Hồng Lâu Mộng là một trong tứ đại danh tác nổi tiếng của Trung Hoa và thế giới. Trong tác phẩm, Đại Ngọc là đóa phù dung sương gió điểm sầu, thanh lệ thoát tục, xinh đẹp mềm mại. Sau khi Lâm Đại Ngọc tới Gỉa phủ, Giả mẫu thấy người hầu của cô là Tuyến Nhạn  còn quá nhỏ liền ban tặng cho cô người hầu tên là Tử Quyên, sắp xếp người hầu kẻ hạ cũng giống như chị em Nghênh Xuân.

Trong Hồi thứ 3 có đoạn: “Đại Ngọc chỉ mang có hai người theo hầu: vú nuôi họ Vương và con bé mười tuổi tên là Tuyết Nhạn. Giả mẫu thấy Tuyết Nhạn bé quá, vú Vương già quá, sợ Đại Ngọc không vừa ý mới cho thêm một a hoàn hạng nhì của mình tên là Anh Ca, cũng như chị em Nghênh Xuân, trừ vú nuôi ra, mỗi người có bốn bà già giúp việc. Ngoài hai a hoàn theo hầu bên cạnh để trông nom trâm, vòng, tắm rửa, còn bốn, năm người quét dọn và sai vặt. Vú Vương cùng Anh Ca hầu Đại Ngọc phía trong buồng Bích Sạ Vú Lý nuôi Bảo Ngọc cùng a hoàn lớn là Tập Nhân hầu Bảo Ngọc ở bên ngoài”.

Ty nhiên, Giả mẫu chỉ ban tặng cho cô một người hầu là Đại Ngọc, còn những người hầu khác của cô là gio Cữu mẫu phu nhân an bài, sắp xếp. 

Điều bất ngờ hơn là, sau này bên cạnh cô Lâm ngoài hai người hầu cận là Tử Quyên và Tuyết Nhạn, còn có một nha hoàn khác tên là Xuân Tiêm.

Tử Quyên và Xuân Tiêm có thể coi là hai người hầu cận thân thiết nhất bên cạnh Đại Ngọc, Tuyết Nhạn ngược lại bị đẩy ra, một mình đơn độc.

Trong hồi thứ 29, khi đến lập đàn làm phép dâng lễ ở Thanh Hư quan, những người khác chỉ mang hai nha đầu, duy chỉ có Đại Ngọc mang theo ba người là: Tử Quyên, Xuân Tiêm và Tuyết Nhạn.

Xuân Tiêm là một người rất đặc biệt.

Tử Quyên là người hầu Giả mẫu ban tặng, vốn tên gọi Anh Ca. Cũng giống như đổi tên cho Tập Nhân, Đại Ngọc và Bảo Ngọc ý muốn của mình mà đổi tên cho Anh Ca thành Tử Quyên, hợp ý với người hầu Tuyết Nhạn.

Tuy nhiên Xuân Tiêm không đổi tên, khác hẳn với Tử Quyên và Tuyết Nhạn.

Theo như lời của cô Lâm không phải là không thể đổi, nguyên nhân bởi Xuân Tiêm là do Cữu mẫu phu nhân sắp xếp cho cô, vì muốn tôn trọng Cửu mẫu nên không muốn sửa tên cho cô.

Đương nhiên, cái tên “Xuân Tiêm” cũng không tầm thường, không thể loại trừ là do Đại Ngọc đặt cho.

Cái tên này dẫu sao cũng khác biệt với hai người hầu Tử Quyên và Tuyết Nhạn, nên cần phá lệ chú ý hơn một chút.

Nếu phân tích tỉ mỉ tên gọi ba nha đầu của Lâm Đại Ngọc, chúng ta có thể phát hiện thâm ý và ẩn dụ bên trong có liên quan mật thiết tới cuộc đời cô Lâm. 

Tử Quyên nghĩa là loài chim của mùa xuân, chim Đỗ Quyên kêu mang hàm ý là “Tử”, báo hiệu số mạng của Lâm Đại Ngọc sẽ thay đổi vào mùa Xuân. Có thể xác minh bằng sự mất tích của Hương Lăng vào tết Nguyên Tiêu.

Trong bài thơ Đào Hoa Hành (Bài hành hoa đào) của Lâm Đại Ngọc cũng mượn “Nhất thanh đỗ vũ xuân quy tận” ý nghĩa  là: “Tiếng quyên bỗng gọi xuân đi” để nói lên nơi quy về cuối cùng của cuộc đời mình. 

Tuyết Nhạn nghĩa là loại chim của mùa thu. Chim nhạn phương Bắc bay về phương Nam biểu hiện mùa thu đã qua mùa đông đã tới. Kết hợp với tên gọi Tử Quyên (chim đỗ quyên kêu vào mùa xuân) đã miêu tả tận cùng về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Tử Quyên đại biểu cho tận cùng của mùa xuân, đây là thời điểm số mệnh của Đại Ngọc có sự chuyện biến, “Tiếng quyên bỗng gọi xuân đi”.

Tuyết Nhạn đại biểu cho cuối mùa thu, là kết cuộc cho kiếp nhân sinh của cô Lâm “Trăng lạnh táng hồn hoa”.

Trong Quân Tiên nhã khán Hồng Lâu cho rằng, Lâm Đại Ngọc có thể cũng giống như Giả Thám Xuân hai chị em bị ép gả đi nước khác vào trước tết Thanh Minh, và chết vào đêm trung thu cùng năm. 

Lại nói về cái tên “Xuân Tiêm”, cái tên này rất dễ khiến người ta liên tưởng tới “Sợi dây diều giấy”. Dây diều là tượng trưng của mùa xuân. Thời cổ đại, từ “Thượng Tỵ tiết” ngày 3 tháng 3 âm lịch tưới tiết Thanh Minh có tục thả diều giấy. Nhà của Chân Sĩ Ẩn cũng bị ngọn lửa miếu Hồ Lô bên cạnh tiêu trụi vào ngày 3 tháng 3, hỏa hoạn cũng dẫn tới đại họa. Ngày sinh của Giả Thám Xuân vào ngày 3 tháng 3. Khi cô xuất giá cũng là sau tiết Thanh Minh, thời gian có sự thay đổi đều nổi bật đúng vào “mùa xuân”.

Chữ Tiêm “纤” trong tên gọi của người hầu tên Xuân Tiêm có mấy tầng ý nghĩa: 

Một là “sợi dây” thông suốt. Hai là “sự nhỏ bé, yếu ớt”. Ba là “Tiểu nhân”

Thứ nhất, chỉ sợi dây nối liền với con diều giấy. Thứ hai, ngầm ám chỉ Lâm Đại Ngọc bệnh tật, yếu ớt. Diều giấy một khi cắt đứt sẽ bay về phương xa, mang ẩn ý “Thích hợp ở nơi xa”.

Câu thơ “Du ti nhất đoạn hồn vô lực, mạc hướng đông phong oán biệt ly” trong bài thơ Phong Tranh của Giả Thám Xuân và câu “Giá dữ đông phong xuân bất quản, tùy nhĩ khứ, nhẫn yêm lưu” trong bài thơ “Liễu Nhữ Từ” của Lâm Đại Ngọc mang ý nghĩa gần giống nhau. 

Trong hồi 70, khi thả diều tại Tiêu Tương quán có đoạn: “Bấy giờ diều của Thám Xuân cũng đã mang đến. Thúy Mặc cùng mấy a hoàn đương thả ở trên sườn núi. Bảo Cầm sai a hoàn thả một cái diều con dơi. Bảo Thoa cũng cho thả một cái diều kết hình bảy con nhạn. Chỉ có cái diều mỹ nhân của Bảo Ngọc thả không lên được. Bảo Ngọc bảo bọn a hoàn không biết thả, tự mình ra thả một lúc lâu, diều chỉ lên cao bằng nóc nhà, rồi lại rơi xuống. Bảo Ngọc tức quá toát cả mồ hôi trán ra. Mọi người đều cười. Bảo Ngọc vứt ngay xuống đất trỏ vào cái diều, nói: Nếu mày không phải là diều mỹ nhân thì ta giậm một cái nát ra rồi”, trong hồi này cần chú ý hai điểm:

Thứ nhất, Diều mỹ nhân của Lâm Đại Ngọc bay lên trước tiên, diều mỹ nhân của Bảo Ngọc lại không bay lên nổi và không đuổi kịp, biểu hiện Lâm Đại Ngọc sẽ rời khỏi nhà họ Giả, duyên phận của Đại Ngọc và Bảo Ngọc đã tận.

Thứ hai, chiếc diều phượng hoàng của Giả Thám Xuân bị một chiếc diều phượng hoàng khác quấn lấy nghĩa là “Hữu phượng lai nghi”. “Thám Xuân đương định cắt dây cái diều phượng hoàng của mình, chợt nhìn thấy một cái diều phượng hoàng đang bay lên trời, liền nói:

– Không biết cái kia của ai?

Mọi người đều nói:

– Cô cứ cắt cái của cô đi, xem nó quấn lại với nhau thế nào?

Nói xong, thấy cái diều phượng hoàng này dần dần bay sát lại chập vào cái diều phượng hoàng đó. Mọi người đương định rút dây lại, thấy cái diều kia cũng rút dây. Hai cái đương quấn với nhau, lại thấy một cái diều thật to, có chữ “Hỷ” long lanh, có cả sáo vang lên như tiếng chuông trên lưng chừng trời, bay dần sát lại. Mọi người nói:

– Để cho cái này quấn vào, hãy hượm kéo về. Cả ba cái quấn vào nhau mới thích.

Quả nhiên cái diều chữ “Hỷ” quấn vào hai diều phượng hoàng. Ba cái cứ đảo tít mù, đều đứt cả dây rồi vù vù bay đi cả. Mọi người đứng xem vỗ tay cười:

– Thú thật! Không biết cái diều chữ “Hỷ” là của nhà ai, lại đâm ngay vào?”

 Cái diều phượng hoàng của Thám Xuân là sự kết hợp cả hai biểu tượng gắn với nàng: chim phượng và chiếc diều. Tác giả lại cho một chiếc diều lạ từ đâu bay tới, kèm thêm chữ “Hỷ,” ba diều cuốn vào nhau rồi bay đi biệt tăm, chính ngụ ý rằng Thám Xuân sẽ kết hôn với người phương xa, theo chồng đi mất. Đám cưới là đại hỷ, chim phượng (trống) và chim hoàng (mái) thì biểu tượng cho đôi lứa truyền thống, ví dụ như khúc Phượng Cầu Hoàng của Tư Mã Tương Như. Bi kịch của Thám Xuân cũng nhè nhẹ thôi, chỉ là phải xa gia đình, không được cốt nhục sum vầy.

Hai điểm này cho thấy việc Lâm Đại Ngọc là vương phi là chuyện bất ngờ rơi vào đầu nàng khiến nàng phải rời đi. Cũng có liên quan tới việc Vương Hy Phượng nói Giả Thám Xuân bị gả đi.

Hai chiếc diều chim phượng hoàng bị một chữ hỷ khác cuốn lấy, một chiếc cắt đứt và bay đi dự báo hai người con gái sẽ cùng bị gả đi. 

Nguồn gốc của việc trở thành Tiêu Tương phi tử của Lâm Đại Ngọc và vương phi của Thám Xuân cũng đều bắt nguồn từ tết mừng thọ Giả mẫu, khi Nam An thái phi nhìn thấy hai người, thực sự khiến người ta “mât ăn mất ngủ”.

Bức tranh của Thám Xuân “Hai người thả diều giấy, một người ở trong thuyền lớn có mái che khóc tỉ tê”, biểu hiện sau khi hai người con gái cùng bị gả đi, Đại Ngọc sẽ nhanh chóng bị chết, để lại Thám Xuân cô độc ở nước ngoài.

Manh mối chứng minh Lâm Đại Ngọc sẽ bị chết vào trung thu tháng 8.

Vì vậy, ý nghĩa  của người hầu tên Xuân Tiêm mang ý nghĩa là con diều giấy dễ dàng bị cắt đứt, một khi bị đứt chính là lúc Đại Ngọc phải rời đi. Còn ý nghĩa của người hầu tên Tử Quyên nghĩa là “Tiếng quyên bỗng gọi xuân đi”, tên gọi người hầu mang tên Tuyết Nhạn có nghĩa là “Trăng lạnh táng hồn hoa”, ý nghĩa tên gọi của ba người nha hoàn của Đại Ngọc hợp lại chính là dự báo kết cục cuộc đời của cô Lâm.

Ngoài ra, cũng không thể không lưu ý tới ý nghĩa chữ Tiêm “纤” mang hàm ý là tiểu nhân.

Xuân Tiêm là người hầu được Vương Phu Nhân sắp xếp cho Đại Ngọc. Đây là người rất giỏi về việc sắp đặt tai mắt, nghe ngóng mọi việc. 

Sau khi Giả Bảo Ngọc bị đánh, liền cử Tình Văn mang cho cô Lâm hai chiếc khăn tay cũ, là noi theo câu chuyện Hồng Nương tỏ tình của Tây Sương Ký, bày tỏ tâm ý của mình với Đại Ngọc.

Ai ngờ khi Tình Văn vào tới Tiêu Tương quán, đúng lúc gặp phải cảnh buổi tối Xuân Tiêm đang “Phơi khăn tay”.

Khăn tay chính là vật đính ước của Đại Ngọc và Bảo Ngọc, được cô lâm cất giấu bí mật. Xuân Tiêm lại mang nó ra “phơi”.

Tào Tuyết Cần cố ý viết như vậy, chính là ám chỉ người hầu mang tên này chính là “gián điệp”.

Chính có Xạ Nguyệt và Xuân Tiêm làm tai mắt gián điệp, mới khiến Vương phu nhân hiểu rõ chuyện tình của Bảo Ngọc và Đại Ngọc như lòng bàn tay, vì vậy càng ngày càng không ưa thích cô Lâm, cuối cùng dẫn tới kết cục cô bị ép gả đi xa. 

Nói tóm lại, tên gọi ba nha đầu của Lâm Đại Ngọc chính là sự khắc họa cuộc đời của cô, cả ba đều không mang ý nghĩa tốt đẹp.

Theo Aboluowang
Bình Nhi biên dịch