Các ông lớn công nghệ như Google, Apple, IBM… đã ‘giúp kẻ xấu làm điều ác’ như thế nào?

Nhà sử học, chuyên gia phân tích các vấn đề thời sự, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã dựa vào những bằng chứng xác thực để đưa ra bình luận của mình về vấn đề này trong Chính luận thiên hạ đăng đàn ngày 8/4.

Sau đây là bài bình luận của Giáo sư Chương:

Hôm nay tôi xem một bài báo nói rằng ngày 6/4, quỹ Richard Nixon đã tổ chức một hội nghị bàn tròn ảo có sự tham gia của cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và cựu Cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien. Tại cuộc họp, một nhân vật có ảnh hưởng trong giới công nghệ là Peter Thiel đã lên án các ‘ông lớn’ công nghệ đã hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như là Google, Facebook và Apple. 

Thiel là một tỷ phú rất có ảnh hưởng trong giới công nghệ, ông là đồng sáng lập Paypal, cũng là thành viên hội đồng quản trị của Facebook. Ông nói, công nghệ của Trung Quốc luôn sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự, mà sự hợp tác giữa Google và ĐCSTQ đã được ĐCSTQ dùng trong quân đội và cả trong bức hại nhân quyền.

Peter Thiel (ảnh: Wikipedia).

Google từ chối hợp tác với quân đội Mỹ nhưng lại bắt tay với Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc 

Năm 2018, Google đã từ chối hợp tác với quân đội Mỹ trong nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) với lý do là ‘nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Google chúng tôi không được vũ khí hoá’. Nhưng một mặt khác, Google lại chấp nhận hợp tác với Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc trong lĩnh vực này. 

Theo báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ năm 2020, Đại học Thanh Hoa có triển khai phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự và dân sự, cũng chính là nói đem một số khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực thương mại sang mục đích quân sự. Đồng thời Đại học Thanh Hoa chịu sự lãnh đạo của Uỷ ban Khoa học Công nghệ Quốc phòng của ĐCSTQ.

Thiel đã hỏi liệu công nghệ do Google phát triển có được sử dụng trong cuộc đàn áp nhân quyền ở Tân Cương hay không, nhưng nhân viên của Google nói rằng: ‘Chúng tôi im lặng và không hỏi bất cứ điều gì [với ĐCSTQ]’. Trên thực tế chúng ta biết rằng, hệ thống giám sát của ĐCSTQ là sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, hơn nữa thông qua AI đã biến Tân Cương cho đến toàn quốc trở thành một nhà tù lớn, nhưng Google hầu như không gánh trách nhiệm về mặt đạo đức. 

Mà Facebook cũng đồng dạng như vậy. Nhân viên (Facebook) đến từ Hồng Kông ủng hộ biểu tình Hồng Kông, còn nhân viên đến từ đại lục lại căm thù Hồng Kông. Nhưng nhân viên đến từ đại lục rất nhiều, cho nên trong nội bộ Facebook, người phản đối tự do của Hồng Kông nhiều hơn người ủng hộ. Do đó, Facebook không thể cứng rắn với ĐCSTQ về vấn đề Hồng Kông.

Apple trợ giúp ĐCSTQ rất nhiều

Apple thì càng tệ hơn nữa. Apple là công ty giúp ĐCSTQ rất nhiều.

Gã khổng lồ trong lĩnh vực điện thoại thông minh đã đưa ra nhiều quyết định gây tranh cãi liên quan đến Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong đó bao gồm việc di chuyển dữ liệu iCloud về máy chủ đặt tại Trung Quốc, gỡ ứng dụng HKmap.live trên App Store và CEO Tim Cook được đặt tên cho… Học viện quản lý kinh tế Thanh Hoa.

Nói về việc di chuyển dữ liệu iCloud về Trung Quốc, như chúng ta biết, ĐCSTQ muốn thu thập dữ liệu. Sau khi dữ liệu của bạn được mã hoá, ĐCSTQ vẫn có thể lấy được. Cũng chính là nói, nếu bạn sử dụng iPhone và lưu trên điện toán đám mây, thì cho dù đó là danh bạ hay bất kỳ tệp nào, ĐCSTQ vẫn có thể thấy được. Sau khi lấy, ĐCSTQ có thể phân biệt được bạn là phần tử nguy hiểm hay là gì gì đó. Điều này nghĩa là, những số liệu này rất có giá trị đối với ĐCSTQ.

Nói về app HKmap.live, đây là ứng dụng phổ biến giúp người biểu tình Hồng Kông tránh đụng độ trực tiếp với cảnh sát, mà những cảnh sát này lại đối xử vô cùng bạo lực với những người biểu tình ôn hoà. Nhưng Apple dưới áp lực từ ĐCSTQ đã gỡ bỏ ứng dụng này trên App Store.

Những gã khổng lồ công nghệ này ‘giúp kẻ xấu làm điều ác’ (trợ Trụ vi ngược) không chỉ là ngày một ngày hai. Họ tồn tại rất nhiều bất mãn với nước Mỹ, thậm chí thù hận truyền thống văn hoá của nước Mỹ mình. 

IBM giúp Hitler giết người Do Thái ở Đức một cách hiệu quả và chính xác

Vừa rồi tôi có đề cập đến những ông lớn công nghệ đã ‘trợ Trụ vi ngược’. Điều này làm tôi nhớ đến IBM trong thế chiến thứ hai. Nhà báo điều tra nổi tiếng và là con của một nạn nhân sống sót sau thảm họa Holocaust (1) của Đức Quốc xã là Edwin Black, ông đã tham khảo các tài liệu chính thức của IBM và các tổ chức có thẩm quyền từ hơn mười quốc gia, bao gồm Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ, Cơ quan Lưu trữ Liên bang Đức và Hà Lan… những tài liệu này được viết bằng hơn 10 ngôn ngữ khác nhau, tổng cộng gần 20 nghìn trang văn bản. Sau đó ông viết thành cuốn sách “IBM và Đức Quốc xã”. Cuốn sách đã tiết lộ nhiều bí mật gây sốc đằng sau Holocaust.

Đó là nước Mỹ vào đầu thế kỷ 20, phải trải qua làn sóng di cư và sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp – thương mại. Lúc này các cấp, các bộ của chính phủ mỗi ngày phải xử lý một lượng lớn số liệu khiến ai nấy đều kinh người. Lúc này URE (một loại máy móc) đã đề xuất phương pháp giải quyết tương đối hiệu quả, đó chính là sử dụng thẻ mà trên đó có đục lỗ hoặc không đục lỗ, để thể hiện vị trí thông tin. Thời điểm đó, mọi người đếm bằng tay vì lúc này chưa có máy tính điện tử. 

Sau đó một công ty dựa vào nguyên lý của URE để chế tạo một một loại máy có khả năng đọc được bảng biểu đục lỗ và có thể xuất thống kê theo yêu cầu. Công ty phát minh ra thiết bị này là CTR (Computing – Tabulating – Recording, Tính toán – Lập bảng – Ghi chép). Năm 1924 Thomas J. Watson đổi tên thành IBM. 

Chúng ta biết rằng Hitler lên nắm quyền vào năm 1933. Sau khi nắm quyền, Hitler lập tức xây dựng trại Dachau ở ngoại ô Munich. Hitler xây trại đó để làm gì? Ông ta muốn đưa người Do Thái vào. Khi đó người Đức rất nhiều, nhưng ai là người Do Thái, ai không phải là người Do Thái, làm thế nào giám định được? Lúc này IBM đã ‘khởi tác dụng’. 

Thomas Watson, năm 1917 (ảnh: Wikipedia).

Người đứng đầu IBM Thomas J. Watson đã đến Đức gặp Hitler, sau đó hợp tác với Hitler. Watson đã cung cấp thiết bị đục lỗ trên thẻ và thiết bị thống kê. Vì thế, ông đã khiến hiệu quả trong việc xác định người Do Thái của Hitler được cải thiện đáng kể. Watson hợp tác với nước Đức cho đến khi thế chiến hai kết thúc. 

Từ đây mọi người thấy rằng, IBM giúp Hitler giết người Do Thái ở Đức một cách hiệu quả và chính xác, về mặt này nó đã đóng vai trò vô cùng lớn. Bởi vì hiệu quả thống kê của nó rất cao, nên trong vòng một tháng nó có thể giám định được 60 nghìn người Do Thái. Cũng chính là nói, một lượng lớn người Do Thái sau khi bị máy móc IBM nhận ra, họ bị bức hại đến chết trong trại tập trung Dachau này. Nhưng đây không chỉ là một trại tập trung Dachau, rất nhiều rất nhiều trại tập trung đều sử dụng thiết bị của họ.

Thời đó IBM đầu tư và sản xuất rất nhiều máy móc như vậy ở Đức. Hitler cũng cho phép Watson xây dựng nhà máy IBM ở Berlin, sản xuất máy đục lỗ D11 này. Vào thời điểm đó IBM đã đầu tư 1 triệu đô-la vào Đức. 1 triệu đô vào năm đó là con số vô cùng lớn. Thời ấy, một người có thể kiếm vài trăm đô hoặc một nghìn mỗi năm quả thật là rất khá. 

Chúng ta nhìn vào bảng này, ví như một người Do Thái bị nhốt ở đâu, nếu là 001 thì bị nhốt ở trại tập trung Auschwitz, nếu là 2 thì bị nhốt ở trại tập trung Buchenwald, nếu là 3 thì bị nhốt ở trại Dachau. Tiếp theo là tính chất của bị nhốt, ví như 9 là tội phạm hình sự, 8 là người Do Thái. Nếu mọi người đi xuống nữa sẽ thấy nguyên nhân chết, ví như 4 là tương đương với việc bị xử tử, 5 tương đương với tự sát, 6 là ‘điều trị đặc biệt’ tức là cho chết ở phòng hơi độc.

Thẻ đọc.

Nói cách khác, mọi người thấy rằng những gã khổng lồ công nghệ đã ‘trợ Trụ vi ngược’, cải thiện đáng kể việc giết người. 

Trên thực tế, có thể xác định chính xác những người bất đồng chính kiến, sau đó bắt họ lại, thì công nghệ cao này có thể nói là ‘công cụ không thể thiếu’. 

***

Trên thực tế, sau khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, mọi người biết điều này, học viên Pháp Luân Công đã phát triển rất nhiều phần mềm vượt tường lửa. Các công ty công nghệ cao, họ đều giúp ĐCSTQ phát triển phần mềm phong toả, ví như Cisco là công ty rất điển hình, bao gồm cả Nortel v.v. Điều này nghĩa là, tôi có thể chặn họ nếu họ muốn vượt tường lửa. Những người đó đã bị bắt vì vượt tường lửa. Những người phá tường lửa bị máy móc hiện đại nhận ra, sau đó họ bị bắt, phải chịu tội hình, thậm chí mất mạng. Vậy thì những công ty công nghệ này có gián tiếp ‘dính máu’ không?

Từ xưa đến nay, rất nhiều cái gọi là công ty công nghệ cao hoặc công ty thương mại, họ thực sự là không gánh trách nhiệm đạo đức khi làm những việc xấu như vậy. Còn trên biểu hiện thì hô hào cái gọi là dân chủ, nhân quyền. 

…Kỳ thực đến hôm nay, chúng ta cũng thấy rằng, giống như Apple, như Google, Amazon v.v. toàn thể nước Mỹ đang rẽ về cánh tả nhanh chóng, trách nhiệm họ phải gánh là rất lớn. Thực ra nếu không có họ, thế giới hôm nay có lẽ đã tốt đẹp hơn nhiều so với quá khứ.

Chú thích: (1) Holucaust là một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.

Theo Chính luận thiên hạ
Mạn Vũ biên dịch

>> Xem loạt bài của GS Chương Thiên Lượng

Có thể bạn quan tâm:

videoinfo__video3.dkn.tv||d51ecd1e0__

Ad will display in 09 seconds