Mục lục bài viết
Binh sĩ trực ban báo cáo: “Mười phút trước, một bác sĩ đeo khẩu trang mang đến một bát thuốc bắc và yêu cầu ông ấy uống. Sau khi uống, đầu tiên ‘Trương Tục’ nôn mửa, sau đó bị co giật, rất nhanh hiện tại đã như thế này.”
Quý vị độc giả thân mến, chào mừng quý vị đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!
Thượng tướng Trương Ái Bình của ĐCSTQ là một người rất có cá tính. Mao Trạch Đông nói ông “thích phạm thượng”; Diệp Kiếm Anh nói ông “thân đầy gai góc”; Đặng Tiểu Bình nói ông “xúc phạm không tới”. Trương Ái Bình bị đả đảo trong Cách mạng Văn hóa, sau khi trở lại công tác vào năm 1977, ông đảm nhậm chức Giám đốc Ủy ban Khoa học Công nghệ Quốc phòng của ĐCSTQ, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng v.v.
Hôm nay, dựa trên những tài liệu như “Trở về từ chiến tranh” do Trương Thắng, con trai của Trương Ái Bình, chúng tôi muốn kể với quý vị về chuyện Trương Ái Bình suýt chút nữa mất mạng trong Cách mạng Văn hóa.
Trương Ái Bình bị đả đảo
Trước khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ, Trương Ái Bình từng là Phó Tham mưu trưởng Quân đội Cộng sản Trung Quốc. Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra vào tháng 5 năm 1966, thượng cấp trực tiếp của ông, tổng tham mưu trưởng La Thụy Khanh, trở thành người đầu tiên bị quân đội đả đảo. Ngay sau đó, Trương Ái Bình cũng bị đả đảo, bị chụp lên các tội danh: bao che cho La Thụy Khanh; đồng tình với Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình; kêu oan kêu khuất cho “tập đoàn phản đảng Bành La Lục Dương”; vu cáo miệt thị “đại Cách mạng Văn hóa”; phản đối Mao chủ tịch v.v.
Trương Ái Bình đầu tiên bị dán áp phích chữ lớn. Từ Bộ Tổng tham mưu đến Ủy ban Khoa học Công nghệ Quốc phòng, từ tầng một đến tầng sáu, những tấm áp phích chữ lớn phê phán ông được dán khắp nơi, có tới 50.000 tấm.
Tiếp theo là ải phê đấu. Bộ Tổng tham mưu đã triệu tập đại hội “Phê bình và vạch mặt phần tử phản đảng Trương Ái Bình”, kéo dài trong 20 ngày liên tục. Sau đó, ông bị lôi đến Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng và các viện nghiên cứu khoa học dưới quyền để phê đấu.
Vào ngày 26/12/1967, với sự phê chuẩn của Mao Trạch Đông, chủ tịch Quân ủy Trung ương, Trương Ái Bình chính thức bị tróc nã. Cùng ngày, ông bị các điều tra viên bắt tại nhà sau khi bị bịt mắt bằng một miếng vải đen, một lần giam là 5 năm.
Trương Ái Bình sau đó hồi ức lại: “Xe chạy lòng vòng rất lâu. Khi tôi được tháo tấm vải, nhìn thấy một căn phòng nhỏ ẩm thấp, tối tăm. Tôi không biết nó ở đâu.” “Có một tấm phản làm giường, một ghế đẩu nhỏ. Cửa sổ bị dán kín và đèn luôn sáng. Thắt lưng, giày dép đều bị tịch thu. Khi đi phải vén quần lên, khi ngủ phải quay mặt ra ngoài, khi ngồi phải đặt tay lên đầu gối. Trên cửa có một lỗ nhỏ, bên ngoài phủ một tấm vải đen để dễ quan sát bên trong. Mỗi người hai bát được phát qua lỗ ở dưới cùng của cửa khi bữa ăn được phục vụ. Đi vệ sinh phải báo trước, có khi không đợi được, phân són ra quần. Ngoài việc đề thẩm, thì phải viết tài liệu thú tội.”
Trương Ái Bình thành “đảng viên giả”
Từ ngày 8 đến ngày 22/1/1968, Trương Ái Bình bị đột kích thẩm vấn 15 lần. Tổ chuyên án đã dùng các thủ đoạn như liên tục đột thẩm, phạt đứng, ngụy tạo bằng chứng v.v. buộc ông phải nhận mình là đảng viên giả, đặc vụ Nhật, cung cấp tin tức tình báo cho địch.
Cuối cùng, tổ chuyên án đưa ra kết luận: “Trương Ái Bình chưa bao giờ gia nhập ĐCSTQ, và là một đảng viên giả mạo thâm nhập vào nội bộ đảng”. Ngày 5/3/1968, lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu trong một tài liệu trình thượng cấp đã viết: “Vấn đề Trương Ái Bình là phần tử đặc vụ Nhật Bản căn bản đã có thể định án.”
Trương Ái Bình đã gia nhập ĐCSTQ vào tháng 8/1928, vì ĐCSTQ vào sinh ra tử trong nhiều thập kỷ, đến năm 1955, ông được phong quân hàm cấp tướng. Ông là người kiến tạo trên thực tế của Hải quân và Quân đoàn pháo binh thứ hai của ĐCSTQ, đồng thời là người lãnh đạo trên thực tế của công trình “hai bom hạt nhân và một vệ tinh”, từng bốn lần là ủy viên chủ nhiệm của Ủy ban thử nghiệm hạt nhân và tổng tư lệnh hiện trường thử nghiệm; ông đã tổ chức thử nghiệm thế hệ tên lửa đất đối đất đầu tiên của ĐCSTQ, vụ nổ bom tháp nguyên tử đầu tiên, vụ nổ bom không nguyên tử đầu tiên và vụ thử bom nguyên tử thứ ba.
Nhưng khi Cách mạng Văn hóa đến, Trương Ái Bình trở thành “đảng viên giả” và “đặc vụ Nhật Bản”. Lẽ nào tất cả những công tác đó đều được hoàn thành dưới sự lãnh đạo của một “đảng viên giả” và “đặc vụ Nhật Bản”?
Từ điều này có thể thấy sự hoang đường và điên rồ của Cách mạng Văn hóa.
Trương Ái Bình suýt bị đầu độc đến chết
Trong thời gian bị giam giữ, Trương Ái Bình suýt bị đầu độc đến chết.
Vào tháng 5/1972, ông đã mất tự do hơn bốn năm và bị tra tấn đến mức không thể nhận ra. Một buổi trưa nọ, ông đang tắm bỗng chóng mặt, ngã mạnh xuống nền bê tông, dẫn đến gãy xương chân trái. Ông cố gắng bám vào một chiếc ghế dài, từ từ bò trở lại phòng giam tối tăm và ẩm ướt.
Vài ngày sau, Trương Ái Bình với hóa danh là “Trương Tục” được đưa vào Khu phẫu thuật số 6 của Bệnh viện 301 để “theo dõi điều trị”. Bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật ghép xương cho ông, khâu vết thương 21 mũi, sau đó tiến hành điều trị nắn chỉnh phục vị.
Vào thời điểm đó, sáu cảnh vệ Bắc Kinh chịu trách nhiệm giám hộ ông, và đội trưởng là Triệu Bảo Quần. Triệu Bảo Quần là một quân nhân có thiện tâm, trong thời gian giám hộ “Trương Tục” đã chăm sóc ông rất nhiều.
Vào khoảng 8 giờ tối ngày 28/7/1972, Triệu Bảo Quần vừa mới nằm nghỉ sau khi tan sở, thì chuông điện bên cạnh giường đột ngột reo lên, anh vùng dậy và lao lên tầng năm. Khi đó, “Trương Tục” đã trong trạng thái tím tái, sùi bọt mép và hôn mê.
Binh sĩ trực ban báo cáo: “Mười phút trước, một bác sĩ đeo khẩu trang mang đến một bát thuốc bắc và yêu cầu ông ấy uống. Sau khi uống bát thuốc bắc, đầu tiên ‘Trương Tục’ nôn mửa, sau đó bị co giật, rất nhanh hiện tại đã như thế này.”
Triệu Bảo Quần lập tức báo cáo với thủ trưởng bộ đội. Thủ trưởng chỉ thị cho anh: nhanh chóng thông báo cho bệnh viện phái nhân viên cứu hộ. Triệu lập tức gọi cho phòng trực của bệnh viện, nhưng không ai trả lời. Anh phải gọi năm lính canh đến phòng bệnh, truyền đạt tử lệnh: “Không ai được phép ra khỏi phòng bệnh, và không được phép cho người ngoài bước vào phòng bệnh cho đến khi bác sĩ điều trị đến.”
Sau đó, anh nhanh chóng chạy đến nhà Tống Lam Phát, bác sĩ điều trị, cách đó 1 km. Bác sĩ Tống sau khi biết chuyện đã nói: “Có kẻ đang giở trò, hãy nhanh chóng cứu người.” Sau hai ngày hai đêm nỗ lực giải cứu, “Trương Tục” cuối cùng cũng mở được hai mắt.
Tại sao tướng Trương lại ở trong một tình huống nguy hiểm như vậy? Trong quá trình giải cứu, Trương Bảo Quần đã bí mật thu thập một số cặn thuốc bắc, sau đó cùng bác sĩ quân y Tống kiểm tra cặn thuốc, phát hiện có nhiều hạt “dương kim hoa” không có trong đơn thuốc. Bác sĩ Tống nói rằng đây là một loại Trung dược có độc tính, có thể gây tử vong nếu uống quá liều.
May mắn thay, Trương Ái Bình đã gặp được Trương Bảo Quần, nếu không, tính mạng của ông có thể khó bảo toàn.
Vào ngày 13/9/1971, người kế nhiệm được chỉ định của Mao Trạch Đông là Lâm Bưu đã qua đời trong một vụ tai nạn máy bay ở Undur Khan, Mông Cổ. Sau đó, Mao Trạch Đông đổ hết trách nhiệm cho Lâm Bưu về việc đả đảo nhiều quan cao. Bằng cách này, một số lão cán bộ từng bị đả đảo dần dần được trả tự do.
Ngày 6/11/1972, Trương Ái Bình cũng được trả tự do và trở lại công tác.
Tại sao Trương Ái Bình bị cầm tù?
Trước hết, ông đắc tội với Mao Trạch Đông.
Trước khi Mao phát động Cách mạng Văn hóa, ông ta luôn lo lắng rằng ai đó sẽ đảo chính, tiếm quyền và đoạt mạng ông ta. Ai có nhiều khả năng làm chính biến? Một là người nắm giữ “nòng súng”, hai là người nắm giữ “cán đao”. La Thụy Khanh, khi đó là bí thư trưởng Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tham mưu trưởng, là một trong những người kẻ đáng ngờ nhất đối với Mao.
La giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an trong mười năm, đồng thời là Tư lệnh lực lượng công an, là người trường kỳ nắm giữ “cán đao”. Sau đó, ông trở thành bí thư trưởng Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tham mưu trưởng, lại trở thành người nắm giữ “nòng súng”.
Đương thời, không ngừng có người hướng tới Mao tố cáo, rằng La Thụy Khanh trong mắt không nể ai, độc chiếm đại quyền, điều này khiến Mao rất lo lắng.
Vào tháng 12/1965, Mao tổ chức một hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị Trung ương tại Thượng Hải để vạch trần và phê phán La Thụy Khanh. La không hề có bất kỳ sự chuẩn bị tư tưởng nào, khi đó La đang thị sát Vân Nam, nhận được thông tri tạm thời và được chuyên cơ “hộ tống” đến Thượng Hải, sau đó trực tiếp bị “khống chế nội bộ”, bị cách chức mọi chức vụ trong quân đội.
Trương Ái Bình đương thời đang tham gia “Vận động tứ tẩy” ở Giang Tô, cũng tạm thời được triệu đến Thượng Hải, chưa hề chuẩn bị tinh thần để vạch trần và phê phán La.
Khi khai hội, bầu không khí của hội trường căng thẳng, im lặng bao trùm. Trần Nghị, nguyên soái của ĐCSTQ, nói với Trương Ái Bình: “Cậu công tác trong Bộ Tổng tham mưu, nếu tổng tham mưu trưởng xuất hiện vấn đề gì, cậu là phó tổng tham mưu trưởng, nên nói rõ. Cậu nên nói trước với mọi người.”
Trương Ái Bình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nói rằng ông không biết hội nghị thảo luận về những vấn đề gì của La Thụy Khanh. Lâm Bưu, phó chủ tịch thứ nhất Quân ủy trung ương, rất tín nhiệm La Thụy Khanh, rất phóng tay, La luôn nói rằng mọi việc đều được sự đồng ý của Lâm Bưu, ai biết được những chuyện này sẽ xảy ra, đây là lần đầu tiên ông nghe thấy.
Vào thời điểm đó, những từ này “cực không chính xác về chính trị”. Mao muốn lật đổ La nên đã tinh tâm chỉ đạo vở kịch này, các diễn viên thuộc mọi tầng lớp đều phải phối hợp diễn xuất, “vạch trần” rất nhiều vấn đề của La. Còn ông, Trương Ái Bình, là phó tổng tham mưu trưởng, ông nói ông không biết, chẳng lẽ từ Mao đến những người tuân theo chỉ thị hành sự đều tung tin đồn nhảm? Tất cả đều “từ không nói có”? Tâm lý Mao Trạch Đông hẳn đã thấy khó chịu.
Lý do thứ hai khiến Trương Ái Bình bị đả đảo là ông đã đắc tội với Dương Thành Vũ.
Sau khi La Thụy Khanh bị cách chức, Dương Thành Vũ được bổ nhiệm làm quyền tham mưu trưởng.
Vào tháng 5/1966, ĐCSTQ đã tổ chức hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị, chính thức thông qua “Thông tri ngày 16/5″ phát động Cách mạng Văn hóa. Tại cuộc họp này, “tập đoàn phản đảng Bành La Lục Dương”, tập đoàn phản đảng đầu tiên trong Cách mạng Văn hóa, đã bị đả đảo, mà La chính là La Thụy Khanh.
Sau đó, Dương Thành Vũ đã triệu tập một cuộc họp của các cán bộ cấp cao của Bộ Tổng tham mưu để truyền đạt vấn đề về “tập đoàn phản đảng Bành La Lục Dương”, và đã chụp cho La rất nhiều tội danh. Trương Ái Bình lúc đó đang tổ chức vụ thử bom nguyên tử lần thứ ba, ông vội vã trở về Bắc Kinh từ bãi thử ở Tây Bắc để tham hội nghị.
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu đề nghị ông phát biểu ý kiến. Ông nói: Tôi không dị nghị quyết định của trung ương, nhưng tôi không quen được cảnh một số phần tử cơ hội cố hết sức để lấy lòng khi người ta đương quyền, nhưng khi người ta có vấn đề thì liền thêm dầu vào lửa.
Biểu thái này đã đắc tội với Dương Thành Vũ.
Tại hội nghị ở Thượng Hải, Trương Ái Bình không kiên định đứng về phía Mao Trạch Đông, sau đó bị đối xử lạnh nhạt. Lúc đó, ông đang làm việc trực tiếp với quyền chánh văn phòng. Ngoài thanh danh trong quá khứ của Trương Ái Bình là “thích phạm thượng”, “thân đầy gai góc”, “xúc phạm không nổi” v.v., tất cả những yếu tố này cộng lại đã trở thành nguyên nhân chủ yếu khiến ông bị giam giữ trong Cách mạng Văn hóa hơn 5 năm.
Lý do thứ ba khiến ông bị đả đảo, bởi vì bản thân ĐCSTQ là một “cối xay thịt”, những người nằm trong đó đều không ngừng “chỉnh đốn” lẫn nhau.
Cụ thể, Dương Thành Vũ là người “chỉnh đốn” Trương Thái Bình, La Thụy Khanh, tham mưu trưởng tiền nhiệm của Dương Thành Vũ, đã bị “chỉnh đốn” đến mức phải tự sát bằng cách nhảy lầu trong Cách mạng Văn hóa; cựu tham mưu trưởng của La Thụy Khanh, Hoàng Khắc Thành, bị đả thành thành viên của “tập đoàn phản đảng Bành La Lục Dương” vào năm 1959. Người tiền nhiệm của Hoàng Khắc Thành, Túc Dụ, là tổng tham mưu trưởng đầu tiên của ĐCSTQ, ông ta bị đả đảo vào năm 1958 vì cái gọi là “chủ nghĩa giáo điều”.
Không lâu sau khi Dương Thành Vũ đả đảo Trương Thái Bình, chính bản thân ông ta cũng bị đả đảo. Người kế nhiệm của Dương Thành Vũ, tổng tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng, lại bị đả đảo vào năm 1971 với tư cách là thành viên của “tập đoàn phản đảng Lâm Bưu”.
- Chứng kiến nội bộ đầy xú ác, bốn hồng nhị đại quyết đoạn tuyệt với ĐCSTQ
- Di họa cho hậu đại, số phận bi thảm của con cái những lão tổ tông của ĐCSTQ
Cho đến ngày nay, những cuộc đấu nội bộ như vậy vẫn diễn ra gay gắt quyết liệt, chừng nào “cối xay thịt” ĐCSTQ chưa bị xóa bỏ hoàn toàn, thì chuyện “chỉnh nhân” sẽ còn tiếp diễn không ngừng.
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch