Hoàng Xích Ba bị giam trong nhà tù ở Bắc Kinh hơn bảy năm, bị tra tấn đến gần chết, tổn hại cực đại về tinh thần và thể xác, gãy mười chiếc xương sườn, toàn thân là bệnh…

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến với chuyên mục “Trăm Năm Chân Tướng“!

Hệ thống công an của ĐCSTQ đã để lại cho nhiều người ấn tượng rằng nó đã trở thành côn đồ của ĐCSTQ, trường kỳ bắt giữ, giam giữ và tra tấn phi pháp những nhân sĩ bất đồng chính kiến. Nhân viên trong hệ thống công an, cũng có không ít người nghĩ rằng bản thân mình là “thuộc giới cầm quyền”, chỉ cần theo sát “tổ chức”, thì việc họ để cho tư pháp bất công, án oan tràn lan, cũng không liên quan gì đến họ. Nhưng sự thực có là như vậy không?

Trong “Cách mạng Văn hóa” kéo dài mười năm, Cục Công an thành phố Thượng Hải đã bị “đập tan”. Sau đó, 2.980 cảnh sát đã bị bức hại tàn khốc, 78 người trong số họ bị tra tấn đến chết, và 96 người trong số họ bị tra tấn đến tàn phế. Người đầu tiên chịu đòn là Hoàng Xích Ba, khi đó là ủy viên Ban Thường vụ Thành phố Thượng Hải và cục trưởng Cục Công an Thành phố.

Hôm nay, chúng tôi dựa trên các bài báo “Mao Trạch Đông và việc đập tan cảnh sát, viện kiểm sát và tư pháp”, bài “Tại sao Giang Thanh lại oán hận cơ quan công an?”, bài “Một người bị bắt theo lệnh của hai Bộ trưởng Bộ Công an” được viết bởi Doãn Thự Sinh, cựu phó thường vụ Sở Công an tỉnh An Huy, và các bài báo khác, nói về trải nghiệm của Hoàng Xích Ba trong Cách mạng Văn hóa.

Hoàng Xích Ba, người Đại Trị, Hồ Bắc, gia nhập ĐCSTQ năm 1931 và đã trường kỳ tham gia công tác an ninh chính trị. Sau khi ĐCSTQ kiến chính năm 1949, ông lần lượt giữ các chức vụ Cục trưởng Cục Công an Văn phòng Hành chính Nam Giang Tô, ủy viên Tỉnh ủy Giang Tô, sở trưởng Sở Công an tỉnh, ủy viên Thành ủy Thượng Hải, phó cục trưởng Cục Công an thành phố, đồng thời là Viện trưởng Viện kiểm sát Thượng Hải; Ttừ năm 1967 đến năm 1967, ông giữ chức cục trưởng Cục Công an thành phố Thượng Hải, năm 1959, ông trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thượng Hải.

Vào những năm 1950 và 1960, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hoàng Xích Ba là bảo vệ sự an toàn của giới lãnh đạo trung ương ở Thượng Hải. Bất cứ khi nào một nhà lãnh đạo của chính quyền trung ương đến Thượng Hải, ông tận tâm tận lực bảo vệ tối đa.

Ví dụ, từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 4 năm 1959, Phiên họp toàn thể lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của ĐCSTQ được tổ chức tại Thượng Hải. Hoàng Xích Ba đã tổ chức các sĩ quan cảnh sát từ Cục Công an thành phố và các cục phụ cận có liên quan để điều tra và nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình an ninh ở các khu vực trọng điểm, đồng thời áp dụng các biện pháp an ninh nghiêm ngặt, được Mao Trạch Đông khen ngợi.

Quan chức cấp cao đầu tiên ở Thượng Hải bị tấn công khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu

Tuy nhiên, sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra vào ngày 16 tháng 5 năm 1966, Hoàng Xích Ba lại là người đầu tiên bị tấn công.

Điều này có liên quan chặt chẽ đến tình hình ở Bắc Kinh. Ngay khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, cái gọi là “tập đoàn phản đảng” đầu tiên mà Mao Trạch Đông đả đảo là “tập đoàn phản đảng Bành La Lục Dương”, chỉ Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất và Dương Thượng Côn. Trong số đó, La Thụy Khanh giữ chức bộ trưởng Bộ Công an trong 10 năm và cũng là cục trưởng đầu tiên của Cục Công an Bắc Kinh. La bị đả đảo, Bộ Công an và Cục Công an Bắc Kinh tựa hồ như bị “một phát là san phẳng”.

Vậy thì tại sao Hoàng Xích Ba lại bị cuốn vào? Ông ta được chính La Thụy Khanh đích thân điểm danh điều chuyển đến Cục Công an Thượng Hải, và hai người có nhiều mối quan hệ công tác. Ngay khi La bị lật đổ, Hoàng cũng đổ theo.

Phái tạo phản đã “chụp” cho Hoàng Xích Ba rất nhiều “mũ”, nói rằng ông là “bàn tay đen do Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân và La Thụy Khanh vươn tới Cục Công an Thượng Hải, là quả bom hẹn giờ được hắc bang phản cách mạng chôn giấu dưới cơ quan chính pháp thành phố Thượng Hải, là cánh tay đắc lực của Trần Phi Hiển (bí thư thứ nhất Thành ủy Thượng Hải)”.

Hoàng Xích Ba đầu tiên bị gạt sang một bên, tiếp theo nhà cửa bị lục soát, sau đó quyền lực bị tước đoạt, và cuối cùng là bị phê đấu.

Ba tội trạng mà phái tạo phản liệt kê cho Hoàng

Tội đầu tiên là, lừa dối Mao Chủ tịch. Khi Mao đến Thượng Hải vào năm 1962, Hoàng Xích Ba đã báo cáo với Mao: “Nhân viên cảnh vệ ngoài việc bảo vệ thủ trưởng ra, có thời gian trống liền tham gia phụ giúp sản xuất nông nghiệp, thành lập một nông trường.” Mao bày tỏ tán thành, nói rằng muốn thăm quan nông trường. Hoàng Xích Ba vội vàng chuyển các sản phẩm nông phụ trị giá hơn 17.000 nhân dân tệ đến một nơi nhất định, vội vàng thành lập một nông trang giả để qua mắt.

Năm 1965, khi Mao đến Thượng Hải kiểm tra lại công tác công an, hỏi ông có nuôi lợn không, Hoàng Xích Ba trả lời: “Có”. Mao lại muốn xem nên Hoàng đã phái người qua đêm tập trung 60 con lợn giống ngoại, 100 con gà giống, 26.600 con cá giống với số vốn 49.850 nhân dân tệ, thành lập một “trang trại” cấp tốc để đối phó với Mao.

Tội thứ hai của Hoàng Xích Ba là lấy lòng Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, La Thụy Thanh và những người khác. Phái tạo phản nói rằng Hoàng Xích Ba đã từng mua hành trang du lịch nước ngoài và xây dựng biệt thự cho Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ; rằng ông đã đưa cho Đặng Tiểu Bình một cặp bài mạt chược nhiều màu sắc được chạm khắc tinh xảo mua từ Hồng Kông; từng tán thán La Thụy Khanh là “thiên tài trẻ tuổi, dù thiên hạ đổ sụp vẫn có thể trụ vững”, khi cùng La đến Thượng Hải, hai người không rời một bước.

Tội thứ ba là cuộc sống xa xỉ, Phòng Cải tạo Lao động của Cục Công an Thành phố đã trở thành căn cứ hưởng lạc tư nhân của ông. Phái tạo phản nói rằng Hoàng Xích Ba có “bốn vàng”: một chiếc đồng hồ bằng vàng, hộp đựng thuốc lá bằng vàng, khóa thắt lưng bằng vàng và khóa giày bằng vàng, và “bảy cỗ máy” ở nhà, gồm TV, đài phát thanh, máy ghi âm, điện thoại, máy hút bụi và điều hòa v.v.

Hoàng Xích Ba ăn thịt gà cũng quy định “ba vàng một đen”, ăn cá phải là cá sống, ăn cá diếc phải là cá đực, ăn cua phải là cua cái. Ông ở Thượng Hải hơn mười năm, đổi nhà bảy lần, mỗi lần đổi nhà đều  sửa sang lại, mùa hè có điều hòa, mùa đông có máy sưởi.

Bị áp giải đến Bắc Kinh giam cầm

Nhưng phê đấu thôi vẫn chưa đủ. Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 2 năm 1968, 17 cựu cục trưởng Cục Công an Thượng Hải, phó cục trưởng, trưởng phòng và trưởng khoa, bao gồm cả Hoàng Xích Ba, đã bị bí mật bắt giữ vì cái gọi là “thu thập tài liệu đen từ Bộ tư lệnh giai cấp vô sản”, sau đó được Ngô Pháp Hiến, Tư lệnh Không quân đương thời, hộ tống đến Bắc Kinh bằng chuyên cơ, nơi ông bị giam giữ trong trại tạm giam của Quân khu Bắc Kinh.

Những gì đã xảy ra ở đây?

Vào mùa xuân năm 1968, phái tạo phản ở Thượng Hải đã phát hiện ra một số chuyện tai tiếng về Giang Thanh khi bà ta còn là một diễn viên ở Thượng Hải vào những năm 1930, và biên soạn những chuyện này thành một cuốn sách nhỏ để phân phát. Vào thời điểm đó, Giang Thanh đã là vợ của Mao Trạch Đông và là tổ phó Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương. Sau khi xem những tài liệu này, Giang Thanh khóc khóc mếu mếu nói với Chu Ân Lai, thủ tướng ĐCSTQ lúc bấy giờ: “Chuyện này là sao vậy? Có vẻ như Văn phòng Công an Thượng Hải đã làm việc đó.”

Ngô Pháp Hiến sau đó đã nói trong hồi ký của mình: Tại cuộc họp của Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương, “Chu Ân Lai đã đồng ý cử người đến Thượng Hải để giải quyết triệt để vấn đề này. Ông ấy lập tức bố trí, nói những người đến Thượng Hải có hai nhiệm vụ, thứ nhất là bắt giữ tất cả những người làm tài liệu về Giang Thanh, hai là đưa những tài liệu có liên quan đến Giang Thanh từ Thượng Hải, bao gồm sách và truyền đơn, thu thập tất cả đến Bắc Kinh.”

Cả Chu Ân Lai và Giang Thanh đều yêu cầu Ngô Pháp Hiến đi làm việc đó, lý do là Ngô có phi cơ, đi lại rất thuận tiện. Ngô viện lý do rằng mình không quen thuộc với Thượng Hải và không muốn đến đó. Tuy nhiên, Trần Bá Đạt, tổ trưởng Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương, nói: “Không thành vấn đề. Tất cả chúng tôi sẽ viết thư ủy quyền cho ông tại Hội nghị toàn thể, tập thể ủy quyền cho ông. Bằng cách này, mọi việc sẽ dễ dàng giải quyết.”

Trần Bá Đạt đã soạn thảo giấy ủy quyền ngay tại chỗ và Chu Ân Lai, Trần Bá Đạt, Giang Thanh và những người khác lần lượt ký vào đó. Sau đó, Ngô Pháp Hiến đích thân đến Thượng Hải, vận chuyển các truyền đơn và tập sách mỏng về Giang Thanh bị tịch thu, cùng với cục trưởng Cục Công an Thượng Hải Hoàng Xích Ba và những người khác, về Bắc Kinh bằng chuyên cơ.

Ngô Pháp Hiến nhớ lại: “Tôi đã giao tất cả các tài liệu mà tôi mang về cho Chu Ân Lai. Đối với những tài liệu này, Chu Ân Lai ngay cả mở chúng ra cũng không, chứ đừng nói đến việc đọc chúng. Ông ta chỉ niêm phong chúng lại và giao tất cả cho chính Giang Thanh.” Những vật liệu này cuối cùng đều đã bị tiêu hủy.

Tuy nhiên, vụ việc này có lẽ chỉ là lý do bề nổi khiến Cục Công an Thượng Hải bị chỉnh đốn.

Nguyên nhân thực sự là gì?

Vào ngày 7 tháng 3 năm 1954, ngày 26 tháng 3 năm 1959 và ngày 1 tháng 4 năm 1959, Giang Thanh lần lượt nhận được ba lá thư nặc danh gửi cho bà ta từ Hàng Châu và Thượng Hải. Bức thư nói về những mối tình dâm loạn của bà ta khi còn là một nữ diễn viên ở Thượng Hải vào những năm 1930, và những vấn đề lịch sử về việc bà ta bị Quốc dân đảng bắt và đầu hàng.

Đương thời, những lá thư nặc danh như vậy đương nhiên khiến Giang Thanh vô cùng khó ở. Vì vậy, bà ta viện cớ rằng bức thư nặc danh này thực tế là đang đánh vào Mao Trạch Đông, đây là một vấn đề chính trị trọng đại, yêu cầu một cuộc điều tra nghiêm ngặt.

Vụ việc thư nặc danh đã sớm báo động Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và các nhà lãnh đạo tối cao khác của ĐCSTQ. Chu Ân Lai đã chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Công an La Thụy Khanh đích thân điều tra xử lý, Giám đốc Công an tỉnh Chiết Giang Vương Phương, Cục trưởng Cục Công an thành phố Thượng Hải Hoàng Xích Ba và những người khác tham gia phá án.

Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, Giang Thanh lo lắng rằng các quan chức của hệ thống công an đã tham gia điều tra ba bức thư nặc danh sẽ lan truyền những gì họ biết được về vụ bê bối của bà ta vào những năm 1930, đặc biệt là vấn đề bà ta bị bắt và đầu hàng, nếu truyền đến xã hội sẽ ảnh hưởng đến địa vị đệ nhất phu nhân và uy hiếp sinh mệnh chính trị của bà ta. Vì vậy, bà ta quyết định bắt giữ tất cả bộ trưởng, thứ trưởng Bộ Công an, cục trưởng và phó cục trưởng Cục Công an Thượng Hải, sở trưởng và phó sở trưởng Công an tỉnh Chiết Giang và các thành viên khác của tổ chuyên án, toàn bộ bị bắt và giam giữ trong thời gian dài để bịt miệng.

Các tội danh mà Giang Thanh cáo buộc họ là: nghe lén Mao Trạch Đông và Giang Thanh, chỉnh tư liệu đen của Giang Thanh.

Hoàng Xích Ba bị giam trong nhà tù ở Bắc Kinh hơn bảy năm, bị tra tấn đến gần chết, tổn hại cực đại về tinh thần và thể xác, gãy mười chiếc xương sườn, toàn thân là bệnh.

Ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu, nhân vật số hai trong ĐCSTQ, chết trong một vụ tai nạn máy bay ở Mông Cổ. Lâm Bưu liền trở thành con dê thế tội của Mao và Giang. Sau đó, một số cán bộ kỳ cựu của ĐCSTQ từng bị cầm tù lần lượt được trả tự do. Năm 1975, Hoàng Xích Ba cuối cùng đã được trả tự do.

Hoàng Xích Ba từng chỉnh đốn nhiều người

Trước khi bị ĐCSTQ phê đấu và bỏ tù, Hoàng Xích Ba có thể khó tưởng tượng rằng điều đó lại xảy ra với mình, bởi ông ta đã từng cùng với “tổ chức” chỉnh đốn sát phạt những người khác.

Ví dụ, vào tháng 4 năm 1953, Bộ trưởng Bộ Công an lúc bấy giờ là La Thụy Khanh đến thăm Nam Kinh, tỉnh Giang Tô và đích thân nói chuyện với Hoàng Xích Ba, lúc đó là sở trưởng Sở Công an tỉnh Giang Tô, yêu cầu La điều chuyển mình đến công tác tại Cục Công an thành phố Thượng Hải để điều tra và xử lý vấn đề của Dương Phàm, cựu Cục trưởng Cục Công an Thượng Hải.

Sau khi đến Thượng Hải, La Thụy Khanh yêu cầu Hoàng Xích Ba “tiến hành nghiêm túc xử lý một nhóm phần tử đặc vụ phản cách mạng mà Dương Phàm đã che giấu và thậm chí thâm nhập vào cơ quan công an”.

La Thụy Khanh nói với ông: Sau khi cậu nhậm chức, cởi trói chân tay, mạnh dạn làm, không bị giới hạn bởi các quy tắc quy định, không sợ phạm sai lầm hoặc làm quá, nói một cách ẩn dụ là: “Khai đao làm sao không dính chút thịt tươi a!”

Hoàng Xích Ba lĩnh hội điều đó, sau khi nhậm chức, đã nói trong đại hội cán bộ của Sở Công an thành phố Thượng Hải: “Dương Phàm là một con gà mái xấu, nó đẻ ra một quả trứng xấu, khi mở ra thì lòng đỏ có màu đen”; “Dương Phàm là hạt tiêu lớn, còn có hạt tiêu nhỏ và bột tiêu”; “Tôi chỉ muốn làm nhất triều thiên tử nhất triều thần, đây chính là đấu tranh giai cấp”.

Dương Phàm vì để lật đổ một cá nhân Dương Phàm, đã thanh trừng hơn 600 sĩ quan cảnh sát dưới quyền của Dương Phàm bằng những tội danh ngụy tạo. Trong số đó, phần lớn đều bị bỏ tù oan sai, nhiều người chết bất đắc kỳ tử, vợ con ly tán, gia đình tan nát.

Sau khi Cách mạng Văn hóa 10 năm kết thúc, Dương Phàm, người đã bị giam cầm bất hợp pháp trong 25 năm, đã được bình phản, điều đó có nghĩa là Dương Phàm không có vấn đề gì.

Kết ngữ

Năm 1953, La Thụy Khanh, Hoàng Xích Ba và những người khác được Mao Trạch Đông ra lệnh trừng phạt Dương Phàm và thuộc hạ của Dương Phàm vì những cáo buộc ngụy tạo. Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, La Thụy Khanh và Hoàng Xích Ba lại bị chính Mao Trạch Đông và Giang Thanh bằng những cáo buộc ngụy tạo tống vào giám ngục, chỉnh đến chết đi sống lại.

Cho dù là La Thụy Khanh, Hoàng Xích Ba, hay thậm chí nhiều quan chức có thế lực hơn đã từng lên nắm quyền và sau đó thất thế, họ đều là những con tốt trong cuộc đấu tranh chính trị của ĐCSTQ. Có bao nhiêu người đang tranh giành quyền lực trong giới quan chức của ĐCSTQ ngày nay có thể hiểu được điều đó, và bao nhiêu người có thể dũng cảm rút lui?

Mời quý vị xem video gốc tại đây.

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch