuấy động cảm xúc tự tôn dân tộc này kiểu như ‘bạn dựa vào điều gì để nhúng tay vào’, mà loại cảm giác này sẽ khiến người ta rất khó nhìn nhận vấn đề một cách lý tính.
Giáo sư Chương cũng đồng ý như vậy. Giáo sư Chương nói thêm, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc còn có câu ‘nghe lỗi vui’, bởi vì đây là cơ hội rất tốt để bạn làm tốt hơn, cải chính/đề cao và hoàn thiện bản thân. Đây mới là phương pháp trong văn hoá truyền thống, nhưng hiện nay đã bị ĐCSTQ che đậy hoàn toàn.
Đến đây thời lượng chương trình đã hết, quý độc giả nhìn nhận như thế nào về vấn đề này, hãy bình luận ở phần bên dưới. Hẹn quý độc giả ở bài viết tiếp theo.
Mạn Vũ
Chú thích:
(*) Link ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 13 trên nền tảng Youmaker.
(**) Ảnh trong bài chụp từ ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 13.