Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta không tránh khỏi có những lúc vì những sự việc vụn vặt mà lo lắng. Trạng huốn lúc lên lúc xuống, lúc làm lúc bỏ, thậm chí vì thất vọng mà buông xuôi. Thế nhưng chỉ khi biết kiên trì thường hằng mới có thể sáng tạo kỳ tích.
Thời gian trước, con trai tôi luyện tập nhảy dây để tham dự cuộc thi tài năng. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nhảy dây là một hành động khó khăn. Trong tư tưởng, tôi còn nhớ lúc nhỏ chỉ cần cầm sợi dây lên là có thể nhảy. Tôi cũng không nhớ lúc đó ai đã dạy, cũng không nhớ bản thân từng luyện tập như thế nào. Tuy nhiên con trai tôi lại khác, dường như cậu bé chưa có sự phối hợp tốt giữa tay và chân.
Quan sát động tác con nhảy dây, tôi đã phát hiện ra mấy vấn đề. Khi con khoắc dây thì biên độ tay đưa ra quá rộng, lấy đà nhảy thì bật chân rất cao, cố hết sức để nhảy, mỗi lần nhảy qua dây đều không liên tục mà cần có một bước đệm nữa mới hoàn thành. Với cách thức nhảy dây như vậy nên con trai chỉ nhảy được mấy lần trong vòng một phút. Tôi thấy rằng, nếu cứ như vậy thì con trai không thể nào tham gia cuộc thi tài năng được.
Tôi nghĩ đủ cách để dạy con yếu lĩnh nhảy dây, thậm chí còn phân tích các động tác. Tôi dạy con làm sao để dùng ít lực nhất khi khoắc sợi dây, cách nhảy qua sợi dây nhẹ nhàng nhất, làm thế nào để khi nghe thấy sợi dậy đáp xuống đất và lấy đà nhảy bước tiếp theo… Thế nhưng, cho dù tôi có dạy như thế nào, con trai vẫn không có chút tiến bộ, cách thức vẫn như cũ. Thời gian hơn một tháng, tôi vì việc nhảy dây của con trai mà vướng bận, mãi cho đến cuối cùng phải buông xuống, không quan tâm nữa.
Đúng như mọi người nói, chấp nhận con là một đứa trẻ bình thường là bài học đầu tiên của cha mẹ. Tôi tự nói với chính mình, cho dù con có không đạt tiêu chuẩn cho cuộc thi tài năng, cũng không có gì nghiêm trọng, cùng lắm là đến nói chuyện với thầy giáo chủ nhiệm một chút là xong. Mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm của riêng mình, có sở trường và sở đoản riêng. Con trai tôi có sở trường là tư duy trừu tượng, nhưng đối với việc nhảy dây cần tứ chi phối hợp linh động, có lẽ điều này là sở đoản của con trai rồi.
Tuy tôi không còn suy nghĩ nhiều về việc nhảy dây của con nữa nhưng mỗi lần nhắc đến vẫn thấy trong lòng không vui. Thế nhưng con trai lại không suy nghĩ quá nhiều, mỗi khi rảnh lại lấy sợi dây ra nhảy vài cái, động tác vẫn rất lòng ngóng. Tôi nhìn thấy con lúc đó cũng chỉ biết cười nhẹ, cũng không dạy thêm nữa. Con trai lại thỉnh thoảng nói cho tôi biết, hiện con có thể nhảy liên tục được 5 lần rồi 8 lần. Tôi gật đầu nói với con là có tiến bộ rồi. Kỳ thực trong tâm lại nghĩ, khoảng cách với tiêu chuẩn cuộc thi tài năng còn quá xa.
Cho đến hiện tại, tôi thấy một cảnh tượng thần kỳ. Lúc đó tôi đang đọc sách, con trai nhảy dây. Nghe thấy âm thanh sợi dây đập xuống nền đất đều đều, đột nhiên tôi ý thức được, con trai liệu có phải đã nắm giữ được kỹ xảo nhảy dây, vì vậy mới ngước nhìn. Quả nhiên thấy con trai nhảy dây, chân không còn nâng cao như trước, sợi dây quăng ra biên độ cũng không rộng như trước, động tác tổng thể trông nhẹ nhàng, hơn nữa một hơi thở đã nhảy liên tục mười mấy cái. Tình trạng đó có thể thấy được con trai hoàn toàn đã đạt tiêu chuẩn tham dự cuộc thi tài năng nhảy dây rồi.
Trong bất tri bất giác thấy con trai có thay đổi một cách kỳ diệu, tôi cảm thấy vui mừng đến bên khích lệ con. Con trai nhẹ nhàng đẩy tôi ra và nói rằng con có thể nhảy được nhiều hơn thế. Tôi gật gật đầu, trong lòng thầm cảm ơn vì kỳ tích giữa sinh hoạt đời thường.
Tôi từ lúc đầy nhiệt huyết cho tới khi chán nản buông bỏ trong quá trình dạy bảo con, còn con trai lại thủy chung bình thản từ đầu tới cuối. Khi tôi lấy các kinh nghiệm nhảy dây truyền lại cho con thì con không có chút tiến bộ nào. Cuối cùng tôi đã buông xuống không nói thêm gì nữa, cũng không để tâm vào việc đó nữa. Thế nhưng, con trai lại ngược lại. Từ lúc bắt đầu con đã tự định ra mục tiêu, mỗi lần phải nhảy bao nhiêu cái. Mỗi lần con trai đều nhảy dây một cách vụng về, nhưng mỗi lần con đều có cảm thụ của bản thân. Cứ như vậy mà tích lũy từng chút một, cho đến một ngày có thể tự mình làm chủ yếu lĩnh, có thể nhảy dây một cách liên tục.
Một ngày kỳ tích đến khiến tôi vui mừng, cũng khiến tôi suy nghĩ sâu hơn. Nóng lòng cầu thành quả hoặc mang theo mục đích mà làm thì thường sẽ đem đến thất vọng. Kỳ thực chỉ cần kiên trì thường hằng luyện tập mỗi ngày mới có thể trong lúc không để ý mà sáng tạo ra kỳ tích.
Theo Epoch Times
San San biên dịch