Phát triển của lịch sử đến bước này sẽ là trải đường cho sự tình phát sinh trong tương lai. Ở đây sẽ cho chúng ta một khái niệm rất quan trọng: sự phát triển của lịch sử chính là có an bài…

kỳ trước đã đề cập đến 3 mục đích của nghiên cứu lịch sử là: nghiên cứu ‘cái gì’, nghiên cứu ‘vì sao lại như vậy’ và nghiên cứu để chắt lọc một loại trí huệ hoặc tinh thần.

Còn mục đích thứ tư, là điều Giáo sư Chương Thiên Lượng đề xuất, cũng là điều rất ít thấy, đó chính là: nghiên cứu ‘như thế để làm gì’.

Lịch sử có an bài

Mục đích thứ tư khi nghiên cứu lịch sử chính là: ‘như thế để làm gì’. Sự việc này nghe rất trừu tượng, để cho dễ hình dung Giáo sư Chương lấy một ví dụ trong cuộc sống hàng ngày như sau.

Ví như hai người đang chơi cờ vây, bạn đi một quân tôi đi một quân, khi bạn đang suy nghĩ việc tôi đi nước này, bạn chỉ là giữ cho cuộc cờ được được tiếp tục.

Nhưng đối với một cao thủ cờ vây, họ nhìn bạn đi nước này, điều họ nhìn không phải là trước đó, mà là họ suy nghĩ: vì sao bạn đi nước cờ này. Nói cách khác, sau khi bạn đi nước này, sự tiến triển của cuộc cờ trong tương lai sẽ khởi tác dụng như thế nào.

Ở đây, điều mà Giáo sư Chương muốn nói là, khi cao thủ đi cờ, thì họ nhìn nhận rằng: bước tiếp theo rốt cuộc vì điều gì, chính là sẽ khởi tác dụng gì trong cuộc cờ. 

Điều này sẽ mở cho chúng ta một điều rất thú vị, chính là: phát triển của lịch sử đến bước này sẽ là trải đường cho sự tình phát sinh trong tương lai. Như vậy sẽ đưa đến cho chúng ta một khái niệm rất quan trọng: sự phát triển của lịch sử chính là có an bài. 

Chúng ta biết rằng cuối Tam quốc diễn nghĩa có một bài thơ, với 4 câu cuối là:

Phân phân thế sự vô cùng tận
Thiên số mang mang bất khả đào
Đỉnh túc tam phân dĩ thành mộng
Hậu nhân bằng điếu không lao tao

Dịch thơ của Phan Kế Bính:

Ngẫm thế sự bời bời ngán nỗi,
Cuộc tang thương biến đổi khôn lường.
Tam phân một giấc mơ màng,
Viếng đời gọi có mấy hàng hôm nay…

Bài thơ cho ta cảm giác rằng: Tam quốc quy về một mối là tất nhiên của lịch sử, dù Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Khương Duy… mọi người có nỗ lực như thế nào, nhưng cuối cùng vẫn thống nhất về tay nhà Tấn. Đây giống như một bàn cờ đã được đặt sẵn ở đó rồi. 

Minh Triều diệt vong là có an bài từ trước

Quay trở lại với Minh triều diệt vong, có người nói là do chính trị, kinh tế, khí hậu… nhưng còn có một loại giải thích: đây chính là an bài. 

Triều Tống có một nhà Dịch học (nghiên cứu Chu Dịch) tên là Thiệu Ung, còn gọi là Thiệu Khang Tiết. Ông lưu lại 10 bài Mai hoa thi (thơ hoa mai), là những bài thơ dự ngôn rất ẩn ý về sự hưng suy của vương triều sau này, trong đó đề cập rất rõ ràng về triều Minh bằng 4 câu thơ như sau:

Tất cánh anh hùng khởi bố y
Chu môn bất thị cựu hoàng kỳ
Phi lai Yên tử tầm thường sự
Khai đáo Lý hoa xuân dĩ phi

Tranh vẽ Thiệu Ung và bài thơ dự đoán kết cục của triều Minh chụp từ Trung Hoa văn minh sử tập 2.

Câu đầu tiên: “Tất cánh anh hùng khởi bố y” là chỉ về Chu Nguyên Chương với thân phận bố y (phường áo vải, dân thường) khởi sự. “Chu môn bất thị cựu hoàng kỳ”, ý nói nhà họ Chu này không còn như xưa, tức họ Chu sẽ ngồi trong Tử Cấm Thành. Câu tiếp theo “Phi lai Yên tử tầm thường sự” rõ ràng là nói về Yên vương Chu Đệ (người con thứ tư của Chu Nguyên Chương) với ‘chiến dịch Tĩnh Nan’ (Tĩnh Nan chi dịch). 

Sau 3 năm chiến dịch Tĩnh Nan, Chu Đệ nhập Nam Kinh trở thành Hoàng đế. Câu cuối cùng “Khai đáo Lý hoa xuân dĩ phi”, thì “Lý hoa” chỉ Lý Tự Thành, đợi đến khi Lý Tự Thành xuất binh thì Minh triều cũng kết thúc. Đây là một bài thơ dự ngôn của Thiệu Khang Tiết triều Tống (trước triều Minh khoảng 500 năm).

Lý Tự Thành chưa tới số tử

Giáo sư Chương kể thêm, trong Minh sử có ghi lại như một câu chuyện như thế này. Lý Tự Thành từng có một đoạn thời gian rất gian nan. Năm Sùng Trinh thứ 11 (năm 1654), khi đó Lý Tự Thành đại bại, chạy vào một ngọn núi ở Hà Nam, nơi này gọi là Thương Lạc sơn, lúc đó chỉ có 18 người theo ông ta trốn thoát. 

Khi tâm tình của Lý Tự Thành tiêu trầm đến độ sắp tự sát, thì ông bị con nuôi cản lại, nhưng tình của Lý Tự Thành vẫn còn phiền muộn. Sau đó ông cùng Đại tướng Lưu Tông Mẫn đi dạo một chút, Lý Tự Thành nói với Lưu Tông Mẫn: “Tạo phản khó thành, nhưng có người xem tướng đã nói với ta rằng, người như ta tương lai có thể làm Hoàng đế. Nếu không như vậy, chúng ta thử bốc một quẻ xem sao. Nếu kết quả là ta nên làm Hoàng đế thì chúng ta tiếp tục. Nếu không thì ngươi hãy nói với Lưu Đông giết lấy đầu của ta đưa cho triều đình để lĩnh công, các người có thể giải tán”. 

Kết quả quẻ bốc vô cùng cát lợi. Lưu Tông Mẫn quyết định tiếp tục theo Lý Tự Thành, và Lý Tự Thành cũng không chết. Lúc đó Lý Tự Thành đã ‘cùng đồ mạt lộ’ rồi, nếu triều Minh tiếp tục vây khốn, ông ta nhất định sẽ chết. Kết quả khi ấy quân Thanh nhập quan, phương bắc có biến, Lý Tự Thành mới có được một cơ hội thoát thân. 

Giáo sư Chương kể câu chuyện này là muốn nói điều gì? Chính là nhìn việc Lý Tự Thành tiêu diệt nhà Minh là việc ngẫu nhiên, nhưng trên thực tế là ông có Thiên mệnh tại thân. 

Vậy thì có người đưa ra một vấn đề, làm sao biết bài thơ lúc đó (của Thiệu Khang Tiết) là dự ngôn, Mai hoa thi liệu có thể làm giả không? Còn có người đề xuất vấn đề: nếu lịch sử có an bài, rốt cuộc ai an bài? Nếu lịch sử có an bài, vậy thì văn minh chúng ta liệu có thể bị huỷ diệt? Nếu văn minh khác nhau bị huỷ diệt, thì văn minh chúng ta có thể bị huỷ diệt? Còn có vấn đề là: lịch sử an bài rốt cuộc vì điều gì?

Đây chính là mục đích thứ tư của việc nghiên cứu lịch sử mà Giáo sư Chương vừa đề cập đến. Vấn đề này khá hóc búa và cần nhiều thời gian để giải đáp. Nhưng ở đây Giáo sư Chương cho rằng, nếu chúng ta tin lịch sử có an bài, chúng ta đầu tiên phải tin rằng: có tồn tại sinh mệnh với trí huệ cao hơn con người, và chính họ đã an bài lịch sử. Vậy thì làm thế nào có thể tìm thấy sinh mệnh như thế? Đây chính là mục đích mà Giáo sư Chương muốn giảng về văn hoá tiền sử.

Bí ẩn kim tự tháp

Giảng về văn hoá tiền sử là vì, văn hoá tiền sử có thể chứng minh: thứ nhất, văn minh nhân loại không chỉ có một lần, điều này có thể chứng thực; thứ hai, nó không thể ngụy tạo (làm giả).

Những kiến trúc đá lớn (cự thạch) này không thể giả tạo, mỗi số liệu mọi người có thể kiểm chứng được. Kiến trúc đá lớn rất nhiều, bao gồm một số hiện tượng vô cùng thần bí mà chúng ta có thể nói tới sau này, bao gồm cả Mặt Trăng v.v. nhưng trong bài này chỉ nói về một kiến trúc đá lớn là kim tự tháp Ai Cập. 

Có thể nói rằng kim tự tháp không đâu không có, chúng ta thấy châu Phi có kim tự tháp Ai Cập, trên thực tế Nam Mỹ cũng có kim tự tháp, còn có người nói ở dưới đáy biển cũng phát hiện kim tự tháp. Tạp chí National Geographic cũng có đưa tin rằng, ở ngoài eo biển Đài Loan, ở chỗ quần đảo Yonaguni, dưới đáy nơi ấy còn phát hiện thứ gì đó. Việc này sẽ nói ở bài sau, hôm nay chỉ tập trung vào kim tự tháp.

Kim tự tháp xác thực là vô cùng thần bí, nó cho chúng ta cảm giác giống như tồn tại một loại năng lượng. Người Maya cũng xây dựng, người Ai Cập cũng xây dựng, bao gồm phía mặt sau đồng 1 đô-la Mỹ cũng có kim tự tháp, trên đỉnh còn đặt một con mắt.

Công nghệ hiện đại không thể xây dựng được kim tự tháp 

Nói về công nghệ xây dựng kim tự tháp, con người hiện đại không cách nào mô phỏng được. Nó gồm 2,3 triệu khối đá, mỗi khối có khối lượng từ 3-30 tấn. Nếu dùng kĩ thuật hiện đại: con người hiện đại dùng cần trục (cần cẩu) để xây lên một kim tự tháp, sau đó đặt các khối đá khít lên nhau, ngay cả tấm giấy cũng không chen vào được… thì căn bản là không xây được. Có người nói rằng, kim tự tháp là do người Ai Cập cổ tạo nên, người Ai Cập cảm thấy rất tự hào. Kỳ thực không phải vậy.

Người trưởng thành ngồi gần những phiến đá của kim tự tháp. Ảnh chụp màn hình từ Trung Hoa văn minh sử tập 2.

Nếu tính toán một chút, 2,3 triệu khối đá, theo cách nói của Herodotos (nhà sử học Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ 5 TCN), phải mất 20 năm mới xây được. Tính toán sơ lược thì 5 phút phải đặt 1 khối. 5 phút đặt 1 khối 30 tấn, nếu dùng cần trục lớn cũng không đặt được khối đá to như thế, hơn nữa khối đá phải được mài nhẵn góc, sau đó đặt lên, đây là việc không thể.

Có người căn cứ theo dân số Ai Cập thời bấy giờ, lấy năng lực lao động lúc ấy để tính toán, thì phải mất thời gian 664 năm, căn bản là không thể xây được.

Chiều cao và khối lượng của kim tự tháp có liên quan đến các thông số toán học và thiên văn học

Chiều dài mỗi cạnh của kim tự tháp là bằng nhau, đáy là hình vuông, chiều dài cạnh đáy là hơn 230m, dung sai không quá 5/1000 (1m lệch không quá 5mm), người hiện đại xây dựng một công trình kiến trúc trong phạm vi sai số như vậy cần phải có công nghệ vô cùng chính xác mới có thể làm được.

Về các thông số thần kỳ của kim tự tháp, chiều cao là 146,5m, lấy số này nhân 1 tỷ sẽ là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, do đó chiều cao khi thiết kế kim tự tháp là có nguyên nhân. Phải đảm bảo chiều dài cạnh đáy và góc nghiêng 4 mặt mới có thể cho ra được độ cao chính xác như vậy.

Khối lượng của kim tự tháp là 5,9 triệu tấn, lấy trọng lượng này x 10^15 (1 triệu tỷ) sẽ ra khối lượng Trái Đất. Mọi người thấy rằng chiều cao và khối lượng của kim tự tháp phải được tính toán rất kỹ. 

Chiều dài cạnh đáy là 230m, cao là 146,5m, lấy chu vi đáy / 2 lần cao độ sẽ ra số pi.

4×230/(2×146,5) = 3,14 = π. Người xây kim tự tháp khi đó đã biết số pi là bao nhiêu.

Chu vi đáy / 2 lần chiều cao của kim tự tháp sẽ ra số Pi. Ảnh chụp màn hình từ Trung Hoa văn minh sử tập 2.

Chiều dài đáy là 230m, chiều cao là 146,5m, theo Pitago sẽ tính được chiều dài mặt xiên là:

Căn bậc hai của ((230/2)^2 + 146,5^2) = 186,36m. Suy ra diện tích mặt bên:

1/2*230*186,36 = chiều cao h^2 = 146,5^2

Với chiều dài là l = 230.36m, chiều cao là h = 146.5m, ta tính được chiều cao của tam giác mặt bên và diện tích của nó. Ảnh chụp màn hình từ Trung Hoa văn minh sử tập 2.

Ở đây sẽ rất lạ nếu nói những điều này là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người xây dựng kim tự tháp có thể biết được khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, bao gồm cả khối lượng của Trái Đất, số pi v.v. rất nhiều con số trong phương diện toán học đều được nghiên cứu rất kỹ, còn có cả một số phương diện về thiên văn.

Kinh tuyến và vĩ tuyến

Còn về địa lý, vị trí của kim tự tháp cũng rất thần kỳ. Chỗ thần kỳ này bao gồm hai phương diện, thứ nhất là giao hội giữa 2 đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Kinh tuyến là từ bắc xuống nam, vĩ tuyến là từ đông sang tây. Đường vĩ tuyến mang toạ độ của kim tự tháp cắt qua phần đất liền dài nhất, còn kinh tuyến cũng cắt qua phần đất liền dài nhất. Giao điểm này chính là toạ độ của kim tự tháp. Người xây dựng kim tự tháp phải trải qua trắc định và đo vẽ bản đồ Trái Đất mới có thể chọn ra địa điểm như vậy.

Toạ độ kim tự tháp là giao đường kinh tuyến và vĩ tuyết cắt phần đất liền dài nhất. Ảnh chụp màn hình từ Trung Hoa văn minh sử tập 2.

Vĩ độ

Kim tự tháp có vĩ độ là: 29,97 độ vĩ bắc, toạ độ này nhân với khoảng cách từ xích đạo đến bắc cực chính bằng tốc độ ánh sáng trong một giây (3×10^8 m/s, 300 nghìn km/s). Do đó người xây kim tự tháp phải bao quát rất nhiều tính toán số học chính xác, lý giải đối hiện tượng vật lý mới tạo ra được công trình như vậy. 

Vậy thì ở đây xuất hiện một vấn đề, ở thời đại đốt nương làm rẫy, người Ai Cập cổ làm sao có được kỹ thuật cao siêu và lý giải sâu sắc đối với vũ trụ như vậy?

Trên thực tế cũng có một cách nói là kim tự tháp được xây dựng cách đây 17000 năm trước.

Giáo sư Chương lấy kim tự tháp làm ví dụ để cho mọi người thấy rằng, những kiến trúc đá lớn như vậy có rất nhiều. Ví như đá hình người ở đảo phục sinh, di chỉ Puma Punku ở Nam Mỹ… 

Còn một ‘công trình’ to lớn nữa chính là Mặt Trăng. Mọi người xem hiện tượng nhật thực toàn phần thấy rằng, Mặt Trăng che khít Mặt Trời, dựa vào tỷ lệ khoảng cách để có kích cỡ bằng nhau khi nhìn từ Trái Đất, đây có phải là điều ngẫu nhiên, rốt cuộc Mặt Trăng mang trong nó bí mật gì và bí ẩn đằng sau kiến trúc đá lớn đề cập ở trên ra sao, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích:

(Dựa trên bài giảng Trung Hoa văn minh sử tập 2 của Giáo sư Chương Thiên Lượng đăng trên trang Thành trì hy vọng)