Trong “Hồng Lâu Mộng”, đạo sĩ què lấy gương chiếu cõi người, soi rõ sự si mê và hoang đường của nhân sinh, giúp ta tỉnh ngộ. Hiện tại, chúng ta lấy gương chiếu vào ĐCSTQ, khiến những tà ác và hoang ngôn của nó hiện nguyên hình, chúng ta cũng đột nhiên tỉnh ngộ.

Cuốn sách “Hồng Lâu Mộng” có gì hay mà khiến hàng vạn người đàm đạo? Có câu nói: Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị, ý tứ rằng tiểu thuyết cổ kim, Hồng Lâu Mộng là thứ nhất. Dù không khỏi có chút khoa trương, nhưng đều là giới văn nhân nhất tâm tình nguyện đánh giá. Hồng Lâu Mộng vốn nổi tiếng là một trong “tứ đại danh tác” của Trung Hoa, có vẻ như mỗi lần tình cờ lật qua cuốn sách này lại có một chủ đề hay để đàm đạo.

Phong Nguyệt Bảo Giám – nhìn thấu ảo mộng thế gian

Hôm nay, tôi lật đến chương thứ mười hai của Hồng Lâu Mộng – “Vương Hy Phượng độc ác, bày cuộc tương tư; Giả Thiên Tường chết oan, soi gương phong nguyệt. Trong hồi này có một danh đường, gọi là Phong Nguyệt Bảo Giám. Phong Nguyệt Bảo Giám kỳ thực là một chiếc gương báu, hình ảnh phản chiếu của mặt trước (chính diện) và mặt sau (phản diện) của gương là trái ngược nhau, bạn nghĩ điều đó chẳng phải rất thần kỳ sao?

Trong sách kể rằng, chàng thư sinh trẻ Giả Thụy mắc bệnh tương tư, dục hỏa công tâm, yểm yểm nhất tức (dục tình bốc hỏa đốn tim, khiến tim đau thở không nổi), lúc này có một vị đạo sĩ què đã đưa cho cậu ta một chiếc gương và nói rằng nó “chuyên trị chứng tà tư vọng động, có sức mạnh tế thế bảo sinh… Nhất thiết đừng nhìn vào mặt chính diện của gương, chỉ nhìn mặt phản diện của gương, rất cấp bách, cấp bách!” Giả Thụy như bắt được kho báu, nhìn vào mặt phản diện của gương, thì thấy một cái đầu lâu. Giả Thụy mắng chửi và vội vàng nhìn vào mặt chính diện, liền nhìn thấy một mỹ nữ, tâm dục lại nổi lên dữ dội. Lần này hỏng rồi, mạng nhỏ tiêu rồi, đáng thương cho Giả Thụy, từ nhỏ không học tốt, đã tự chôn vùi bản thân rồi! 

Chiếc gương này thực sự là một bảo vật, mặt chính là một mỹ nữ mê người, lật lại, mặt phản lại là một cái đầu lâu đáng sợ. Mỹ nữ và đầu lâu, tại sao chúng lại liên quan với nhau? Trên thực tế, có một cái gì đó ở đây, ý tứ là mỹ sắc ở nhân gian, nếu bạn nhìn nó trong si mê, thì thấy hoàn mỹ không tỳ vết; Nếu bạn nhìn nó trong thanh tỉnh, thì thấy xú ác vô bỉ. Chính là như vậy, cùng là mỹ nữ hay soái ca, bạn trong trạng thái si mê mà nhìn và trong trạng thái thanh tỉnh mà nhìn, thì hai cảm giác cảm ngộ đó là, một trên thiên thượng, một dưới địa hạ – chính là khác biệt lớn đến vậy. Người đã có chút từng trải, đều có loại thể hội này.

Quả là, gương của vị đạo sĩ què thực sự có điểm thần kỳ! Nếu bạn dùng nó để nhìn những nhân gian mỹ sự khác, nó chẳng linh nghiệm sao? Ví dụ, nhìn vào những hảo sự “công thành danh toại”, thì mặt chính diện là: đầu đội mũ ô sa, xung quanh là một đám tiểu nô trẻ tuổi; nhìn vào mặt phản diện, chỉ là một gói tro cốt, một ngôi mộ nhỏ. Chiếc mũ ô sa cũng vậy, hay mấy tiểu nô cũng vậy, chỉ duy trì vài chục năm, xuống âm gian thì đều phải hoàn trả lại.

Có đạo lý, hãy chiếu gương vào một cảnh tượng đẹp khác: “giàu sang phú quý, trám kim trám ngân”, chiếu vào, thì mặt chính diện sẽ thấy nào là xe sang, biệt thự, giàu nghiêng thiên hạ; nhìn vào mặt phản diện, khi hai chân đã duỗi thẳng, hai mắt kia khép lại, hồn xuống âm ty, thì xe sang, biệt thự hay vàng bạc, dẫu một khắc cũng chẳng thể mang theo. 

Lại chiếu vào “thê tử nhi tôn”, mặt chính diện, thì vợ chồng ân ái, con cháu mãn đường, gia đình hạnh phúc; Nhìn vào phụ diện, khi đã chết rồi, vợ thì tái giá, đến lúc già, con cháu phớt lờ, thế thái nóng lạnh, vốn là điều thường tình.

Chiếu vào thứ nào cũng thế, việc của bạn dù mỹ hảo đến đâu, bạn tài tình đến đâu, thì hãy nhìn vào đằng sau chiếc gương bảo bối này. Có thể nói vị đạo sĩ què này đúng là một cao nhân, ông ấy đã lấy đạo lý này biên thành một bài hát, gọi là “Hảo liễu ca”, hát rằng:

Người đời đều cho thần tiên hay,
Mà chuyện công danh lại vẫn say!
Xưa nay tướng soái nơi nào đây,
Một dãy mồ hoang cỏ mọc đầy!

Người đời đều cho thần tiên hay.
Những hám vàng bạc lòng không khuây!
Suốt ngày những mong chứa cho đầy,
Đến lúc dầy rồi nhắm mắt ngay!

Người đời đều cho thần tiên hay!
Nhưng thích vợ đẹp lòng không khuây!
Lúc sống ái ân kể suốt ngày,
Lúc chết liền bỏ theo người ngay!

Người đời đều cho thần tiên hay!
Muốn đông con cháu lòng không khuây!
Xưa nay cha mẹ thực khờ thay,
Con hiền cháu thảo ai thấy đây!

Phàm ai đã đọc qua Hồng Lâu Mộng, ngay cả khi bạn chỉ đọc nó một lần, cũng không thể quên bài “Hảo liễu ca” này, nói thật tài tình, thật chí lý! Nói tận cùng những si mê và thanh tỉnh của một đời người. Si mê và tỉnh ngộ của một đời người đều nằm trong hai mặt của chiếc gương báu đó, chiếu chính diện thì là si mê hồ đồ, chiếu phản diện mới là chân tướng.

Giang Sơn Phong Nguyệt xứ xứ hảo (Fotolia)

Phong Nguyệt Bảo Giám – Kính chiếu yêu

Vì chiếc gương này là một bảo vật, nếu lấy nó chiếu vào những thứ ngoài nhân sinh, e rằng còn có rất nhiều quan điểm khác. Ví dụ, kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, hãy lấy gương báu nhìn vào những thứ của ĐCSTQ.

Trước tiên chiếu vào đâu? Hoặc chọn một bức tranh tốt, như “kinh tế cải thiện”. Mặt trực diện: Toàn dân khá giả, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, GDP tăng vọt; òa, không tệ. Mặt phản diện: xã hội khá giả chỉ là trên giấy, GDP bình quân đầu người thấp một cách đáng thương, chỉ số hạnh phúc của người dân giảm mạnh. Đối mặt với sự thật, ĐCSTQ tuyên bố rằng mức sống của người dân đã được cải thiện, bạn còn dám thắc mắc không?

Tiếp theo, chiếu vào “công nghệ phát triển”. Mặt trực diện: thử thành công bom nguyên tử, phi thuyền vệ tinh vũ trụ bay lên, công xưởng khắp nơi. Mặt phản diện: núi rừng trơ ​​trọi, sông ngòi ô nhiễm, sương khói độc bao phủ. Mấy chục năm nay ĐCSTQ đấu Trời đấu Đất, phát triển công nghệ, khiến những dòng sông lớn và những ngọn núi của Trung Quốc gần như bị hủy hoại. Trong tương lai, nếu gặp ĐCSTQ khoác lác về công nghệ, hãy nhanh chóng yêu cầu nó hoàn trả lại non sông gấm vóc của ta!

Tiếp tục chiếu vào “giáo dục phát triển”. Mặt trực diện: phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm, giáo dục đại học đại chúng hóa, và mọi người trẻ bạn gặp đều là sinh viên đại học; Mặt phản diện: sinh viên đại học thất nghiệp sau khi tốt nghiệp, người già ngã quỵ không ai giúp, trẻ em bị ô tô cán không ai gọi cảnh sát. Vì sao? Vì giáo dục của ĐCSTQ chỉ dạy sách, không dạy người, không thể ươm mầm những tài năng xuất chúng. Tiền Học Lâm lúc sinh thời không dám nói, đến lúc lâm chung mới dám nói ra chân tướng.

Một số người có thể nói, dù ĐCSTQ vạn ác, thì vẫn luôn có một số điều tốt, ví như mạnh tay chống tham nhũng hủ bại. Vậy hãy chiếu gương báu vào “mạnh tay phản hủ”. Mặt chính diện là: hàng trăm đại lão hổ ngã ngựa, hàng triệu con ruồi bị đánh; Mặt phản diện là: Lão hổ và ruồi nhặng càng đánh càng nhiều, đấu tranh bè phái trong nội bộ đảng không bao giờ ngơi nghỉ. Thử nghĩ xem, bắt đầu từ Mao Trạch Đông tam phản ngũ phản, ĐCSTQ có phen nào không “mạnh tay” chống tham hủ? Có tác dụng không? Vô Thần luận, duy vật luận đã thịnh hành, tôn giáo tín ngưỡng bị đả kích, muốn chống tham hủ thì càng chống càng hủ bại!

Một số người đã minh bạch và nói, phép chiếu này không tệ, nó sẽ khiến mọi người trên toàn thế giới nhìn thấu ĐCSTQ! ĐCSTQ là một tên ma đầu, một kẻ đại lưu manh, thảo nào người Trung Quốc sống thống khổ như vậy. Tuy nhiên, nó có một đội quân khổng lồ, ai có thể làm gì nó? Câu nói này nhắc nhở chúng ta rằng nó vẫn còn một “sức mạnh quân sự cường đại” chưa được xem xét. Đầu tiên, hãy chiếu chính diện: lưỡng chiến nhất tinh (hai quả bom và một vệ tinh), một triệu cảnh sát vũ trang, quân đội quy mô lớn nhất thế giới và sức mạnh quân sự lớn thứ ba toàn cầu; đủ cường đại. Mặt phụ diện: đảng cầm súng, quân đội phục vụ ĐCSTQ, dân chúng thành bia đỡ đạn, dư luận bất bình, toàn cầu cô lập.

Còn nhớ Khang Hy? Ông đương thời không tán thành việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành, với lý do người nào thu phục được nhân tâm thì sẽ thu phục được thiên hạ, vậy tại sao ĐCSTQ lại phải mở rộng trang bị vũ trang? Hiện tại ĐCSTQ đã mất lòng dân quá lâu, quân đội càng mạnh thì cái chết càng cận kề. ĐCSTQ coi quân đội như rơm cứu mạng. Điều đó có sai không?

Trong “Hồng Lâu Mộng”, đạo sĩ què lấy gương chiếu nhân sinh, soi rõ sự si mê và hoang đường của nhân sinh, giúp ta tỉnh ngộ. Hiện tại, chúng ta lấy gương chiếu vào ĐCSTQ, khiến những tà ác và hoang ngôn của nó hiện nguyên hình, chúng ta đột nhiên tỉnh ngộ. ĐCSTQ hóa ra là như vậy, vậy hãy để nó sớm “sụp đổ”. 

Sau đây là bài vè “Đảo liễu ca” do tác giả tự biên soạn, dựa theo nhịp điệu của bài “Hảo liễu ca” của Hồng Lâu Mộng, mời các bạn tham gia góp ý:

Thế nhân đô tưởng trung cộng đảo, khước thuyết kinh tế đề cao liễu,
Trung cộng tiền tài mê tâm khiếu, hạnh phúc chỉ số hạ hàng liễu。
Thế nhân đô tưởng Trung cộng đảo, khước thuyết khoa kĩ phát đạt liễu,
Trung cộng chiến thiên hựu đấu địa, sanh thái hoàn cảnh phá hoại liễu。
Thế nhân đô tưởng Trung cộng đảo, khước thuyết giáo dục phát triển liễu,
Trung cộng giáo thư bất dục nhân, lão nhân suất đảo bất phù liễu。
Thế nhân đô tưởng Trung cộng đảo, khước thuyết phản hủ giác chân liễu,
Trung cộng hủ bại hủ tại tâm, vận động nhất quá canh hủ liễu。
Thế nhân đô tưởng Trung cộng đảo, khước thuyết quân sự cường đại liễu,
Trung cộng thương can hộ tà đảng, thất tận dân tâm thiên diệt liễu.

Tạm dịch:

Thế nhân đều muốn Trung cộng đổ, nó bảo kinh tế đã đề cao,
Trung cộng tiền tài vạn người mê, chỉ số hạnh phúc lại đổ đèo.

Thế nhân đều muốn Trung cộng đổ, nó nói khoa kĩ rất phát đạt,
Trung cộng chiến Trời rồi đấu Đất, hoàn cảnh sinh thái phá hoại tất.

Thế nhân đều muốn Trung cộng đổ, nó bảo giáo dục phát triển cao,
Trung cộng dạy sách không dạy người, cụ già ngã xuống ai đỡ nào?

Thế nhân đều muốn Trung cộng đổ, nó bảo mạnh tay chống tham hủ,
Trung cộng hủ bại hủ tại tâm, vận động càng lắm càng tham hủ.

Thế nhân đều muốn Trung cộng đổ, nó bảo quân sự rất siêu việt,
Trung cộng nòng súng hộ tà đảng, mất hết lòng dân Trời ắt diệt.

Tác giả: Phạm Gia Thái, Epoch Times
Mộc Lan biên dịch

Từ Khóa: