Hòa thượng Tế Công đại danh đình đám thời Nam Tống, có nhiều giai thoại về sự hành hiệp trượng nghĩa, tế thế cứu người của ông được lưu truyền rộng rãi, hình tượng ông mặc rách rưới, không kiêng rượu thịt, hài hước và điên điên đã thâm nhập sâu vào tâm trí mọi người.

Tế Công là người Đài Châu, tỉnh Triết Giang, sinh năm 1148, tên thật là Lý Tu Duyên, pháp hiệu “Đạo Tế”, được liệt vào danh sách tổ thứ 50 của Thiền tông, và tổ thứ 6 của phái Dương Kì. Ông xuất gia tại chùa Quốc Thanh, sau này cư ngụ tại chùa Linh Ẩn, bái sư trụ trì Huệ Viễn (hiệu ‘Hạt Đường’ và ‘Phật Hải’) làm thầy. Sau khi Huệ Viễn viên tịch, Tế Công chuyển đến chùa Tịnh Từ.

Tế Công có y thuật tinh thông, không chỉ trị bệnh cho bách tính, mà còn giúp đỡ chúng sinh nghèo khổ yếu đuối, chương thiện trừ ác, từ đó mà ông được tôn là “Phật sống Tế Công”. Dân gian truyền thuyết, ông là Giáng Long La Hán chuyển thế.

Năm 1209, Tế Công viên tịch tại chùa Tịnh Từ, hưởng thọ 61 tuổi. Trước khi lâm chung ông có viết một bài kệ: 

Lục thập niên lai lang tịch,
Đông bích đả đáo tây bích.
Như kim thu thập quy lai,
Y cựu thủy liên thiên bích.

Trong năm 2009 và 2012, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun lần lượt sản xuất các vở vũ kịch “Tế Công cướp dâu” và “Tế Công trừng ác”, triển hiện trí huệ và thần thông của vị cao tăng này. Cả hai tiết mục đều ngắn gọn, tiết tấu nhanh, hóm hỉnh và sinh động. Tình tiết cốt truyện, diễn giải vũ đạo, âm nhạc nguyên bản, màn trời có động năng đều là những điểm nổi bật.

Một ngày nọ, Tế Công đến một ngôi làng, đúng lúc một cặp tân nương tân lang đang cử hành hôn lễ. Khi tân nương nhìn thấy Tế Công, biết đây là người tu hành, cung kính tiến lên hành lễ, nhưng Tế Công đột nhiên túm lấy cô dâu, không phân bua gì mà cõng trên lưng bỏ chạy. Tân lang và thôn dân sau thoáng ngơ ngác, vội vã truy đuổi theo sau, chạy một mạch ra ngoài thôn… đó là vì sao?

Vào ngày xuân, các thiếu nữ cùng nhau đi hái hoa, nhảy múa uyển chuyển. Một gã thanh niên độc ác tham luyến mỹ sắc, muốn làm điều sai trái. Lúc này, Tế Công đang đi ngang qua, chẳng dùng quyền, chẳng dùng cước, phe phẩy cái quạt gãy trong tay mà khuất phục kẻ thủ ác. Trong đó có huyền cơ nào?  

Chùa Tịnh Từ, một trong bốn ngôi chùa lớn ở Tây Hồ, Hàng Châu. (Tyg728/Wikipedia)

Tế Công khi tại thế đã lưu lại rất nhiều thần tích, trong đó nổi tiếng nhất là vận chuyển gỗ từ dưới giếng sâu. Đó là vào năm Gia Thái thứ tư (1204), chùa Tịnh Từ bị hỏa hoạn lớn, sư trụ trì, Thiền sư Đức Huy, bị lửa thiêu rụi. Quận thủ tấu thỉnh ban vàng để xây lại chùa. Tế Công cũng tham gia quyên góp. Ông thi triển thần thông, từ Tứ Xuyên vận chuyển đến rất nhiều thân gỗ rất lớn, những thân gỗ này trôi từ sông Trường Giang đến biển Đông, lại đến sông Tiền Đường, cuối cùng nổi lên từ trong giếng Tỉnh Tâm của chùa Tịnh Từ. Mọi người dựng một cái giá cạnh giếng, kéo từng thân gỗ ra khỏi giếng. Cái giếng cổ này đến nay vẫn còn nằm đó, thu hút vô số du khách đến tham quan.

Tại chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, hậu nhân đã xây điện Tế Công, trong điện trưng bày 18 bức tranh tường giới thiệu những sự tích của Tế Công, trong đó, bức tranh tường thứ mười ba biểu hiện chính là sự tích giếng cổ vận chuyển gỗ. Trong tranh, hết khúc gỗ này đến khúc gỗ khác từ trong giếng phun ra, các tăng nhân kinh ngạc mắt trừng miệng há.

“Linh Ẩn Tự Chí” có viết: “Tổ sư Tế điên, tên Đạo Tế, là con trai của Lý thị ở Đài Châu. Sơ tham hạt đường, tri phi phàm khí, nhiên ẩm tửu thực nhục, hữu nhược phong cuồng. Giam tự chí bất năng dung, trình chi hạt đường. Phê vân: ‘Pháp môn quảng đại, khởi bất dung  

nhất điên tăng da?’ Nhân toại bất cảm ngôn. Cập viễn công kí tịch, xuất cư Tịnh Từ tự, luy hiển thần thông, kỳ di đa đoan…”

Từ điều này có thể thấy, thứ nhất: Thiền sư Huệ Viễn lần đầu tiên nhìn thấy Tế Công, đã biết rằng không phải là bậc bình phàm. Thứ hai, Huệ Viễn phê: “Pháp môn rộng như vậy, lẽ nào không dung nổi một hòa thượng điên cuồng?” Lời nói của Huệ Viễn thể hiện sự rộng rãi và bao dung của Phật môn. Thứ ba, Tế Công xác thực có thần thông quảng đại, có sách sử làm bằng chứng.

Ghi chú: “Linh Ẩn Tự Chí” là một biên niên sử trong chùa ghi lại cụ thể các tình huống tương quan của chùa Linh Ẩn, do Bạch Hành biên soạn vào những năm Vạn Lịch thời nhà Minh, và các học giả thời nhà Thanh có thêm bớt.

Xin mời bấm xem “Tế Công cướp dâu 濟公搶親” và “Tế Công trừng ác 濟公懲惡” của Tác phẩm Thần Vận 神韻作品.

Tác giả: Cao Thiên Vận, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: