Mục lục bài viết
Đông Phương Sóc là học giả nổi tiếng sống trong thời kỳ của triều đại Hán Vũ Đế, tương truyền ông là Mộc tinh hạ phàm. Đông Phương Sóc từng dùng một phương thức đặc biệt để nói với con người rằng: “Trời đất từng có đại kiếp” được ghi chép trong cổ thư “Sưu Thần ký”.
Từ “Sưu Thần ký” lạm bàn về tính chân thực của chuyện thần thoại
Hiện giờ, khi nói đến “Sưu Thần ký”, đa số mọi người chỉ dừng lại ở mức biết rằng tác giả cuốn sách tên là Can Bảo và đây là một quyển tiểu thuyết về những câu chuyện ma. Vậy thì “Sưu Thần ký” rốt cuộc có phải là tiểu thuyết ma quái hay không, Can Bảo lại là người phương nào?
Can Bảo là nhà sử học nổi tiếng giữa thời hai vua nhà Tấn. Ông là tác giả của 20 cuốn “Tấn Kỷ”, được mệnh danh là “Kỳ thư giản lược, trực nhi năng uyển, hàm xưng lương sử” (Cuốn sách này giản lược, chân thực mà uyển chuyển, xứng đáng là cuốn sử hay). Mà ông viết “Sưu Thần Ký” lại bắt nguồn từ ghi chép trong “Tấn Thư”:
“Phụ thân Can Bảo trước kia sùng ái một thị tỳ, mẫu thân ông vô cùng đố kỵ, đến khi phụ thân mất đi, mẫu thân bèn đẩy thị tỳ vào trong mộ. Anh em Can Bảo khi đó tuổi còn nhỏ, không biết sự tình. Hơn mười năm sau, mẫu thân tạ thế, khai mở mộ phần thì thấy thị tỳ nằm sấp trên quan tài như vẫn còn sống, bèn mang về nhà, cô vẫn sống ngày qua ngày. Cô nói rằng thường hay dùng bữa cùng phụ thân của Can Bảo, ân tình vẫn như khi còn sống, mọi chuyện hung cát trong nhà đều nói với cô, suy đi tính lại, sống dưới lòng đất cũng không phải không tốt. Vậy nên cô đồng ý gả cho ông, sinh con đẻ cái. Lại thêm sư huynh của Can Bảo mắc bệnh qua đời, để ngày này qua ngày khác người cũng không lạnh, sau đó ông dần dần tỉnh lại, kể rằng thấy chuyện quỷ thần trong cõi thiên địa, như một giấc mộng, ông cũng không biết rằng mình đã chết. Can Bảo ghi chép lại, tập hợp lại những chuyện về sự biến hóa của thổ thần và những nhân vật siêu nhiên. Ông lấy tên là “Sưu Thần ký”, tổng cộng gồm 30 quyển”.
Do đó chúng ta biết được rằng nguồn gốc Can Bảo viết “Sưu Thần ký” là những trải nghiệm thần kỳ xung quanh mình, hơn nữa độ tin cậy của “Sưu Thần ký” rất cao. Trong “Tấn Thư” còn ghi chép lại “Can Bảo trong lời mở đầu về việc ghi chép lại những câu chuyện này đã nói rằng: chỉ nghĩ tới việc ghi chép thành sách, thu thập những câu chuyện thất truyền thời đó, dù đa phần không phải là đích thân tai nghe mắt thấy cũng dám nói là không mất đi tính chân thực”. Thái độ của Can Bảo tại đây là rất nghiêm túc, cẩn thận, cố gắng đảm bảo tính chân thực và có thể tra cứu ở mức tối đa, dù cho có chút sai lệch cũng là rất nhỏ.
Trên thực tế từng thời đại lịch sử đều có những ghi chép chân thực như vậy, cuốn “Thái Bình Quảng ký” thời Tống là do Tống Thái Tông, Triệu Khuông Nghĩa hạ lệnh biên soạn, là học giả Lý Phưởng và 13 người khác ghi chép. Cuốn “U Minh Lục” do Nam Triều Tống Lưu Nghĩa Khánh biên soạn chính là ghi chép lại những câu chuyện thời Tấn Tống. Còn có cuốn “Duyệt Vi Thảo Đường Bút ký” do Kỷ Hiểu Lam triều nhà Thanh cũng ghi chép rất nhiều sự việc lúc đương thời.
Những ghi chép như vậy trong từng thời đại có rất nhiều, hơn nữa tác giả đều là những vị học giả tiếng tăm lừng lẫy. Điều này có thể đang không ngừng nhắc nhở chúng ta về tính chân thực của những câu chuyện thần thoại, hơn nữa chúng ta cũng có thể cảm nhận được tính chân thực của tác phẩm ngay từ địa vị và tính nghiêm túc, cẩn thận của tác giả.
Sưu Thần ký: Tăng nhân nói về thiên địa đại kiếp
Trong “Sưu Thần ký” có ghi chép một câu chuyện như sau:
Hán Vũ Đế cho người đào đầm Côn Minh, khi đào đến chỗ rất sâu, phát hiện toàn bộ bên dưới đều là mực xám, không còn là bùn đất nữa. Tất cả mọi người trong triều đình đều không thể giải thích được hiện tượng này, Hán Vũ Đế đi hỏi Đông Phương Sóc. Đông Phương Sóc nói: “Thần ngốc, dựa vào kiến thức của thần vẫn không thể biết được chuyện này là thế nào. Hoàng thượng có thể đi hỏi những người đến từ Tây Vực”. Hán Vũ Đế cho rằng, ngay cả Đông Phương Sóc mà cũng không biết, thì người khác cũng rất khó mà biết được.
Đến thời của Hán Minh Đế, có tăng nhân ở Tây Vực đi đến Lạc Dương. Có người nhớ đến lời của Đông Phương Sóc, liền đi hỏi về chuyện đầm Côn Minh xuất hiện mực xám vào thời Hán Vũ Đế. Tăng nhân nói rằng: “Trong kinh Phật nói: ‘Khi đất trời sắp phải kết thúc vào thời đại kiếp, sẽ có ngọn lửa lớn bốc cháy hủy diệt thế giới’. Những mực xám này chính là những gì còn sót lại sau khi bị ngọn lửa lớn thiêu rụi”. Nghe xong mọi người biết trong lời nói của Đông Phương Sóc chắc chắn có hàm ý gì đó.
Nguyên văn:
Hán Vũ Đế đào đầm Côn Minh, cực sâu, toàn là mực xám, không còn đất. Cả triều đều không hiểu. Đi hỏi Đông Phương Sóc. Sóc nói: “Thần ngu muội không đủ kiến thức để biết chuyện này”. Nói rằng: “Thử hỏi người Tây Vực”. Đế cho rằng Sóc không biết, khó mà hỏi được ai khác. Cho đến thời Hậu Hán Minh Đế, Đạo nhân Tây Vực vào Lạc Dương, có người nhớ lại lời của Phương Sóc, hỏi lại chuyện mực xám vào thời Vũ Đế. Đạo nhân nói: “Kinh nói rằng: ‘thiên địa đại kiếp sắp tận, là kiếp thiêu’. Đây là thứ còn sót lại của kiếp thiêu này”. Mới biết lời Sóc nói có ẩn ý.
(Trích từ “Sưu Thần Ký” quyển 13).
Đại kiếp của đất trời liệu có tái hiện?
Khi đó, Đông Phương Sóc kêu Hán Vũ Đế đi hỏi người Tây Vực về chuyện phát hiện mực xám tại đầm Côn Minh, thật ra bản thân ông đã biết là nguyên nhân từ trước rồi, chỉ là không nói mà thôi. Câu trả lời của tăng sĩ giải đáp được thắc mắc về mực xám, nhưng lại không nói rõ đại kiếp nạn xảy ra vào khi nào, phải chăng chỉ có một đại kiếp nạn đó thôi? Chỉ là thông qua một phương thức vô cùng khó hiểu để nói cho con người biết.
Căn cứ theo một số phát hiện khảo cổ, người ta tin rằng: nguyên nhân khiến loài khủng long bị tuyệt chủng rất có thể là do vụ cháy lớn được sản sinh ra từ sự va chạm giữa hành tinh và trái đất. Khảo cổ và các câu chuyện thần thoại đều nói giống như vậy.
Khi chúng ta nhìn thấy dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ập đến một cách dữ tợn và khó lường, có phải sẽ nghĩ rằng: “Có một thảm họa lớn sắp xảy ra không? Nhân tâm suy thoái nghiêm trọng, Thần linh bắt đầu hủy diệt nhân loại rồi”, rất nhiều người đã nghĩ như vậy. Những người vô thần có lẽ sẽ không tin vào những điều này, chỉ có thể đi đến sự kết thúc trong vô vọng mà thôi. Còn những người tin vào Thần Phật, đã đến lúc phải suy nghĩ thật nghiêm túc rồi, tuyệt đối đừng để tư tưởng vô thần lừa mị mà đối diện với nguy hiểm.
Theo Minh Huệ & Vision Times
Trường Lạc biên dịch
Có thể bạn quan tâm:
- Phiên tòa dưới Âm phủ: Người đang làm Thần đang nhìn
- Thảm họa Pompeii: Phát hiện bi kịch đau lòng trong những tàn tích
- Khi phong tỏa không kiềm chế được đại dịch, còn có những biện pháp nào?
- Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: ‘Trong đời sống phải hướng tới Chân Thiện Nhẫn’
