Mục lục bài viết
Hầu hết các hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc đều tôn sùng Thần Phật, hoặc là kính ngưỡng Đạo giáo, bài xích Phật giáo (diệt Phật chỉ có duy nhất 4 vị hoàng đế là Thái Vũ đế của Bắc Ngụy, Vũ đế của Bắc Chu, Đường Vũ Tông và Thế Tông của Hậu Chu). Bởi thế nên không lạ trong lịch sử đã để lại rất nhiều câu chuyện về bậc đế vương tu luyện. Dưới đây là một số chuyện về họ.
Hoàng Đế
Tương truyền Quảng Thành Tử là một vị Thần Tiên sống trong một hang động ở núi Không Động, phía Tây Nam của Lâm Nhữ, Hà Nam. Hoàng Đế nghe được tin này liền đến bái phỏng và xin thỉnh giáo về quyết yếu của đạo thuật tu luyện. Ai ngờ, Quảng Thành Tử lại không vì Hoàng Đế có địa vị cao mà e dè, hơn nữa còn thẳng thắn nói: “Ngươi thống trị thiên hạ ở thế gian, loài chim di trú không đến, đổi mùa liền bay đi, cây cối héo tàn trước khi ngả màu vàng, trước tình cảnh này, ta và ngươi có gì để nói chuyện về đạo đây?”
Sau khi Hoàng Đế trở về, ông không màng chuyện triều chính suốt 3 tháng, không làm bất kể việc gì, sau đó lại đến gặp Quảng Thành Tử, cung kính quỳ lạy, liên tục cầu xin chỉ cho ông phương pháp tu thân. Lần này Quảng Thành Tử đã chỉ cho Hoàng Đế pháp tu luyện. Sau khi đắc Pháp ngộ Đạo, ngoài việc thống trị quốc gia, Hoàng Đế còn cầu đỉnh luyện đan, tĩnh tâm tu luyện. Tương truyền, năm 2598 trước công nguyên, dưới núi Kiều Sơn, Hoàng Đế đã bạch nhật phi thăng.

Hán Văn Đế Lưu Hằng
Lưu Hằng là vị hoàng đế thứ năm của nhà Hán. Khi còn nhỏ ông đã nghiên cứu ‘Đạo Đức Kinh’ và lĩnh hội được tinh túy trong tư tưởng của Đạo gia, đồng thời ông cũng bước trên con đường tu luyện vô vi thanh tịnh. Sau khi đăng cơ làm Hoàng Đế, Lưu Hằng vẫn như xưa yêu thích đọc ‘Đạo Đức Kinh’, đồng thời cũng lệnh cho các vương hầu và đại thần đều đọc cuốn sách này. Tuy nhiên, cuốn sách ẩn chứa nhiều điều huyền bí, Lưu Hằng cùng quan đại thần không thể lý giải nổi.
Theo ghi chép trong ‘Thái Bình nghiễm ký’, Hán Văn Đế đã đích thân đến hỏi Hà Thượng Công, người đã tu luyện đắc đạo thành Tiên, mong được chỉ bảo những điều còn khúc mắc khi đọc ‘Đạo Đức Kinh’. Lúc ấy Văn Đế nói: “Kinh Thi’ có viết, Chiếu xuống gầm trời này hẳn là đất của đế vương, ra ngoài ranh giới của đất thì hẳn là vương thần”. Lão Tử cũng nói: ‘Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, vương cũng lớn’, quân vương cũng là một trong ‘tứ đại’. Ngươi mặc dù hiểu được nguyên lý học thuật nhưng cũng là thần dân của ta, vì sao không coi trọng ta mà lại tỏ ra cao ngạo như vậy?”
Hà Thượng Công liền ngồi xuống rồi vỗ vỗ bàn tay mà bay lên cao khỏi mặt đất, sau đó ông cúi xuống nhìn Hán Văn Đế nói: “Ta trên không chạm trời, dưới không chạm đất, ở chính giữa mà không bị lụy bởi sự tình nơi nhân thế, sao có thể coi là thần dân của ngươi được?”
Nghe thấy vậy, Văn Đế vô cùng kinh hãi. Lúc này ông mới hiểu ra bản thân đã xúc phạm người Thần, liền lập tức xuống xe hướng về Hà Thượng Công quỳ lạy tạ tội, đồng thời cũng thỉnh cầu chỉ điểm giáo hóa. Hà Thượng Công đã đem 2 cuốn ‘Đạo Đức Kinh chương cú’ đưa cho Hán Văn Đế, đồng thời còn dặn dò nghiên cứu cho cẩn thận. Sau khi Hà Thượng Công nói xong thì mọi người không thấy ông đâu nữa. Với sự trợ giúp này, Hán Văn Đế đã hiểu rõ hơn rất nhiều những điều viết trong ‘Đạo Đức Kinh’. Ông cũng vận dụng tư tưởng của Đạo gia vào việc quản lý thiên hạ, biểu hiện nổi bật là ở phương diện nhân từ và tiết kiệm.
Minh Đế
Hoàng đế Minh Đế, vị hoàng đế thứ hai của nhà Đông Hán, rất yêu kính Phật, trong mơ ông thấy “Người cao 10 thước 6, sau gáy có một bánh xe, hào quang tỏa ra tứ phía, màu vàng sáng lạn, bay khắp đại điện”. Danh hiệu viết là ‘Phật’, vì thế mà vào năm 68 sau Công Nguyên, ông đã phái người đi Thiên Trúc bái Phật cầu Kinh.
Bốn năm sau, sứ giả mang kinh Phật từ nước Thiên Trúc về, đồng thời cũng nghênh đón hai vị tăng người Thiên Trúc đến. Minh Đế vừa nhìn đã cảm thấy được điều kỳ diệu, bởi vì ông thấy họ rất giống người trong mộng mà bản thân mơ thấy. Vì thế ông lại càng coi trọng hơn, vô cùng kính lễ, đồng thời còn xây cho họ ngôi chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, giúp họ dịch kinh và truyền bá Phật pháp.

Lương Vũ Đế của Nam Bắc triều
Thời Nam Bắc triều, Lương Vũ Đế tưng sai mấy sứ giả đến Tây Vực tìm cầu Phật Pháp. Từ thời điểm đó, ông cũng học kinh Phật và quy y Phật môn. Sau này ông cho xây tháp Phật, dựng chùa, tạc tượng dát vàng, hơn nữa còn giúp cho rất nhiều người xuất gia làm tăng. Thậm chí bản thân ông cũng khoác lên mình áo cà sa, cầm bát vàng trên tay, ngồi ghế giảng ‘Phóng quang bát nhã kinh’.
Năm là câu chuyện về Minh đế Thanh Lặc của Hậu Triệu.
Minh đế Thạch Lặc của Hậu Triệu là quân chủ khai quốc vào thời đại Ngũ Hồ 16 nước, sau khi thống trị đất nước, Hậu Triệu trở thành quốc gia cường thịnh nhất phương Bắc lúc bấy giờ. Mà Thạch Lặc có được thành tựu này là nhờ có sự trợ giúp của cao tăng đến từ Tây Vực là Phật Đồ Trừng.
Theo ‘Cao tăng truyện’ ghi lại, Phật Đồ Trưng người Tây Tấn, thời Hậu Triệu ông là một tăng nhân, từ nhỏ đã xuất gia tu Phật, đã thuộc lòng kinh văn Bách Vạn Ngôn. Ông còn rất giỏi dùng thần chú, có thể xua đuổi ma quỷ. Nghe nói, đương thời Phật Đồ Trừng lấy dầu vừng pha thêm son rồi vẽ lên bàn tay, dù ở xa vạn dặm nhìn vào lòng bàn tay ông cũng có thể biết được sự tình đang diễn ra, giống như chính ông đang trực tiếp nhìn vậy.
Vào năm Vĩnh Gia thứ 4, Tấn Hoài đế vì muốn hồng dương Phật pháp, Phật Đồ Trừng đã đến Lạc Dương, nghỉ chân ở đây và đồng thời xây dựng chùa miếu. Ông dùng Phật pháp để giáo hóa, giúp Thạch Lặc ngừng giết chóc và bắt đầu dùng đức trị quốc. Thạch Lặc cũng vô cùng tôn kính Phật Đồ Trừng, mỗi khi gặp sự việc thì nhất định sẽ tới thỉnh xin ký kiến ông, cũng gọi là ‘Đại hòa thượng’.
Hoàng đế Dương Kiên
Hoàng đế Dương Kiên là vị khai quốc của nhà Tùy, từ nhỏ đã có duyên với Phật, ông từng nói qua nhiều lần với người khác rằng, bản thân từng là người xuất ra trong tiền kiếp, từ khi nhỏ tới hiện tại đều rất thích nghe tiếng chuông. Sau khi đăng cơ làm hoàng đế, ông đã loại bỏ sắc lệnh diệt Phật Pháp do hoàng đế Bắc Chu đặt ra, hơn nữa còn dốc sức tuyên dương Phật Pháp, mở rộng việc xây dựng chùa miếu, trở thành một vị hoàng đế Phật môn trong các vị hoàng đế của Trung Quốc.
Nhờ sự dốc sức vận động của Dương Kiên, không chỉ có dân chúng tin theo Phật mà nhiều đại thần cũng thờ phụng Thần Phật. Nhà Tùy đã trở thành mảnh đất Phật quốc trên mặt đất.
Về sau, Tùy Văn Đế cũng thụ giới, mỗi ngày đều kiên trì tụng kinh, còn được gọi là “Đại hành bồ tát quốc vương”, hoàng hậu Độc Cô thị của ông sau khi thụ giới tu luyện cũng được gọi là “Diệu Thiện Bồ Tát”. Quan viên từ trên xuống dưới ở trong triều đều tự nhiên có phật hiệu của riêng mình. Trong hoàng cung ngày ngày đều có khói hương bay lượn, lập đàn giảng kinh, nhạc Phật cao minh ngày đêm không ngớt, quả thực không khác gì chùa miếu. Trong lúc đi du ngoạn, đế vương và hoàng hậu thường có tăng ni đi theo, tùy thời gian mà có thể khai mở đạo tràng giảng kinh bái Phật.
Trong thời nhà Tùy, số ngôi chùa miếu được xây dựng vượt lên hơn 5.000 ngôi, mấy vạn tượng Phật được điêu khắc, số lượng trùng tu không tính đếm hết. Số tăng ni xuất gia đạt hơn 50 vạn. Hang Mạc Cao thời Tùy cũng cho thấy màu sắc hoàn toàn mới. Tùy theo thời gian mà trùng tu và khai mở thêm động mới, số lượng nhiều đến 94 hang, tổng số cao gấp đôi số hang được mở thêm trong suốt 200 năm qua.
Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân
Hầu hết các hoàng đế của nhà Đường đều tôn sùng Đạo gia, người cầu đạo tìm đạo và đắc đạo có rất nhiều. Ví dụ như bên cạnh Đường Thái Tông có Vương Viễn Tri, Tiết Di, Lý Thuần Phong, Viên Thiên Cang… đều là cao nhân nổi danh bên Đạo gia làm phụ tá. Thái Tông cũng vô cùng tôn kính họ.
Trước khi đăng cơ, Lý Thế Dân từng mặc thường phục đến bái kiến Vương Viễn Tri. Hai người chưa từng gặp nhau, tuy nhiên khi đón tiếp Vương Viễn Tri đã nói: “Trong đây có thánh nhân, người này chẳng phải là Tần Vương ư?” Thái Tông vô cùng chấn động, thấy rằng vị cao nhân này quả là danh bất hư truyền, vì vậy đã dùng danh xưng thật mà bái kiến. Vương Viễn Tri cũng vui mừng nói cho ông biết tương lai Thái Tông sẽ làm ‘Thái Bình thiên tử’.
Sau khi Hoàng đế Thái Tông lên ngôi, ông tiếp tục thực hiện chính sách sùng bái Đạo gia, về ông cũng vô cùng coi trọng Vương Viễn Tri, mong muốn ủy thác trách nhiệm, chỉ có điều Vương Viễn Tri đã tận lực từ chối. Lý Thế Dân từng công khai ban bố chiếu thư để thể hiện tình cảm nhớ nghĩ về vị cao nhân nơi thế ngoại đào viên này. Trong chiếu thư có viết: “Lúc còn là phiên vương, trẫm đã có được câu trả lời từ sớm, ngôn từ và phong thái, không thể quên được”.
Hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị
Hơn 20 tuổi đã đăng cơ, hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị là một người đã thụ Bồ Tát giới từ khi còn nhỏ, cũng từng cùng cha mình là Đường Thái Tông hồng dương sự nghiệp Phật giáo, kính lễ Đường Huyền Trang cùng các cao tăng có đạo, sau khi trải qua thảo luận cũng quyết định người xuất gia không cần quỳ lạy quân vương.
Tăng nhân Vạn Hồi
Tăng nhân Vạn Hồi, vào thời Võ Tắc Thiên, Trung Tông, Duệ Tông, Huyền Tông đã triển hiện nhiều thần tích nên đã được mọi người từ trên xuống dưới triều đại nhà Đường tôn sùng. Vào những năm cuối thời Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên thường hạ chiếu mời Vạn Hồi tiến cung với thân phận là cung nhân. Trung Tông cũng từng hạ chiếu gặp nhà sư Vạn Hồi.
Đường Túc Tông Lý Hanh
Khi Lý Hanh đăng cơ đã thỉnh hơn 100 nhà sư tiến cung để tụng kinh sớm chiều, cầu cho quốc thái dân an. Vào giai đoạn giữa của nhà Đường, Đường Tuyên Tông, trước khi đăng cơ cũng từng xuất gia tu hành nhiều năm.

Chu Lệ thời Minh
Làn gió sùng đạo vào thời nhà Minh được bắt đầu từ Chu Lệ, đến thời Gia Tĩnh, Vạn Lịch mới đạt đến đỉnh cao. Minh Thành Tổ Chu Lệ không chỉ nhiều lần sai người đi tìm hiểu vị đại đạo trong Đạo gia là Chương Tam Phong, cũng từng làm thơ biểu đạt tâm nguyện của mình: “Cửu ngưỡng chân Tiên, khát tư thân thừa nghi phạm” (Kính ngưỡng Chân Tiên từ lâu, mong mỏi được hành lễ bái kiến). Mặc dù “tài năng tư chất còn mỏng, nhưng mà thành tâm thành ý sớm đêm không quên cầu nguyện được gặp mặt”. Về sau Trương Tam Phong đã viết cho Chu Lệ một bài thơ nhất thủ, vì ông mà khai mở điều kỳ diệu: “Bình dục sùng đức” (gạt bỏ dục vọng và sùng đức độ) và “Rừng tân quả dục” (Khi tâm kiền tịnh thì dục vọng sẽ ít), như vậy thì sẽ giúp làm giàu cho dân, thân là người chủ cũng có đức hạnh, dân chúng sống thọ thì bản thân làm chủ cũng trở nên trường thọ, điều này đã ẩn chứa đạo lý tu luyện bên trong.
Ngoài ra, Minh Thành Tổ vì muốn tri ân Chân Vũ Đại Đế đã cứu giúp trong trận Tĩnh Nan, ngoài việc xây dựng miếu đạo giáo ở Bắc Kinh, dựng Ngọc Hoàng Điện ở Tử Cấm Thành, bản thân ông và người trong cung thờ phụng mỗi ngày, ông còn cho tu sửa miếu đạo giáo thờ tại núi Võ Đang, nơi Chân Vũ Đại Đế đắc đạo thăng thiên, dùng để “Báo đáp ân huệ”, biểu đạt thành ý hướng đạo của mình, đồng thời “Vì chúng sinh trong thiên hạ mà cầu phúc”. Trong cuốn ‘Thái Hòa sơn chí’ có ghi chép rằng: “Hàm nghĩa ban đầu của hai từ ‘Võ Đang’ là “không phải Chân Vũ thì không đủ làm”, mà ám chỉ ‘Võ Đang’ là nơi phát tích thánh địa của Đạo giáo Trung Quốc tôn kính “Huyền Thiên Chân Vũ Đại Đế (Chân Vũ Đế)”.

Đường Thái Tông từng cảm thán nói: “Xuất gia nãi đại trượng phu chi hành, phi đế vương tương tương sở dịch vi”. Ý là, xuất gia tu hành là hành vi cao thượng của bậc Đại Trượng Phu, bậc đế vương cùng tướng lĩnh muốn làm cũng không dễ dàng hiểu được.
Không nghi ngờ gì nữa, trên làm dưới theo, thân là bậc đế vương của một nước mà tôn sùng tín ngưỡng, tôn kính đối với người tu luyện, sẽ tự nhiên ảnh hưởng tới thần tử bên dưới cùng dân chúng. Thời Trung Quốc cổ đại đã tạo nên bầu không khí kính thiên trọng đạo và tôn kính người tu luyện, khiến văn hoá Thần truyền toả sáng 5.000 năm.
Theo Vision Times
San San biên dịch