Mục lục bài viết
Hoàng Viêm Bồi vì cuộc đối thoại với Mao Trạch Đông về “quy luật chu kỳ lịch sử” mà nổi tiếng trong và ngoài nước. Sau khi ông chạy sang ĐCSTQ, gia đình 9 người của ông đã bị ĐCSTQ bức hại dã man. Đây là tấn bi kịch nào?
Quý vị độc giả thân mến, chào mừng quý vị đến với “Trăm năm chân tướng“!
Hoàng Viêm Bồi sinh năm 1878 tại huyện Xuyên Sa, tỉnh Giang Tô, cũng chính là khu Phố Đông mới ở Thượng Hải ngày nay. Ông sau này đã trở thành nhà giáo dục, nhà hoạt động xã hội cận đại Trung Quốc, nhà đồng minh dân chủ Trung Quốc, một trong những người phát khởi chính của Hội Kiến quốc Dân chủ Trung Quốc.
Hoàng Viêm Bồi nói về “Quy luật chu kỳ lịch sử”
Theo hồ sơ phỏng vấn “70 năm thăng trầm của ‘Quy luật chu kỳ Hoàng Viêm Bồi’”, Hoàng Phương Nghị, con trai út của Hoàng Viêm Bồi, tiết lộ rằng vào ngày 1/7/1945, Hoàng Viêm Bồi và 6 người khác, với tư cách “lãnh đạo của bên thứ ba”, đã được mời đến cuộc hòa đàm giữa Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng, được mời đến thăm đại bản doanh của Cộng sản đảng – Diên An.
Vào ngày 4/7/1945, Mao Trạch Đông hỏi Hoàng Viêm Bồi cảm thấy thế nào về Diên An. Hoàng nói: “Tôi sinh ra đã hơn 60 năm, những điều tai nghe không nói, nhưng những gì tận mắt chứng kiến, thực sự là “hưng cũng bột phát, mà vong cũng đột nhiên”, một người, một nhà, một đoàn thể, một địa phương, cho đến một quốc gia, không ít đơn vị đều không thể nhảy thoát khỏi lực chi phối của quy luật chu kỳ này. Thời kỳ khởi đầu tinh thần tụ hội, không việc gì không dụng tâm, không ai không nỗ lực, có thể vì lúc đó khó khăn gian khổ, trong vạn kế tử chỉ có thể chọn một kế sinh. Nhưng khi hoàn cảnh dần dần biến chuyển tốt hơn, tinh thần cũng dần dần phóng hạ…. lịch sử đều như vậy, “Chính đãi hoạn thành” cũng có, “Nhân vong chính tức” cũng có, “Cầu vinh thủ nhục” cũng có, tất cả đều không thể nhảy thoát khỏi quy luật chu kỳ.”
Mao Trạch Đông trả lời: “Chúng tôi đã tìm ra một con đường mới, chúng tôi có thể nhảy ra khỏi vòng quay này. Con đường mới này chính là dân chủ. Chỉ có để nhân dân giám sát chính phủ, thì chính phủ mới không dám biếng nhác. Chỉ khi người người khởi lên trách nhiệm, mới không bị nhân vong chính tức.” [Nhân vong chính tức ý nói khi lãnh đạo chủ chốt chết đi, thì chính phủ cùng đình trệ.]
Cuộc đối thoại này sau đó được đặt tên là “đối thoại hang Diêu”.
Hoàng Viêm Bồi đã vô cùng hưng phấn sau khi trở về Trùng Khánh từ Diên An. Ông đóng cửa tạ khách, cẩn thận hồi ức lại những gì mình đã nghe đã thấy ở Diên An. Ông giao cho phu nhân là Diêu Duy Quân chấp bút, viết cuốn sách “Trở về từ Diên An”, từ quan cảm Diên An, nhân vật ấn tượng Diên An, tác phong chính trị Diên An, tình hình hội đàm Diên An và nhiều tầng diện khác, tán dương ĐCSTQ.
Trước và sau thắng lợi của Kháng chiến chống Nhật năm 1945, có nhiều người từ Trùng Khánh đến Diên An với các thân phận khác nhau. Trong số họ một số người cũng xuất bản Hành trình đến Diên An, nhưng không ai trong số họ như Hoàng Viêm Bồi, minh xác hiển thị sự ca ngợi và ủng hộ đối với người lãnh đạo và chính sách điều hành của ĐCSTQ.
Chuyến đi đến Diên An đã trở thành một bước ngoặt quan trọng khi Hoàng Viêm Bồi lựa chọn chạy theo ĐCSTQ vào năm 1949.
Nhưng trên thực tế, khi đến Diên An, ngoại trừ ngày đến và ngày rời khỏi Diên An, thời gian ông ở đó chỉ có ba ngày. Trong ba ngày này, ông và Mao Trạch Đông đã giao đàm hơn mười giờ đồng hồ. Thời gian còn lại chẳng qua chỉ là cưỡi ngựa xem hoa.
Tuy nhiên, Hoàng Viêm Bồi đã tin những gì ông đã thấy và nghe chỉ trong ba ngày là chân thật.
“Quy luật chu kỳ của Hoàng Viêm Bồi” bị cấm thảo luận
Sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền ngày 1/10/1949, Hoàng Viêm Bồi giữ chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, Phó Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, thành viên của Ủy ban Thường vụ Trung ương của Liên đoàn Dân chủ, và Chủ tịch Ủy ban Trung ương của Hiệp hội Xây dựng Quốc gia Dân chủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, “Quy luật chu kỳ lịch sử” nổi tiếng của ông đã bắt đầu bị cấm thảo luận.
Theo Hoàng Phương Nghị, con trai của Hoàng Viêm Bồi, vào đầu những năm 1950, tại một cuộc họp cấp bộ trưởng của Bộ Nội vụ ĐCSTQ, Bộ trưởng thứ nhất, Tạ Giác Tai, đã dẫn dụng “quy luật chu kỳ” mà Hoàng Viêm Bồi đã thảo luận với Mao Trạch Đông ở Diên An và cuộc thảo luận của Mao về thuyết pháp “dân chủ” và “giám sát”. Tạ Giác Tai đề xuất khẩu hiệu mới là “giám sát dân chủ”, tin rằng giám sát dân chủ cần được thực hành đối với các cơ quan quyền lực ở tất cả các cấp.
Không ngờ, những nhận xét này lại thu hút sự nghi vấn của một vị Sở trưởng Sở Nội vụ một tỉnh phía Nam trong số khán chúng. Vị Sở trưởng đứng lên và hỏi: “Chúng ta đã đề cập đến là giám sát dân chủ đối với chính quyền phản động Quốc dân đảng, lẽ nào chính quyền dân chủ nhân dân của Cộng sản đảng chúng ta còn cần phải giám sát ư? Kiểu giám sát đi giám sát lại như vậy, chẳng phải là muốn giám sát Mao Chủ tịch sao?”
Câu hỏi này khiến Tạ Giác Tai bất ngờ, ông muốn giải thích nhưng không thể giải thích rõ ràng.
Sau đó, không biết vị sở trưởng đó là ai, đã báo cáo sự việc với một lãnh đạo trung ương. Lãnh đạo trung ương này hoàn toàn ủng hộ ý kiến của vị sở trưởng, phê bình Tạ Giác Tai, còn ra lệnh sau này không được phép được dẫn dụng đoạn đối thoại “Quy luật chu kỳ Hoàng Viêm Bồi” trong và ngoài đảng.
Sau khi tin tức đến tai Hoàng Viêm Bồi, ông “chỉ có thể chấp nhận dù trái với lương tâm của mình, tuyên bố trái lương tâm mình rằng vấn đề quy luật chu kỳ đã được giải quyết bởi ĐCSTQ, từ đó trở đi không đàm luận về nó nữa.”
Sau đó, trong cuốn hồi ký lâm chung của Hoàng Viêm Bồi có tên “Tám mươi năm”, mặc dù ông có đề cập đến chuyến đi đến Diên An của mình, nhưng cố tình không đề cập đến cuộc đối thoại giữa ông và Mao Trạch Đông về quy luật chu kỳ nữa.
Bảy “hữu phái” và một “phản cách mạng”
Hoàng Viêm Bồi nguyên bản có một đại gia đình đáng ngưỡng mộ. Ông có sáu con trai và sáu con gái với người vợ đầu tiên Vương Củ Tư, và hai con trai và hai con gái với người vợ thứ hai Diêu Duy Quân.
Các con của Hoàng Viêm Bồi đều rất ưu tú, ví như, trưởng nam Hoàng Phương Cương tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, sau đến Mỹ học Đại học Carleton và Đại học Harvard; con trai thứ Hoàng Cạnh Vũ, tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, sau đến Mỹ học Đại học Harvard; con trai thứ ba Hoàng Vạn Lý học Đại học Illinois; con trai thứ tư, Hoàng Đại Năng, tốt nghiệp Khoa Xây dựng của Đại học Phúc Đán, và sau đó qua Công ty Xi măng Tunnel ở Vương quốc Anh học tập; con trai út Hoàng Phương Nghị, tốt nghiệp Đại học Duke ở Hoa Kỳ.
Trưởng nữ của Hoàng Viêm Bồi, Hoàng Lộ, tốt nghiệp Đại học Khoa học và Nghệ thuật Nữ Kim Lăng, và con rể lớn của ông, Trương Tâm Nhất, học tại Đại học Cornell; con gái thứ hai của ông, Hoàng Tiểu Đồng, tốt nghiệp Đại học Yến Kinh; con rể thứ hai của ông, Vương Quốc Trinh, học tại Đại học Columbia; con gái thứ tư của ông, Hoàng Tố Hồi và con rể Trần Thương, đều tốt nghiệp Học viện y học.
Nếu ĐCSTQ thực sự hiện thực hóa “dân chủ” như Mao Trạch Đông năm đó đã nói, “để người dân giám sát chính phủ”, thì các con của Hoàng Viêm Bồi có khả năng càng làm được nhiều việc lớn.
Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ kiến chính, Mao Trạch Đông “không bao giờ quên đấu tranh giai cấp”, đấu trời, đấu đất, đấu người, ném “dân chủ” và “giám sát” lên chín tầng mây, phát động hàng chục cuộc vận động đẫm máu và các chiến dịch chính trị tàn bạo.
Năm 1957, Mao đầu tiên cổ động các phần tử trí thức đề xuất ý kiến cho đảng, giúp đảng chỉnh phong, thực chất là “dụ rắn khỏi hang”. Sau khi “rắn” đã bị dẫn dụ khỏi hang, Mao lập tức phát động vận động phản hữu.
Đương thời, Mao Trạch Đông bận tâm đến thanh danh của Hoàng Viêm Bồi, không gán cho ông là cánh hữu, nhưng các con của ông không được tha.
Con trai thứ ba Hoàng Vạn Lý, con trai thứ tư Hoàng Đại Năm, con trai thứ năm Hoàng Tất Tín, con gái lớn Hoàng Lộ, con gái thứ tư Hoàng Tố Hồi và chồng Trần Thương, và con rể Vương Thực Phương của con gái thứ hai Hoàng Tiểu Đồng đều bị dán nhãn là cánh hữu “phản cách mạng”.
Hoàng Vạn Lý bị dán nhãn phái hữu do chính Mao điểm danh
Hãy nói cụ thể về những gì đã xảy ra với Hoàng Vạn Lý và Hoàng Tất Tín.
Hoàng Vạn Lý nhận bằng Tiến sĩ về kỹ thuật tại Đại học Illinois Mỹ vào năm 1937. Ông từng lái xe bốn mươi lăm nghìn dặm ở Hoa Kỳ, đến xem tất cả các công trình thủy lợi lớn.
Năm 1945, Hoàng Vạn Lý là công trình sư thị sát của Bộ Tài nguyên nước của Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó, ông liên tiếp đảm nhiệm chức vụ giám đốc kiêm kỹ sư trưởng của Cục Bảo tồn nước tỉnh Cam Túc, thành viên Ủy ban Bảo vệ nguồn nước sông Hoàng Hà, cố vấn của Cục Bảo tồn nước Đông Bắc, v.v. Năm 1953, ông được điều chuyển đến giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa.
Theo bài báo “Lương tâm khoa học: Cuộc tranh luận của Hoàng Vạn Lý về công trình Tam Môn Hiệp”, vào tháng 4/1955, việc xây dựng Hồ chứa Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng Hà bắt đầu. Cùng tháng, Bộ Tài nguyên nước của ĐCSTQ đã triệu tập hơn 70 học giả để thảo luận về kế hoạch bảo tồn nước Tam Môn Hiệp. Hoàng Vạn Lý là người duy nhất phản đối việc xây dựng này. Thực tiễn sau đó đã chứng minh rằng ý kiến của Hoàng hoàn toàn chính xác, nhưng ĐCSTQ đã không dung nạp nó.
Vào ngày 19/6/1957, Hoàng Vạn Lý đăng bài tiểu luận “Hoa tùng tiểu ngữ” trên Tạp chí Đại học Thanh Hoa. Được truyền cảm hứng, ông nói về sự giám sát của người dân đối với chính phủ và tính tất yếu của việc dân chủ hóa việc ra quyết định của chính phủ. Sau khi Mao Trạch Đông nhìn thấy, ông ta chỉ thị: “Những lời này là gì?” Sau phát ngôn của Mao, Hoàng Vạn Lý lập tức bị dán nhãn cánh hữu.
Sau đó, Hoàng Vạn Lý bị tước quyền giảng dạy, nghiên cứu khoa học và xuất bản các bài báo, ông bị đẩy đến công trường lao động, bị hết đại hội đến tiểu hội phê đấu; cả con gái của ông cũng bị liên lụy, không được học lên.
Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra tháng 5/1966, Hoàng Vạn Lý bị đánh đến bật máu, đầu bị cạo trọc; nhà của ông bị tịch thu nhiều lần, một số bức tự họa, văn cảo và ảnh có giá trị đã bị xé vụn. Chẳng bao lâu, ông bị đuổi ra khỏi nhà, tam đại đồng đường 3 thế hệ sống trong ký túc xá tập thể thô sơ nhất trường Đại học Thanh Hoa. Tiền lương của ông bị khấu trừ, chỉ còn 20 tệ mỗi tháng cho chi phí sinh hoạt, và ông được lệnh phải dọn dẹp bên trong bên ngoài của khoa thủy lợi mỗi ngày.
Năm 1969, Hoàng Vạn Lý được cử đến làm việc ở Hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây, đến năm 1974, ông mới được thu hồi phê đấu của Đại học Thanh Hoa. Ông đã phải đội chiếc mũ phần tử cánh hữu trong suốt 23 năm.
Gia đình Hoàng Tất Tín tan nát
Hãy nói về người con trai thứ năm, Hoàng Tất Tín.
Theo cuốn sách “Những nạn nhân của Cách mạng Văn hóa”, khi phong trào phản cực hữu nổ ra, Hoàng Tất Tín là giáo viên tại Học viện Công nghệ Đại Liên.
Trong số những người con của Hoàng Viêm Bồi, Hoàng Tất Tín là người sống nội tâm, giản dị và ít nói nhất. Ngoài việc dạy học, khi không có việc gì, ông thích đánh đàn Tô Châu để ca xướng bài thơ của Lý Thương Ẩn “Tương kiến thời nan biệt diệc nan, đông phong vô lực bách hoa tàn…” dù người khác không hiểu những lời ông hát là gì, nhưng nghe ông vừa đàn vừa ca, cũng cảm thấy vui vẻ. Thế nhưng, ngay cả một người bình hòa như vậy cũng bị đả thành cánh hữu.
Sau khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu, Hoàng Tất Tín bị đả kích, quân tạo phản luân phiên tra khảo bức cung ông. Hoàng Tất Tín nội tâm yếu đuối không chịu nổi kiểu đả kích này, ngày 14/6/1966, ông đã tự sát tại nhà, khi mới 41 tuổi. Không lâu sau khi ông tự sát, cô con gái 14 tuổi Hoàng Khả Thanh của ông đã mất tích vào ngày 26/10/1966, từ đó bốc hơi khỏi nhân gian.
Trước nỗi đau mất chồng và con gái, Từ Khải Vận, vợ của Hoàng Tất Tín đau đớn đến không còn muốn sống, nhưng quân tạo phản cũng không buông tha cho bà. Vào ngày 15/6/1968, Từ Khải Vận bị tra tấn nghiêm trọng trong quá trình “cách ly thẩm tra”, bị bức nhảy lầu (nguowif ta cũng nói rằng bà đã bị đẩy xuống) khiến trọng thương, rồi chảy máu đến chết.
Vợ của Hoàng Viêm Bồi tự sát
Hoàng Viêm Bồi đã mất trước khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ, nếu không, có thể tưởng tượng, ông nhất định không thoát khỏi kiếp nạn.
Vợ ông, Diêu Duy Quân, sinh ra trong một gia đình khoa bảng, giỏi thơ giỏi văn. Bà sống sót đến Cách mạng Văn hóa, nhưng trở thành con dê thế tội cho Hoàng Viêm Bồi trong Cách mạng Văn hóa, bị đánh đập và xúc phạm nặng nề. Vào ngày 20/1/1968, Diêu Duy Quân tự sát bằng cách uống thuốc ngủ, khi chưa tròn 59 tuổi.
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch