Mục lục bài viết
“Tuyệt đại đa số người trong xã hội nói rằng, ai đối xử tốt với tôi cũng không bằng tôi đối xử tốt với chính bản thân mình. Vậy tại sao bạn lại đem quyền đối xử tốt với mình giao cho chính phủ?”. Đây là vấn đề mà Giáo sư Chương Thiên Lượng đặt ra khi nói về ‘hộ chiếu vắc-xin’ trong Chính luận thiên hạ đăng đàn ngày 4/4 vừa qua…
Chúng ta thử nghĩ xem, trong khi cánh tả đang thúc đẩy ‘hộ chiếu vắc-xin’, vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp thì những người bảo thủ (giữ gìn truyền thống) đang cố gắng hết sức để ngăn chặn, thậm chí một người đã tiêm vắc-xin… cũng kịch liệt phản đối ‘hộ chiếu vắc-xin’ trong bài đăng bày tỏ ý kiến cá nhân trên Fox News. Tại sao lại như vậy?
Dưới nhãn quang của mình, Giáo sư Chương cho rằng nếu áp dụng hộ chiếu vắc-xin, chính phủ sau đó sẽ thiết lập Hệ thống tín dụng xã hội, đây là thứ mà ĐCSTQ đang sử dụng. Hệ thống này phân công dân thành ‘công dân tốt’ và ‘công dân xấu’. Công dân tốt là nghe lời và đi tiêm vắc-xin, rồi có hộ chiếu vắc-xin. Sau đó sẽ có những đãi ngộ khác nhau dành cho hai loại công dân. Sự tự do của người bị dán nhãn ‘công dân xấu’ sẽ bị bóp nghẹt đến khó thở.
Trong bài phân tích còn đề cập đến những vấn đề rất đáng chú ý như: quyền và nghĩa vụ của công dân theo cách nhìn của những người bảo thủ (giữ gìn), tại sao có người đã tiêm vắc-xin lại phản đối ‘hộ chiếu vắc-xin’, chính phủ nếu lạm quyền thì người dân sẽ ra sao, hay như: tại sao phải cảnh giác với những ‘ông lớn’ công nghệ?…
Dưới đây là bài phân tích của Giáo sư Chương.
Những người bảo thủ nhấn mạnh hai điều về quyền và nghĩa vụ con người
Những người bảo thủ Mỹ nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cá nhân là individualism, chính là tôi đưa ra quyết định của riêng mình, tôi không nghe chính phủ, dù có bao nhiêu người làm vậy, tôi cũng không làm theo [vì] tôi là người có suy nghĩ độc lập.
Kỳ thực những người bảo thủ (giữ gìn) nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân individualism, thực ra là nhấn mạnh hai điều:
Điều thứ nhất chính là, tôi là người tự do, tôi không thể bị xâm hại. Thứ hai là, mỗi người phải có trách nhiệm đối với bản thân mình. Ý nghĩa là gì? Chính là tôi có quyền tự do lựa chọn, ví như nói liệu tôi có thể uống rượu hay không? Tôi có quyền tự do lựa chọn là tôi có thể uống hay không uống, đây là tự do của tôi. Nhưng hễ tôi uống, tôi chịu kết quả về sự lựa chọn của tôi. Nếu tôi uống quá nhiều, cuối cùng cơ thể bị hư hại, vậy thì việc tôi đã chọn thì tôi có chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó.
Cho nên ở đây, những người bảo thủ nói nó là một loại quyền lợi, quyền lợi cá nhân – personal rights, đây chính là quyền lợi cá nhân. Điều này cùng với nghĩa vụ cá nhân – personal responsibility, trên thực tế là điều mà những người bảo thủ muốn giữ gìn, ý tứ là mỗi người phải có quyết định của riêng mình và mỗi người phải tự chịu trách nhiệm cho quyết định của bản thân mình.
Bạn biết rằng, bạn không còn là đứa trẻ, bạn là một người trưởng thành, cho nên bạn có năng lực lựa chọn. Sau đó bạn có những suy nghĩ riêng của bản thân để đưa ra đánh giá. Những đánh giá và lựa chọn của bạn tạo thành hệ quả mà bạn có trách nhiệm gánh vác. Đây chính là quan niệm mà những người bảo thủ Mỹ giảng nói. Cho nên, quay trở lại vấn đề vắc-xin ở trên, việc tiêm hay không tiêm đối với những người bảo thủ mà nói là không quan trọng.

Tại sao người đã tiêm vắc-xin cũng phản đối ‘hộ chiếu vắc-xin’?
Có người đã tiêm vắc-xin nhưng họ lại kiên quyết phản đối hộ chiếu vắc-xin. Hôm nay tôi xem trên Fox News, có một bài báo, cũng là bài bình luận của tác giả về vấn đề hộ chiếu vắc-xin. Anh ấy nói: ‘Tôi nhất quyết phản đối thi hành hộ chiếu vắc-xin’. Hộ chiếu vắc-xin là thứ cũng giống như hộ chiếu, trên đó nói là đã tiêm những loại vắc-xin nào. Đương nhiên nó không phải là hộ chiếu trên giấy, mà nó chính là một app trên điện thoại.
Anh ấy nói: ‘Tôi kiên quyết phản đối nhưng tôi thẳng thắn thừa nhận là tôi đã tiêm rồi’. Tại sao? Bởi vì anh ấy nói: ‘Tôi là người đi khắp nơi du lịch, tôi phải bay rất nhiều nước, cho nên tôi không muốn sau khi tôi bay xong, tôi lại [đem] virus lây nhiễm cho người nhà của tôi. Sau khi tôi tiêm xong thì khi đi máy bay sẽ không sợ nữa. Đây là để bảo vệ gia đình tôi. Tuy là như vậy, nhưng tôi lại không muốn những đứa trẻ – con tôi làm điều đó’.
Vì sao? Anh ấy nói rằng: ‘Vắc-xin đối với trẻ em, chính là sự ảnh hưởng của dịch bệnh đối với trẻ em, chúng có uy hiếp cực kỳ nhỏ’. Nhỏ đến mức độ nào? Anh ấy rằng: ‘Sự nguy hiểm đó còn nhỏ hơn cả cúm thường. Vậy tại sao phải tiêm thứ này cho con tôi? Đúng không. Hơn nữa tôi cũng không biết tác dụng phụ lâu dài của vắc-xin là như thế nào’. Cho nên lời nói của người này là anh ta cương quyết phản đối việc thực thi hộ chiếu vắc-xin.
Thân thể là của mình, tại sao lại giao nó cho người khác?
Điều những người bảo thủ phản đối không phải là bản thân vắc-xin, mà là chính phủ hoặc những công ty lớn ép bạn phải tiêm vắc-xin, ép buộc mỗi người phải tiêm vắc-xin. Đây lại là một loại xâm phạm của công quyền đối với quyền tự do cá nhân. Hôm nay chính phủ có thể lấy vắc-xin làm lý do nói bạn phải tiêm vắc-xin. Thế thì ngày mai chính phủ nói tình trạng béo phì ở nước Mỹ quá nghiêm trọng rồi, cho nên mỗi người phải khống chế lượng đường hàng ngày. [Chính phủ] sẽ làm gì? Họ đưa cho bạn một phiếu phân phối, giống như vé mua đường thời ‘Cách mạng văn hoá’, bạn muốn mua đường thì phải đổi phiếu. Chính phủ sẽ nói rằng: “Tôi làm điều này là vì bạn mà, tôi không muốn bạn béo phì, bạn bị tiểu đường thì làm thế nào!”
Nhưng bạn có nghĩ rằng chính phủ có quyền làm thế không? Đưa cho bạn phiếu đường để hạn chế bạn ăn đường sao? Việc ăn nhiều hay ít chẳng phải là do bản thân quyết định sao? Bạn là người trưởng thành, ngay cả việc ăn đường nhiều ít cũng không khống chế được? Bạn cảm thấy chính phủ hạn chế bạn ăn đường là tốt với bạn? Nhưng đối với tuyệt đại đa số người trong xã hội, 95 thậm chí đến 99% sẽ nói rằng, ai đối xử tốt với tôi cũng không bằng tôi đối xử tốt với chính bản thân mình. Vậy tại sao bạn lại đem quyền [đối xử tốt với mình] giao cho chính phủ?

Đây là lý do vì sao một số người phản đối hộ chiếu vắc-xin. Đương nhiên có một số nhân sĩ cánh tả đề xuất một vài quan điểm như, trẻ em trường công lập khi nhập học phải tiêm vắc-xin. Đây là nói bậy, nói vô nghĩa. Bởi vì không có trường học nào ở Mỹ quốc yêu cầu loại vắc-xin mà về tính thực nghiệm bạn không biết nó có an toàn hay không, lấy đó làm điều kiện nhập học.
Cho nên nói, rất nhiều thứ loại này là do những người cánh tả mượn cớ mà thôi. Có thể có người nói: ‘Nếu bạn không tiêm vắc-xin, bạn sẽ ảnh hưởng đến an toàn của công chúng. Nếu bạn không tiêm vắc-xin bạn sẽ lây nhiễm cho công chúng’. Người nói những lời này, kỳ thực họ không tin vắc-xin có tác dụng. Bởi nếu bạn tin vắc-xin có tác dụng, vậy thì sau khi bạn tiêm xong, bạn sẽ an toàn, người khác không lây được cho bạn, vậy thì làm gì có những điều như ‘an toàn cho công chúng’! Có đúng như vậy không? Còn nếu bạn thấy bất an, chẳng phải bạn có thể tự quyết việc tiêm vắc-xin để đề phòng người khác lây nhiễm cho bạn, chứ không ai ép bạn phải tiêm cả.
Điều quan trọng ở đây là tại sao bạn phải cứ phải ép người khác tiêm vắc-xin?… Nếu cho rằng vắc-xin có tác dụng, sau khi bạn tiêm xong bạn sẽ yên tâm, nhưng bạn không nên ép người khác tiêm… Cánh tả có câu ‘my body my choice’ – thân thể của tôi do tôi làm chủ. Dù là theo lý niệm của cánh tả là ‘tôi làm chủ thân thể tôi’, vậy tại sao bạn nhất mực muốn lấy vắc-xin để tiêm vào cơ thể tôi?
Do đó tôi cho rằng những người theo chủ nghĩa bảo thủ – chính là người có lý tưởng bảo vệ truyền thống, họ sở dĩ cảm nhận việc này rất không thoải mái – thậm chí là không tốt, bởi vì họ cho rằng quyền lực chính phủ đã vượt quá giới hạn.
Hộ chiếu vắc-xin – bóp nghẹt tự do cá nhân
Mọi người có thể xem xét một chút, hôm nay tôi thấy tweet này, anh ta nói gì? Anh ta nói: ‘Hộ chiếu vắc-xin sẽ nhanh chóng đi theo sau Hệ thống tín dụng xã hội’. Social credit system – Hệ thống tín dụng xã hội, đây là thứ ĐCSTQ đang sử dụng. Cũng chính là nói, họ căn cứ theo tình huống mà bạn tiêm chủng vắc-xin mà phân công dân thành hai loại, một loại là công dân tốt, một loại là công dân xấu. Công dân tốt là nghe lời và đi tiêm vắc-xin, rồi có hộ chiếu vắc-xin. Sau đó họ có những đãi ngộ khác nhau dành cho hai loại công dân.
Ví dụ một công ty lớn, một hãng hàng không, họ có thể vì lý do bạn không tiêm vắc-xin mà từ chối đăng ký của bạn; siêu thị cấm bạn đến đó mua thực phẩm; khách sạn không cho bạn cư trú, vì không có hộ chiếu vắc-xin nên không cho bạn lưu trú. Thậm chí đến khi bầu cử, họ nói bạn không có đăng ký tiêm vắc-xin thì không cho bạn bỏ phiếu. Nơi bỏ phiếu là một không gian kín, họ nói bạn chưa được tiêm vắc-xin, bạn sẽ gây uy hiếp đến mọi người, cho nên bạn không thể bỏ phiếu…
Sự việc này nếu thực sự phát sinh sẽ là một công cụ hạn chế tự do của bạn. Vậy thì những công ty lớn nếu có một ngày ‘văn hoá loại bỏ’ (cancel culture) thịnh hành, rõ ràng bạn đã tiêm vắc-xin nhưng họ muốn loại bỏ bạn ra khỏi xã hội này, để bạn không có chỗ đứng trong xã hội này, họ chỉ cần ‘động nhẹ ngón tay’ để thay đổi dữ liệu của bạn và nói rằng bạn chưa được tiêm vắc-xin. Thế thì bạn khó mà ngóc đầu lên được, máy bay không cho bạn lên, không mua được thức ăn, sau đó khách sạn không cho bạn ở, không cho bạn bỏ phiếu bầu cử… Bạn thử nghĩ xem, như thế chẳng phải hạn chế đến mức khó thở sao? Cho nên chúng ta không thể lấy quyền lợi của mình giao cho những tổ chức như vậy, để họ quyết định chúng ta được làm gì và không được làm gì.
Cảnh giác với những ‘ông lớn công nghệ’
Mọi người không nên nghĩ hộ chiếu vắc-xin là không có gì. Khi công quyền đạt đến một mức độ nhất định, nó sẽ xâm phạm quyền cá nhân trên quy mô lớn, và hộ chiếu vắc-xin này có thể chỉ là một khởi đầu.
Có một số người cho rằng: ‘Tôi muốn đi xem diễn xuất, tôi muốn đi du lịch, những việc như thế… liệu tôi có thể tiêm vắc-xin không?’. Nếu là lựa chọn cá nhân tôi nghĩ bạn chọn thế nào cũng không thành vấn đề, nhưng nếu như đây là lựa chọn mang tính cưỡng ép thì không được.
Có rất nhiều công ty lớn, những người hiện tại trong đó có thể nói rằng: ‘Thông tin của tôi nằm ở trong công ty tư nhân, họ không phải là chính phủ. Trong app điện thoại, tôi có đăng ký thông tin tiêm vắc-xin như thế như thế, chẳng phải quá tốt hay sao. Sau đó công ty lớn sẽ giữ bảo mật cá nhân cho tôi, họ nói bạn cứ yên tâm, chúng tôi không xâm phạm bí mật của bạn, tôi sẽ không bán thông tin đó đâu’. Nhưng vấn đề là bạn có tin họ được không? Như Twitter hay là Facebook, họ đã bịt miệng những người họ không thích; những đối thủ họ không thích thì đá văng họ khỏi lưu trữ đám mây, Amazon khoá Parler. Bạn cảm thấy nếu họ muốn khống chế bạn, họ chẳng lẽ sẽ từ bỏ một công cụ mạnh mẽ như vậy sao? Họ chỉ cần động ngón tay, bạn liền không thể cư trú, không thể lên máy bay. Bạn nghĩ họ không dám làm như thế sao?
Kỳ thực tôi cảm thấy ngày xưa chúng ta thường nói quyền lực mà không bị hạn chế là quyền lực chính phủ, nhưng hiện nay là nói về những ‘ông lớn’ công nghệ. Chúng ta phải nghĩ biện pháp để họ không biết thông tin chúng ta quá nhiều, chúng ta mới tránh bị họ khống chế.
Có một số người nói trong vắc-xin này có gì đó, sau khi tiêm gen bạn sẽ thay đổi. Thực ra tôi không tin lắm điều này. Đương nhiên tôi là nói dựa trên kiến thức thông thường, tôi không tin lắm những điều này… Bởi vì hễ thay đổi bộ gen thì người này sẽ phát sinh biến hoá rất lớn, giống như thực phẩm biến đổi gen, đột nhiên thể tích biến của nó thành rất lớn, hoặc là xuất hiện biến hoá gì đó. Nếu thay đổi bộ gen người, tôi nghĩ rằng công nghệ vẫn chưa phát triển đến bước đó, không làm được việc tiêm vắc-xin mà thay đổi được bộ gen. Nhưng tôi cho rằng chính lực cưỡng chế của chính phủ hay của doanh nghiệp lớn mới là điều chúng ta cần cảnh giác.
Theo Chính luận thiên hạ
Mạn Vũ biên dịch
>> Xem loạt bài của GS Chương Thiên Lượng
Có thể bạn quan tâm:
- Bắc Kinh nhờ WHO giúp quảng bá vắc-xin chưa hoàn tất thử nghiệm, dấy lên lo ngại về an toàn
- Giáo dục Hoa Kỳ trở thành công cụ của cánh tả, giá trị truyền thống lâm nguy
- Cai nghiện ma túy chỉ trong 2 tuần: Chia sẻ của tay trống Sterling Campbell
- Mỹ: Sinh viên báo chí đưa tin trung thực về TT Trump và bầu cử 2020 bất chấp sự kỳ thị của giáo sư và bạn học
Bắc Kinh giấu tội như thế nào?
