Mục lục bài viết
Sau khi Elon Musk đóng tài khoản Twitter của một số ký giả vì lý do ‘việc tiết lộ toạ độ theo thời gian thực gây nguy hiểm cho ông và gia đình’, ông chủ của Tesla đã làm một cuộc điều tra ‘dân ý’ trên Twitter vào ngày 17/12/2022 rằng: ‘Có nên mở khoá những tài khoản trên hay không?’.
Kết quả có hơn 50 % người điều tra nói rằng nên mở, thế là Elon Musk đã mở lại những tài khoản trên. ‘Đa số nói mới được tính’, nhưng đa số có phải tuyệt đối đúng? Và đã đề cập đến dân chủ, thì ai mới là người có quyền phát ngôn thật sự?
Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 18/12/2022, cũng nhân câu chuyện Elon Musk gỡ phong sát cho các tài khoản Twitter của ký giả, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ góc nhìn về đại đa số và 2 điều kiện của dân chủ như sau.
Dân chủ lấy gì để chống đỡ?
Cuộc điều tra trên Twitter của Elon Musk cho thấy có 57,8 % cho rằng Musk nên gỡ phong sát những tài khoản Twitter kia. Điều này làm Giáo sư Chương nghĩ đến một vấn đề đó là: Việc Elon Musk điều tra ‘dân ý’ trông có vẻ là một quyết sách dân chủ, tức tuân theo ý kiến của đại đa số, nhưng Giáo sư Chương không cho là như vậy.
Giáo sư Chương từ trước đến nay không cho rằng ‘tiếng nói của đại đa số là vĩnh viễn đúng’. Dân chủ chính là đại đa số nói mới được tính, nhưng chúng ta nên minh bạch một điều rằng: Dân chủ cần có 2 thứ để cân bằng và chống đỡ.
Pháp trị
Điều thứ nhất là Pháp trị (法治: Rule of law, tức mọi người tuân thủ và bình đẳng trước pháp luật). Nếu dân chủ mà không có pháp trị, thì nó sẽ biến thành ‘bạo dân’, tức bạo chính của đa số. Cũng tức là: khi không có vạch giới tuyến để duy hộ công bình chính nghĩa, mọi người nói thế nào thì làm thế nấy, dưới tình huống như vậy sẽ diễn biến thành bạo chính của đa số.
Socrates vì sao chết? Chính là bị người Athens bỏ phiếu để xử tử. Giê-su sao lại bị đóng đinh lên thập tự giá? Bởi vì người Do Thái ‘bỏ phiếu’ bằng cách đồng thanh hô lớn: ‘Muốn giết Giê-su’, cho nên Chúa Giê-su mới bị đóng đinh trên thập tự giá.
Do đó dân chủ mà không có pháp trị, thì nó sẽ biến thành bạo chính của đa số, từ cái chết của Socrates và Giê-su chúng ta đã thấy được điểm này.
Tuy rằng dân chủ ở rất nhiều quốc gia đã trở thành điều không thể nghi ngờ, thậm chí coi dân chủ là giá trị tối cao, Giáo sư Chương nhìn nhận: Dân chủ không phải là giá trị tối cao, nó phải dựa vào nền pháp trị duy trì công bình chính nghĩa, cũng tức là chúng ta phải chiểu theo quy tắc để hành sự.
Đây là lý do vì sao Giáo sư Chương cho rằng điều Elon Musk làm ở trên không phải là dân chủ, bởi vì ở phía sau nó không có quy tắc. Bản thân hành vi tiết lộ hành tung của Elon Musk trên Twitter trực tiếp gây nguy hiểm đến an toàn của Elon Musk và gia đình ông, cho nên chiểu theo pháp luật hoặc chính sách phục vụ của Twitter mà nói, thì khoá những tài khoản ấy thì cứ khoá thôi.
Đương nhiên Elon Musk có thể nói rằng ‘tôi có thể gỡ phong sát cho anh ta, hoặc là phong sát bao nhiêu lâu mới gỡ’, nhưng đầu tiên Elon Musk phải chế định quy tắc sau đó mới chiểu theo quy tắc mà làm việc; chứ không thể tuỳ tiện nói ‘mọi người bỏ phiếu để làm việc gỡ phong sát’, cho nên Giáo sư Chương mới cho rằng đây là điểm không hợp lý trong cách làm của Musk. Đây là điểm thứ nhất.
Ai mới là người có quyền phát ngôn? Người có ‘trách nhiệm’
Thứ hai, khi Elon Musk làm điều tra ‘dân ý’, thì ai có quyền phát ngôn? Giáo sư Chương cho rằng, không phải ai cũng có quyền phát ngôn, chỉ có người có trách nhiệm mới có được quyền đó.
Có người sẽ cho rằng điều này không đúng, hoặc Giáo sư Chương đang nói phóng đại. Giáo sư Chương phản vấn rằng: Vậy thì tại sao trong luật hình sự Trung Quốc có tước quyền chính trị? Vì sao người phạm trọng tội ở Mỹ không được phép bỏ phiếu, chẳng phải họ cũng là công dân Mỹ sao?
Bởi vì người phạm trọng tội thậm chí còn không chịu trách nhiệm về hành vi của mình, làm sao có thể chịu trách nhiệm đối với xã hội? Do đó mới nói rằng: chỉ có người chịu trách nhiệm mới có quyền phát ngôn, và đây là yêu cầu cơ bản của dân chủ.
Quay lại câu chuyện gỡ phong sát, khi Elon Musk điều tra ‘dân ý’, vậy thì Elon Musk làm thế nào để phân biệt được ai là người có trách nhiệm?
Giáo sư Chương lấy câu chuyện về Tu chính án thứ 24 trong Hiến pháp Mỹ. Đây là Tu chính án mà Giáo sư Chương không thích nhất. Vì sao? Bởi vì Tu chính án này đã phế bỏ tư cách cơ bản nhất của người bỏ phiếu, trong quá khứ tư cách này chính là khi bạn nộp thuế thì bạn mới có quyền bỏ phiếu. Bạn nộp thuế là bạn đang cống hiến cho xã hội, cho nên bạn mới có quyền phát ngôn. Sau này Tu chính án thứ 24 quy định: những người không nộp thuế cũng có quyền bỏ phiếu, họ ra sức nhận phúc lợi; mà phúc lợi là thuế của những công dân có trách nhiệm, những công dân chăm chỉ.
Điều Giáo sư Chương muốn nói ở đây là, trong dân chủ phải có pháp trị để cân bằng, và người có trách nhiệm mới có quyền phát ngôn.
Vậy thì ở nền tảng Twitter, ai mới là người có trách nhiệm, làm sao xác định được họ? Giáo sư Chương đánh giá rằng:
Chỉ những tài khoản có tích xanh (Blue Verified accounts) mới có quyền vote. Vì sao?
Thứ nhất, họ bỏ tiền để mua tài khoản tích xanh đó, thuyết minh rằng họ là người dùng có trách nhiệm và nghiêm túc. Nếu là tài khoản clone, thì chủ tài khoản đó sẽ không bỏ tiền mua tích xanh.
Thứ hai, khi họ bỏ tiền mua tài khoản tích xanh, thì tiền của họ giống như một phần đóng góp vào thu nhập của Twitter. Mà phần đó sẽ dùng để trả lương cho Elon Musk, Elon Musk có thể sử dụng tiền lương ấy để cải thiện an toàn cho ông và gia đình (thuê vệ sĩ hoặc làm gì đó…).
Đặt giả thuyết rằng: nếu người ấy bỏ phiếu để gỡ phong sát những tài khoản kia (tiết lộ toạ độ theo thời gian thực của Elon Musk), vậy thì làm thế nào để đảm bảo an toàn cho Elon Musk? Chính là lấy tiền của họ để làm quỹ để cai trị thiện an toàn cho Musk và gia đình, bởi vì họ bỏ tiền chính là chịu trách nhiệm với những gì họ vote.
Phương án của Giáo sư Chương có thể không phải là phương án tốt nhất, chỉ là muốn thông qua chuyện này mà đưa ra nhìn nhận: không nên cho rằng trong dân chủ thì ai ai cũng có quyền phát ngôn, hoặc đại đa số nói mới được tính. Mà là đằng sau dân chủ phải có pháp trị để cân bằng, và chỉ có người có trách nhiệm mới có quyền phát ngôn; đây mới là dân chủ. Và hình thức dân chủ này sẽ tốt hơn dân chủ ‘bạo chính’ thời Hy Lạp cổ đại.
Nhìn vào những phân tích trên, có thể thấy rằng, dân chủ chưa phải là chế độ chính trị tối ưu. Vậy thì chế độ nào còn hơn cả dân chủ, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.
Mạn Vũ