Mục lục bài viết
Trên trạng mạng thành viên ‘Thành trì hy vọng’ (希望之城), một khán giả từng hỏi Giáo sư Chương Thiên Lượng rằng: Làm thế nào biểu đạt quan điểm bản thân được ngắn gọn và rõ ràng.
Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 12/9, Giáo sư Chương thấy rằng, đây là một kỹ năng mà nhiều người thiếu sót. Rất nhiều người muốn nói một sự việc nhưng lại nói không rõ ràng. Hơn nữa cũng có rất nhiều người đang viết một số bài mang tính chính luận hoặc bình luận, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy họ nói dài dòng, hoặc không rõ ràng về mặt logic. Rốt cuộc vấn đề nằm ở đâu, làm thế nào để những điều bạn nói tăng thêm tính thuyết phục?
Sau khi livestream trên Youtube xong, Giáo sư Chương đã chuyển sang chương trình ‘Thiên Lượng luận chính‘ trên trang mạng thành viên để đưa ra 6 tiêu chí của một bài viết tốt rất có giá trị tham khảo như sau.

6 phương diện để đánh giá bài viết tốt
Là giảng viên dạy môn Nhân văn và Lịch sử của trường Đại học Phi Thiên, Giáo sư Chương đã đưa ra nhìn nhận về 6 phương diện để đánh giá một bài viết là tốt hay kém.
Có phân biệt được Sự thật và Quan điểm hay không
Đầu tiên là người viết có thể phân biệt được cái gì là Sự thật, và cái gì là Quan điểm; tiếng Anh gọi là Facts và Opinions.
Bạn muốn chứng minh Quan điểm của mình, bạn không thể dùng quan điểm của người khác để chứng minh quan điểm của mình; mà bạn phải dùng Sự thật – Facts để chứng minh. Còn nếu dùng quan điểm của người khác, thì quan điểm ấy phải được xem như tiên đề (tiên đề không cần chứng minh).
Vì Giáo sư Chương là chuyên gia phân tích thời sự, cho nên Giáo sư Chương đưa ra ví dụ rằng, hôm nay có một người nói ‘Lý thượng Tập hạ’ (Lý Khắc Cường đang lên, Tập Cận Bình đang xuống), người khác hỏi ‘vì sao bạn lại nói vậy’. Nếu người ấy nói ‘tôi nghe ai đó nói thế’, thì lời của họ không có giá trị tham khảo. Bởi vì bạn thừa hưởng kết luận của người khác, tiếng Anh gọi là ‘inherited opinion’, hơn nữa những luận cứ để đi đến kết luận của người ấy chưa chắc đúng.
Do đó Giáo sư Chương muốn chia sẻ rằng, khi mọi người luận chứng về một thứ gì đó, thì nhất định dùng Sự thật để chứng minh, chứ không phải dùng Quan điểm của người khác để luận chứng quan điểm của mình.
Giáo sư Chương nói rằng, khi mình luận chứng về vấn đề nào đó, thông thường là share màn hình cho xem tin tức, bản đồ, dữ liệu v.v. để cho mọi người thấy Giáo sư Chương lấy nguồn khách quan. Thông thường một tờ báo lớn, (nếu không có vấn đề liên quan đến ‘chọn bên’) thì tin tức vẫn có tính khả tín. Ví như khi Giáo sư Chương phân tích về Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, thì thường dẫn nguồn từ Thời báo New York, Wall Street Journal… (mặc dù họ thuộc cánh tả).
Đây là điều thứ nhất Giáo sư Chương muốn nói: nếu bạn muốn viết bài có tính thuyết phục, hoặc muốn biểu đạt quan điểm rõ ràng, bạn nhất định phải tách riêng Sự thật và Quan điểm.
Lý giải có quan hệ logic không
Phương diện thứ hai, Giáo sư Chương sẽ xem lý giải của bạn về những Sự thật có quan hệ logic hay không.
Giáo sư Chương khi phân tích luận cứ, tuy rằng luận cứ ‘chống đỡ’ cho luận điểm, nhưng bản thân luận cứ cũng phải được chống đỡ bởi Sự thật.
Ví như có người truyền tin đồn rằng ‘Lý thượng Tập hạ’, nhưng lại không có luận cứ để chống đỡ. Bởi vì gần đây có thông tin đồng minh của ông Lý Khắc Cường trong quân đội bị cách chức. Điều này chứng tỏ ông Tập đang nắm chặt quân đội, làm sao có thể nói ‘Lý thượng Tập hạ’?
Hơn nữa nếu ông Tập hạ thân tín của ông Lý trong quân đội, điều này thuyết minh ông Lý cấu kết với quân đội, như thế dẫn đến việc ông Lý không thể làm Tổng Bí thư thay thế ông Tập. Vậy làm sao có thể nói ‘Lý thượng Tập hạ’ đây?
Giáo sư Chương thấy có một hiện tượng là, người ta xem tin tức vì phù hợp với điều họ mong mỏi, cho nên họ nên thường xem đó là sự thật.
Do đó điều thứ hai Giáo sư Chương muốn nói là: phải xem kết luận có tính logic dựa trên sự thật hay không.
Có đứng từ nhiều góc độ để luận chứng hay không
Phương diện thứ ba, Giáo sư Chương nhìn nhận, một bài viết có tốt hay không, thì phải xem người ấy có đứng ở nhiều góc độ để luận chứng quan điểm hay không.
Nếu họ chỉ đưa ra một luận cứ, thì tính chống đỡ tương đối ít. Về phần mình, thông thường khi viết bài, Giáo sư Chương đưa 3 luận cứ/nguồn bài/góc độ khác khác nhau để chống đỡ cho quan điểm của mình, như thế mới có sức thuyết phục.
Tôi nhớ trong các chương trình phân tích cục diện chính trị Trung Quốc, về việc ‘liệu ông Tập Cận Bình có dám tấn công Đài Loan hay không’, thì Giáo sư Chương đã đưa ra những góc độ nào là: về kinh tế, về tâm lý của tướng lĩnh, tâm lý ông Tập, sự hủ bại của quân đội v.v.
Xem thêm các bài viết phân tích việc Tập Cận Bình không dám tấn công Đài Loan:
Giáo sư Chương nói thêm, trong báo cáo tin tức có nguyên tắc cơ bản là ‘Cô sanh bất dụng’ (古撐不用: một thứ chống đỡ thì không dùng). Nếu chỉ có một người giảng, hay một nguồn tin tức, thì kênh truyền thông sẽ không đưa tin đó, ít nhất phải có 2 nguồn độc lập trở lên, có thể kiểm tra chéo thì sự việc ấy mới có tính khả tín.
Đây là điểm thứ ba, phải xem người viết có thể từ các góc độ nhau để luận chứng quan điểm hay không.
Có chủ động phản bác những ý kiến liên quan hay không
Thứ tư, Giáo sư Chương đáng giá một bài viết tốt dựa vào việc: từ những logic chặt chẽ của bản thân, họ có chủ động phản bác những ý kiến liên quan của người xem/người nghe/độc giả hay không.
Khi bạn đưa ra một quan điểm, có người sẽ có những ý kiến hoặc cách nghĩ khác nhau, hoài nghi kết luận của bạn. Nếu bạn có thể làm sáng tỏ cho họ, thì đây là một điểm rất quan trọng của bài viết.
Có lưu loát hay không
Phương diện thứ năm, Giáo sư Chương nhìn nhận một bài viết tốt hoặc có tính thuyết phục, thì có lưu loát, trôi chảy, có ‘smooth’ hay không.
Những điều người ấy viết, ngoài tính logic, thì còn có yêu cầu là: khi chuyển ý, người ấy có dùng từ liên kết/câu liên kết để chuyển nội dung một cách êm thuận hay không.
Khi Giáo sư Chương phân tích chính sự trên Youtube, thông thường sẽ chọn 3 tin, nhưng khi chuyển tin này sang tin kia, Giáo sư Chương không chuyển ngay kiểu như báo cáo tin tức (hết tin 1 rồi đến tin 2); mà là tin tức thứ nhất sản sinh một số kết quả, từ một số kết quả, Giáo sư Chương thuận tiện chuyển sang tin tức thứ hai. Như thế xu hướng phân tích sẽ tương đối êm thuận.
Ngôn ngữ có đơn giản
Phương diện thứ sáu là xem ngôn ngữ của người viết có đơn giản hay không, nếu bạn có ngôn ngữ ưu mỹ (優美: đẹp đẽ) thì càng tốt.
Khi Giáo sư Chương nói về tin tức, nhiều khi là viết bản thảo, gạch vài cái đầu dòng rồi nói. Đây là ngôn ngữ nói, là khẩu ngữ, không giống như văn viết trong sách. Tuy Giáo sư Chương dùng khẩu ngữ, nhưng vẫn đảm bảo về mặt logic; còn khi viết sách thì Giáo sư Chương chú trọng hơn chỗ này.
Đến đây, Giáo sư Chương nhìn nhận, một bài viết tốt nhất định dùng từ ngữ đơn giản nhất để giảng những đạo lý thâm sâu nhất. Nếu bạn có thể giảng bằng 4 chữ thì không nên giảng 5 chữ. Theo Giáo sư Chương, đây là tiêu chuẩn của một bài viết tốt.
Muốn biểu đạt quan điểm rõ ràng và ngắn gọn, Giáo sư Chương cho rằng đầu tiên trong đầu của người viết phải có nhiều Facts. Khi bạn muốn nói một vấn đề thì hãy nhanh chóng điều động Facts để trình bày. Còn về logic hay tư duy phải rõ ràng, không nên nói dài dòng mà lệch trọng tâm.
Nếu cảm thấy thấy biểu đạt khẩu ngữ không rõ ràng thì chúng ta nên note ra, sau đó nói một lượt cho mình nghe trước, xem xem có hiểu hay không. Giáo sư Chương chia sẻ, nếu chúng ta chịu khó luyện tập thì cũng dần đạt được kỹ năng như vậy.
Trên đây là góc nhìn của một chuyên gia về thế nào là một bài viết tốt, hy vọng sẽ là tham khảo hữu ích cho quý độc giả.
Mạn Vũ