Mục lục bài viết
Lâm Bưu, một trong mười đại nguyên soái của ĐCSTQ, là người kế vị do đích thân Mao Trạch Đông tuyển chọn. Lâm Bưu có một con trai tên là Lâm Lập Quả. Vị hồng nhị đại này đã phản bác Mao, là một kẻ phản nghịch trong mắt ĐCSTQ. Trước khi Cách mạng Văn hoá kết thúc, rất ít người dám chỉ trích Mao, Lâm Lập Quả không những dám chỉ trích mà thậm chí còn lên kế hoạch khởi nghĩa vũ trang lật đổ sự thống trị của Mao.
Quý vị khán giả, hoan nghênh quý vị đến với “Trăm năm chân tướng”. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện Lâm Lập Quả chỉ trích Mao.
>> Xem trọn bộ Trăm năm chân tướng
Lâm Lập Quả sinh năm 1945 và được nhận vào Khoa Vật lý của Đại học Bắc Kinh năm 1965. Ngày 16/5/1966, Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa, thì ngày 13/6, Đại học Bắc Kinh bắt đầu đình khóa, làm cách mạng. Giống như những người bạn đồng học của mình, Lâm Lập Quả gia nhập Hồng vệ binh, tiến hành đại phê phán, đại đấu tranh, đại bới móc. Tháng 3/1967, Lâm Lập Quả nhập ngũ, giữ chức Bí thư Văn phòng Đảng ủy Quân chủng Phòng không. Tháng 10/1969, ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không, Phó Bộ trưởng Bộ Tác chiến.
Là “chiến hữu thân mật” của Mao Trạch Đông, cha của Lâm Lập Quả là Lâm Bưu đã giúp Mao đánh bại hàng loạt kẻ thù chính trị trong Cách mạng Văn hóa, trong đó có cựu Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Nhưng đến tháng 8/1971, Mao trong chuyến công du phía Nam, đã “cổ xúy, kích động” quan chức cấp cao các nơi, bắt đầu chuẩn bị cho việc đả đảo Lâm Bưu.
Theo cuốn “Giản sử đại Cách mạng Văn hóa”, tin tức này nhanh chóng truyền đến tai Lâm Bưu. Ngày 13/9/1971, Lâm Bưu và vợ Diệp Quần cùng con trai Lâm Lập Quả vội vã lái xe từ khu nghỉ mát Bắc Đới Hà đến phi trường Sơn Hải Quan, nơi họ đáp chiếc máy bay Trident số 256, khẩn cấp thăng không. Nhưng chẳng bao lâu, chiếc máy bay bị rơi ở Wendur Khan, Mông Cổ, giết chết cả ba người trong gia đình Lâm Bưu.
“Kỉ yếu công trình 571”
Cuốn sách “Sự kiện Lâm Bưu 913” kể rằng sau khi sự việc xảy ra, Vương Lan Nghĩa, Phó giám đốc Văn phòng Hành chính của Học viện Không quân Bắc Kinh, đã tìm thấy một cuốn sổ có bìa đỏ trong nơi ở của Lâm Lập Quả tại Học viện Không quân Bắc Kinh. Trong cuốn sổ có một tài liệu viết tay trong cuốn sách, mà sau này được gọi là “Kỉ yếu công trình 571”.
Theo thư ký của Lâm Lập Quả, Lý Vĩ Tín, “Kỉ yếu công trình 571” là một kế hoạch dự thảo được viết bởi Lâm Lập Quả và những người khác vào ngày 23/3/1971. Kế hoạch gì? Kế hoạch cho một cuộc nổi dậy vũ trang để lật đổ sự cai trị của Mao Trạch Đông; “571” xuất hiện trong tiêu đề là từ đồng âm với “khởi nghĩa vũ trang” (trong tiếng Trung).
Trong bản kế hoạch này, Lâm Lập Quả đã đưa ra những lời phê phán vô cùng sắc bén đối với Mao Trạch Đông. Nếu bản thảo được công khai, “hình tượng tuyệt đối vinh quang” của Mao chắc chắn sẽ bị đả kích nặng nề. Do đó, các thành viên hàng đầu của ĐCSTQ đã có những ý kiến bất đồng vào thời điểm đó về việc có nên tiết lộ cuốn “Kỉ yếu” này hay không.
Ngô Đức, lúc đó là Phó chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Bắc Kinh, người tham dự xử lý vụ việc Lâm Bưu, nhớ lại: “Khi Kỉ yếu công trình 571 được bàn giao, [Phó Thủ tướng quốc vụ viện] Kỉ Đăng Khuê và tôi đều đọc nó. Kỉ Đăng Khuê tin rằng, rất nhiều nội dung trong cuốn kỉ yếu đó là về Mao chủ tịch, không thể ấn phát.” “Mao chủ tịch xem xong cuốn kỉ yếu nói: đây là việc tối nghiêm trọng, cần hạ phát.”
Bằng cách này, cuốn “hịch văn phạt Mao”, lúc đầu chỉ có một số rất nhỏ đảng viên cấp cao của ĐCSTQ, qua Mao Trạch Đông phê chuẩn biết đến, đã nhanh chóng lan truyền toàn quốc.
Trần Tiểu Lỗ, con trai của nguyên soái ĐCSTQ Trần Nghị, sau này nói: “Kỉ yếu công trình 571 đặt ra nhiều vấn đề, nhưng chúng trên thực tế chỉ ra cái gọi là ‘lộ tuyến cách mạng của Mao Chủ tịch’ đương thời chính là những ‘bệnh tật’ của Cách mạng Văn hóa. Những luận cứ mà ông dùng, đương thời cho rằng đều là ngôn luận ‘hữu phái’, hiện tại xem xét thì là chính xác; sau này, khi phê phán ‘Tứ nhân bang’’, họ không dùng gì khác hơn là những thứ tương tự.”
Lâm Lập Quả bình luận về Mao Trạch Đông
Vậy thì, Lâm Lập Quả rốt cuộc đã chỉ trích Mao Trạch Đông như thế nào?
Liên quan đến định vị lịch sử, Lâm Lập Quả cho rằng Mao là tên “bạo chúa phong kiến tối đại trong lịch sử Trung Quốc“. “Ông ta lợi dụng quyền thuật thống trị của các hoàng đế phong kiến, không chỉ kích động cán bộ đấu cán bộ, quần chúng đấu quần chúng, mà còn kích động quân đội đấu quân đội, đảng viên đấu đảng viên, là kẻ khởi xướng tối đại của vũ đấu Trung Quốc”; “[ông ta] biến bộ máy nhà nước của Trung Quốc thành một guồng máy nồi da nấu thịt, tàn sát lẫn nhau, hủy báng lẫn nhau”. Ông ta coi “thực chất chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa phát-xít xã hội”.
Liên quan đến phương pháp chỉnh nhân của Mao Trạch Đông, Lâm Lập Quả nói:
“Ông ta [Mao] biết rằng đồng thời tấn công tất cả mọi người sẽ tương đương tự chuốc lấy diệt vong, vì vậy, ông ta mỗi thời kỳ đều lôi kéo lực lượng này đánh lực lượng khác. Hôm nay lôi kéo người này đánh người kia, ngày mai lại lôi kéo người kia đánh người này”;
“Những người mà hôm nay ông ta dùng lời ngon ý ngọt để lôi kéo, thì ngày mai lại dùng tội danh ‘chưa từng có’ đẩy vào tử địa; hôm nay có thể là khách danh dự của ông ta, ngày mai đã trở thành tù nhân của ông ta.”
Liên quan đến lịch sử Mao Trạch Đông chỉnh nhân, Lâm Lập Quả nói: “Từ lịch sử mấy chục năm mà xét, có ai ban đầu được ông ta tán dương, mà sau lại không bị ông ta phê xử tử hình về chính trị?” “Liệu có lực lượng chính trị nào có thể cùng ông ta cộng sự thủy chung? Những bí thư trong quá khứ của ông ta, người tự sát đã tự sát, kẻ muốn tống giam đã tống giam; rất nhiều các chiến hữu thân mật và thân tín xung quanh ông ta cũng bị ông ta tống vào đại lao, thậm chí ngay cả con trai ruột của ông ta cũng bị ông ta làm cho phát điên.”
Về đặc điểm tính cách của Mao Trạch Đông, Lâm Lập Quả nói: “Ông ta là một kẻ cuồng hoài nghi và cuồng ngược đãi, và triết lý chỉnh nhân của ông ta là không ngừng dồn người ta vào tử địa. Một khi đắc tội, liền chuốc tội tột cùng, đổ toàn bộ xấu xa tai vạ lên người khác, đâm khoét người ta bằng lời nói. Dưới bàn tay của ông ta, từng người từng người đổ gục xuống như đèn kéo quân, kỳ thực đều là dê tế thần của ông ta.”
Về ác quả Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, Lâm Lập Quốc nói: “Nguy cơ tứ bề. Những kẻ độc tài càng ngày càng bất đắc nhân tâm; Nội bộ tập đoàn thống trị bất ổn định, tranh quyền đoạt lợi, mưu mô xảo quyệt, tựa như bạch nhiệt hóa; quân đội chịu áp lực, quân tâm bất ổn; cán bộ thượng tầng cấp trung và cấp cao bất phục, bất mãn”; “Một đám nhỏ tú tài, cậy thế cậy quyền hoành hành bá đạo, tứ diện thù địch, đầu não phát trướng (vênh váo), đánh giá quá cao bản thân; Cán bộ cao cấp bị trường kỳ đấu tranh trong nội bộ đảng, bị bài xích và đả kích trong đại Cách mạng Văn hoá, trong lòng đầy uất hận mà không dám nói ra.”
Ông cũng nói: “Trong hơn một thập kỷ, nền kinh tế quốc dân đình trệ, mức sống thực tế của quần chúng, cán bộ cấp cơ sở và cán bộ cấp trung trở xuống trong quân đội đều giảm sút”; “Nông dân thiếu quần áo mặc”; “Công nhân (đặc biệt là công nhân trẻ) tiền lương bị đóng băng, tương đương bị bóc lột biến tướng”; “Phần tử trí thức thanh niên bị đẩy đến vùng sâu vùng xa, tương đương cải tạo lao động biến tướng”; “Hồng vệ binh sơ kì bị lừa dối và lợi dụng, đã nhận ra chỉ là bia đỡ đạn, hậu kì bị áp chế biến thành con dê thế tội”; “Cán bộ cơ quan bị thanh giản [tinh giảm biên chế – ND], đẩy vào Trường thiếu sinh quân mùng 7 tháng 5, tương đương thất nghiệp biến tướng”; “Cảm giác bất mãn ngày càng tăng trưởng, (rất nhiều người) tức giận không dám nói, thậm chí không dám tức giận.”
Liên quan đến đời sống của Mao Trạch Đông và bè nhóm, Lâm Lập Quốc nói: “Thượng tầng nội bộ tập đoàn thống trị rất thối nát hủ bại.”
Theo từng trải của Lâm Lập Quốc, có một chuyện thế này: vào ngày 20/7/1967, sự kiện ngày 20 tháng 7 gây chấn động toàn quốc phát sinh ở Vũ Hán. Một tổ chức quần chúng có tên “Bách vạn hùng sư” đã cử một nhóm lớn bao vây khách sạn Đông Hồ, mục tiêu của họ là bắt giữ Vương Lực, một thành viên của Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương, để phê đấu. Khi đó, Mao Trạch Đông cũng đang trú tại đó. Khi Lâm Bưu và những người khác ở Bắc Kinh biết chuyện, họ rất lo lắng cho sự an nguy của Mao và nhiều lần khuyên Mao mau chóng rời đi. Tuy nhiên, Mao quyết không rời đi, cho dù thuyết phục như thế nào đi chăng nữa. Tại sao? Bởi vì ông ta đang dâm loạn với một người phụ nữ. Sau đó, trong tình thế vạn phần nguy cấp, Mao đã được “cứu hộ” ra ngoài.
Sau khi được cứu hộ khỏi Vũ Hán, Mao không trở về Bắc Kinh mà đến Thượng Hải, sống trong căn biệt thự cao cấp nhất, cùng với Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn. Hơn nữa, ông ta không thể rời người phụ nữ đó một ngày, vì vậy ông ta đã yêu cầu Vương Đông Hưng, chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, lập tức đưa tình nhân đến Thượng Hải bằng chuyên cơ, trốn trong một lầu nhỏ.
Theo cuốn sách “Lâm Đậu Đậu khẩu thuật”, Lâm Lập Quốc từng nói với em gái Lâm Đậu Đậu của mình rằng: “Rất nhiều quần chúng ở Vũ Hán đã tương sát nhau và chết uổng mệnh. Viên Trần, tư lệnh quân khu Vũ Hán, bị đánh đập thê thảm, gia phá nhân vong. Trong khi đó ông ta (Mao) vẫn đang truy hoan tác khoái! So với vở kịch Chu U Vương phong hỏa chư hầu nào có khác gì?”
“Kẻ phản nghịch” trong thế hệ hồng nhị đại
Lâm Lập Quả được coi là kẻ phản nghịch trong thế hệ hồng nhị đại của ĐCSTQ. Những quan điểm của ông về Mao Trạch Đông lúc đó đều bị coi là “ngôn luận phản cách mạng”, nếu bị phát hiện, nhất định sẽ bị chặt đầu. Nhưng hôm nay quay đầu nhìn lại, cách nhìn của ông là chính xác.
Trong thời đại mà Mao Trạch Đông được sùng bái như một “vị thần”, tại sao Lâm Lập Quả lại có được ý thức minh tường như vậy? Điều này có thể liên quan đến hoàn cảnh trưởng thành đặc biệt của ông ấy.
Ông lớn lên trong vòng tròn trung tâm ở tầng tối cao của ĐCSTQ, đã nghe và nhìn thấy rất nhiều câu chuyện hắc ám cao tầng mà lão bách tính phổ thông không thể thấy được. Theo hồi ức của Trương Vân Sinh, thư ký của Lâm Bưu, ít nhất là từ tháng 3 năm 1967, Lâm Bưu đã yêu cầu Lâm Lập Quả cố gắng viết đề cương cho bài phát biểu của mình và lắng nghe một số quan điểm của Lâm Lập Quả. Dần dần, Lâm Lập Quả ngày càng tham dự nhiều hơn vào sự vụ của Lâm Bưu. Vào tháng 8/1970, khi Hội nghị toàn thể lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ chín được tổ chức, Lâm Lập Quả cũng đã đến Lư Sơn.
Đồng thời, Lâm Lập Quả được hưởng các đặc quyền cao tầng và có cơ hội tiếp xúc với thông tin nước ngoài, tầm nhìn của ông ấy rộng hơn so với nhiều người Trung Quốc đương thời, vì vậy ông càng có nhận thức chân thực về sự tà ác của ĐCSTQ hơn so với người bình thường.
Tuy nhiên, một Lâm Lập Quả như vậy không cách nào tồn tại ở Trung Quốc. Năm 1971, ở tuổi 26, ông đã ra đi trên sa mạc Mông Cổ.
Các tài liệu tham khảo:
- “Ngô Đức trong phiên họp toàn thể lần thứ hai của Ủy ban Trung ương lần thứ chín và sự cố Lâm Bưu”, xuất bản lần đầu trong “Nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc đương đại”, số 2, 1995
- “Con trai của Trần Nghị thống thuyết ‘Cách mạng gia sử’”, thu lục trong “Hồi ức và suy ngẫm – nhân vật phong vân thời đại Hồng vệ binh”
- “Phong Vân 913”
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch