Đến từ văn hóa cự thạch thời tiền sử?! Toàn cầu nhiều nơi phát hiện những kiến trúc cự thạch cổ, lẽ nào các dân tộc cổ đại có mối liên hệ tương hỗ? Liệu mộ đá cổ là kiến chứng văn minh do người khổng lồ lưu lại?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay chúng ta sẽ đến Hà Lan để khám phá một quần thể kiến trúc cự thạch bí ẩn.

Ai cũng biết Hà Lan là một vùng đất trũng thấp, địa thế bằng phẳng, không có dãy núi cũng không có nham thạch, nhưng ở Drenthe phía bắc Hà Lan, nơi đây phong cảnh đẹp như tranh, với cồn cát, rừng cây hoang dã, thôn trang tĩnh mịch, còn có những tảng đá lớn mà sự xuất hiện của chúng tương đối đột ngột. Những tảng đá này một số chìm dưới đất, một số nổi một phần trên mặt đất, phần dưới cắm xuống đất chống đỡ, phía trên chúng lại được che phủ bởi những phiến đá lớn, trông có vẻ không giống là sản vật của thiên nhiên.

Những tảng đá lớn này là nhân vật chính của chúng ta hôm nay. Drenthe có hơn năm mươi khối kiến trúc cự thạch nằm rải rác trong phong cảnh mỹ lệ, và những tảng cự thạch này được trắc định đã tồn tại nhiều năm, trông chúng có vẻ có lịch sử rất cửu viễn! Những cự thạch này là đá tảng nguyên khối, tảng nặng nhất có trọng lượng 25 tấn. Nó tại Hà Lan được  gọi là ‘Hunebedden’, có nghĩa là chiếc giường của người khổng lồ, người dân địa phương tin rằng những tảng cự thạch này là do ‘huynen’ (người khổng lồ) vận chuyển và sắp xếp lại chúng với nhau, nếu không thì ai khác có thể di chuyển chúng? Có thể hình dung thể tích khổng lồ của nó. Nhưng Hà Lan là một đất nước không có mạch núi và nham thạch, vậy thì những tảng đá lớn này đến từ đâu? Và ai đã xây dựng nó thành như thế này?

Xem video tại đây

Nguồn gốc của cự thạch

Khoảng năm 4000 trước Công nguyên, những người săn bắt đến Drenthe Hà Lan đã thay đổi triệt để văn hóa và phương thức sinh sống của họ. Họ học cách trồng lúa mì, thuần dưỡng gia súc và kiến tạo nông trang, và họ cũng định cư với tư cách là những nông dân đầu tiên tại đây.

Vào năm 3450 trước Công nguyên, họ bắt đầu xây dựng các công trình cự thạch từ những khối đá lớn nằm rải rác các nơi, cũng chế tác nhiều loại đồ gốm, trong đó rất nhiều là hình trạng cổ phễu, chính vì vậy, các nhà khảo cổ học nói những nông dân này thuộc về văn hóa cốc cổ phễu (Funnelneckbeaker culture). 

Vậy những tảng đá lớn nằm rải rác ở Drenthe này đến từ đâu? Một trong những thuyết pháp chủ lưu hiện nay là: chúng đến từ bán đảo Scandinavian.

Thuyết pháp này cho rằng, khoảng 15 đến 20 vạn năm trước, nhiều vùng ở châu Âu bị băng tuyết bao phủ. Trong thời kỳ băng hà này, các dòng sông băng di chuyển chậm đã đẩy những tảng đá trượt từ Scandinavia đến các quốc gia vùng trũng của châu Âu. Cảm giác như trượt xuống cầu trượt vậy. Toàn bộ quá trình trượt diễn ra rất chậm và mất thời gian hàng nghìn năm.

Sau Kỷ băng hà, các sông băng tan chảy và để lại những tảng đá này. Thậm chí ngày nay, khi khai quật đất của Drenthe, người ta có thể tìm thấy một số viên đá lớn và nhỏ, điều này càng khẳng định nhận định này.

Những kiến trúc đá kỳ quái này được gọi là gì? Nó có phải là đặc hữu duy chỉ Hà Lan có không? Thực tế không phải vậy, có tới 54 công trình cự thạch như vậy được phát hiện tại Hà Lan, nhưng trên quy mô toàn thế giới còn có rất nhiều, phân bố ở Bắc Âu, Tây Âu, Địa Trung Hải, Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và đại lục Âu Á v.v., trong đó bán đảo Triều Tiên được phát hiện nhiều nhất, chiếm hơn một nửa tổng lượng thế giới.

Loại công trình cự thạch này ở các dân tộc khác nhau có tên gọi và hàm nghĩa khác nhau, ví dụ như ở Trung Quốc gọi là “thạch bằng” (lầu đá), “thạch miếu tử” (đền thờ đá), ở Abkhazia gọi là: nhà người lùn (ispun), nhà mồ cổ (keunezh) ; Người Anh đơn giản và dễ hiểu hơn, gọi đó là “a stone table” (bàn đá) khái quát tất cả, còn có những cách gọi khác bao gồm “thùng đựng xương”, “nơi trú ẩn”, “ngôi nhà linh quỷ” v.v…

Cho đến năm 1850, nhà khảo cổ học người Pháp Joseph Caignart de Saulcy lần đầu tiên sử dụng từ “mộ đá” để mô tả các mộ đá ở Jordan, và kể từ đó giới khảo cổ học mới bắt đầu sử dụng thuật ngữ này.

Các ngôi mộ đá trên thế giới

Mộ đá ở các quốc gia khác không chỉ phân bố ở vùng đồng bằng trũng thấp như mộ đá ở Hà Lan, mà còn ở các thủy vực, các địa khu Kavkaz, trên sườn núi gần sông, trên rừng và núi, ngoại hình của chúng cũng đủ loại khác nhau.

Ví dụ, mộ đá ở Hàn Quốc đại khái được phân thành bốn loại, “mộ đá kiểu bàn” có hình dạng chỉnh thể giống như một cái bàn, trên mặt đất có 4 hoặc 6 phiến đá bao quanh hình thành một không gian tương đối kín, phía trên đặt một tảng đá lớn, phong cách này tại Hàn Quốc được gọi là mộ đá phong cách phương Bắc.

“Mộ đá kiểu bàn cờ” chỉ có ở vùng núi phía Nam, là đại biểu của phong cách phương Nam, có lẽ do phương Nam tương đối ấm áp nên những phiến đá dựng đứng bên dưới không hình thành không gian kín, bên trên có mái che bằng một khối đá lớn cồng kềnh hơn.

Ngoài ra, còn có một “mộ đá bịt kín”, toàn bộ ngôi mộ lộ ra trên mặt đất và được bao bọc bởi ít nhất 6 phiến đá phẳng tạo thành một ngôi nhà đá hình bầu dục.

“Mộ đá có hình mũ” rất thú vị, có thể nói là mộ đá không giống ai nhất, nhìn ngoài trông giống như một tảng đá lớn bình thường, nhưng tảng đá lớn ở dưới được nâng đỡ bởi nhiều tảng đá nhỏ, bên dưới mặt đất còn có một căn phòng đá. 

So với mộ đá Hàn Quốc, mộ đá Nga có phong cách riêng, đặc biệt nhất là trước tấm cửa đá có một lỗ tròn, tương truyền lỗ tròn này có công dụng đặc biệt, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị sau.

Các nhà khảo cổ học người Nga LI Lavrov và VI Markovin cũng chia mộ đá Nga thành bốn loại lớn.

“Mộ đá bản phẳng” được cấu tạo bởi hơn 4 phiến đá ghép thành một không gian, không gian hình thành có thể dài, rộng hoặc thậm chí là hình tròn, phía trên được bao phủ bởi phiến đá phẳng. Trong số những ngôi mộ đá được tìm thấy ở Nga, loại này là nhiều nhất.

Kết cấu của “mộ đá hình phức hợp” càng cần phức tạp hơn, hình dạng cũng đa dạng hơn, được chia thành loại có cửa đá và loại không có cửa, loại này cần nhiều đá hơn để chế tác.

Ngoài ra còn có loại “mộ đá hình máng”, trông giống như được đào từ một hòn đá duy nhất, có không gian hình chữ nhật. Những ngôi mộ hình máng phức tạp hơn có lỗ hoặc cầu thang, cũng được phát hiện là được chế tác với cấu trúc ô cửa nổi bật.

“Mộ đá nguyên khối” được phát hiện ở Nga được tạc hoàn toàn từ một tảng đá lớn, có cầu thang và lỗ tròn, ngoại hình phi thường mỹ quan, trông giống như một cung điện bằng đá tinh mỹ.

Không ít ngôi mộ đá cũng đã được phát hiện ở châu Âu, tiếp theo chúng ta hãy đến thị trấn Antequera ở miền nam Tây Ban Nha để tham quan một ngôi mộ đá kỳ lạ hơn và là ngôi mộ đá lớn nhất được phát hiện ở châu Âu cho đến nay. Nó còn có tên gọi riêng là Menga.

Menga tổ thành bởi 32 tảng cự thạch, riêng tảng đá trên cùng có trọng lượng tới 250 tấn, còn có tảng đá trụ (lập trụ) nặng 180 tấn đá bên dưới. Toàn bộ kết cấu có ba bộ phận riêng biệt, một hành lang mở dẫn đến một thông đạo (lối đi) được che phủ bởi bốn phiến đá đỉnh, từ đó dẫn đến một phòng mộ hình bầu dục, bên dưới bốn phiến đá đỉnh có ba trụ đá đứng thẳng, trong phòng mộ còn có một cái giếng sâu 19,5m. Bởi vì toàn bộ kết cấu có hình dạng giống như một hành lang, nó cũng được phân loại là một ngôi mộ hành lang hoặc một ngôi mộ thông đạo, đây là một hình thức phổ biến trong các mộ đá châu Âu.

Có rất nhiều mộ đá phân bố khắp nơi trên thế giới và hình dạng của chúng cũng bất đồng tùy theo khu vực và thời đại chế tác. Liền có người hỏi, những ngôi mộ trông thật kỳ lạ này dùng để làm gì?

Công dụng ban đầu của mộ đá

Đúng như tên gọi của nó, trong một số mộ đá được phát hiện, xác thực được sử dụng làm mộ táng. Vì trong những ngôi mộ đá này phát hiện hài cốt của nhân loại cùng với một số đồ táng tinh xảo như rìu đá được đánh bóng, mặt dây chuyền bằng xương được trang trí, mảnh gốm và chuỗi hạt bằng đá, nên mộ đá loại này được cho là sử dụng để an táng người có địa vị đặc biệt.

Nếu một nhóm mộ đá nhỏ xuất hiện xung quanh một mộ đá lớn, thì đó được coi là một quần thể mộ gia tộc. Lấy nhóm mộ đá ở Thạch Bằng Câu, Phổ Lan Điếm, Trung Quốc làm ví dụ, mộ đá lớn hướng bắc-nam, ba ngôi mộ đá nhỏ còn lại đều quay mặt về phía mộ đá lớn, điều này cho thấy xã hội nguyên thủy có tồn tại quan hệ đẳng cấp gia tộc.

Ngoài việc sử dụng làm mộ táng, nhà nhân chủng học người Hà Lan Willem Witteveen đã đưa ra giả thuyết rằng nó có thể được sử dụng để lưu trữ thực phẩm. Ở Bắc Âu cổ đại, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không chỉ phải ngăn chặn động vật hoang dã xâm hại, mà mỗi ngày còn phải thu thập thức ăn và nước uống để sinh tồn, vì để lưu trữ những thức ăn và những tài sản quan trọng như bình, chậu v.v. khỏi bị động vật và tự nhiên phá hoại, cũng vì để tránh khỏi bị vùi lấp trong tuyết, kết quả là các tủ đá bảo quản đồ kiên cố và bắt mắt đã sinh ra.  Tuy nhiên, ông không phải là người duy nhất đưa ra quan điểm này, các học giả khác cũng đề xuất quan điểm tương tự.

Quý vị còn nhớ chúng tôi giới thiệu về mộ đá Nga, đề cập đến công dụng đặc biệt của lỗ tròn của nó chứ? Một khả năng được giải thích dưới đây.

Các lỗ tròn trên mộ đá có thể được sử dụng để nạp và lấy thức ăn, bình thường chúng được đóng bằng nút, vào mùa đông, các lỗ đóng sẽ được mở ra, tỏa ra mùi thức ăn để thu hút động vật hoang dã đói, khi động vật đến gần, các thợ săn ẩn náu trên phiến đá lớn có thể dùng giáo để giết động vật ở cự ly gần, giúp thợ săn có thể kiếm được nhiều con mồi hơn cho mùa đông, và sở dĩ mộ đá được xây dựng cao và rộng như vậy cũng là để bảo vệ sự an toàn của thợ săn.

Ngoài ra, một số học giả cho rằng, mộ đá cũng có thể được dùng làm đài thiên văn, căn cứ theo ghi chép của thời đại đồ đồng, người ta thông qua ngưỡng vọng các vì sao trên bầu trời để phán đoán cát hung của một năm, sau đó ghi chép lại, do đó trên các phiến đá đỉnh của mộ đá có thể nhìn thấy những lỗ nhỏ xuất hiện một cách hữu ý.

Về mục đích ban đầu của mộ đá, giới khảo cổ đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau, có người cho rằng mộ đá dùng để thiền định, thậm chí du hành sang các không gian thời gian khác; còn có người nói, mộ đá ở hướng đông và hướng tây là để làm thuần chính linh hồn và tinh thần, giúp năng lượng tứ phương  tiêu trừ hỗn loạn, mà năng lượng của phương đông đại biểu cho Mặt Trời, có thể ban cho sức mạnh mới. Mộ đá hướng bắc và hướng nam là để giúp khôi phục thân thể bị tổn thương. “Phụ khí” từ phương bắc tới, mang đi bệnh của người, sau đó người trong mộ đá hướng nam phục hồi nguyên khí.

Tuy nhiên, đây chỉ là những suy đoán và không có đáp án minh xác nào trong giới khảo cổ, và mục đích ban đầu của những ngôi mộ đá vẫn còn gây tranh cãi.

Xây dựng mộ đá

Làm thế nào những tảng đá này được vận chuyển đến địa điểm xây dựng và xếp chồng lên nhau, khi mà một kiến trúc hoành vĩ như vậy rất khó xây dựng ngay cả với công nghệ hiện đại ngày nay. Con người thời viễn cổ đã làm điều này như thế nào?

Các chuyên gia và học giả từ mọi tầng lớp xã hội đang vắt óc tìm lời giải câu đố này, thậm chí nguyên thủ quốc gia cũng nhiệt tình tham gia nghiên cứu. Năm 1857, vua Frederick VII của Đan Mạch đưa ra một giả thuyết.

Đầu tiên, họ chọn một tảng đá có bề mặt tương đối bằng phẳng trong những tảng đá gần đó, đào chúng ra khỏi cát, đặt những viên đá lên một hàng những khúc gỗ làm đòn bẩy, sử dụng sức người hoặc sức bò để kéo những khúc gỗ này di chuyển. Một số học giả đã thực sự chứng minh khả năng này thông qua các thực nghiệm: 30 đại lực sĩ mới có thể di động những tảng đá nặng theo cách này.

Sau đó, vận chuyển các tảng đá đến gần một kè đất đã được chuẩn bị trước, trước tiên đặt hai hàng đá trụ dựng đứng trong các hố lớn ở hai bên kè đất, với mặt phẳng hướng vào trong và cố định chúng bằng sỏi và cát. Hai đầu được đóng kín bởi hai đá lót. Tiếp theo, xây dựng một cồn cát dốc để vận chuyển phiến đá nặng xuống thông qua các khúc gỗ, và đặt nó lên trên các khối đá trụ. Sau khi hoàn thành, khung cốt của phòng mộ đã sẵn sàng, cát bên trong có thể được loại bỏ, và một ngôi mộ đá đã hoàn thành như vậy.

Có người nói, không phải tất cả tảng đá của mộ đá Hà Lan đều do sông băng mang đến trước cửa, vậy thì những tảng đá lớn như vậy, cổ nhân làm thế nào mà có được? Các nhà khảo cổ đã đề xuất một giả thuyết về vấn đề này.

Trên phiến đá của ngôi mộ đá phát hiện dấu vết của một hàng lỗ, điều đó có nghĩa là nó có thể đã được tách ra từ một tảng đá lớn hơn.

Đầu tiên, cổ nhân đánh dấu tảng đá, đóng một cái nêm gỗ vào những lỗ đã chuẩn bị sẵn, sau đó tưới nước cho gỗ nở ra, trên đá dần xuất hiện các vết nứt, đá liền tách ra. Người ta biết rằng phương pháp này cũng được sử dụng trong kiến ​​trúc Ai Cập cổ đại, và phương pháp cổ xưa này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Sau khi đá được cắt như vậy, đá có thể được vận chuyển đến hiện trường thi công thông qua phương thức vận chuyển bằng đòn bẩy gỗ.

Rồi lại có người đặt vấn đề, ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng có thể dùng đòn bẩy chở gỗ để vận chuyển, nhưng nhiều mộ đá nằm ở vùng núi giao thông đi lại không thuận tiện. Ngay cả khi có một mỏ đá gần đó, việc vận chuyển những tảng đá khổng lồ dọc theo con đường núi là một nhiệm vụ phi thường khó khăn, phương pháp này dường như không thể được.

Các nhà khảo cổ Nga đã đưa ra một giả thuyết khác: những ngôi mộ đá ở Kavkaz đã được đúc ra.

Dựa trên vị trí địa lý đặc biệt của Kavkaz, một khu vực đứt gãy “xi măng cát và bùn” thiên nhiên độc đáo đã từng xuất hiện ở đây. “Xi măng cát và bùn” từ tầng đáy của khu vực đứt gãy thẩm thấu lên bề mặt, các nhà kiến trúc cổ đại đã sử dụng loại “bê tông thiên nhiên” này.

Đầu tiên họ đào một hố móng hình mộ đá dưới lòng đất, sau đó đổ “bê tông thiên nhiên”, sau khi cố định chỉnh hình, đất trong hố móng được moi ra thông qua các lỗ tròn trên phiến mái, và một ngôi mộ đá đã được đúc ra.

So với việc vận chuyển những tảng đá lớn, loại “bê tông thiên nhiên” này có thể vận chuyển trên quãng đường dài tốt hơn, cổ nhân có thể dựng mộ đá mà hầu như không cần dụng cụ, thiết bị đặc biệt nào. Điều này cũng giải thích tại sao các ngôi mộ tập trung ở khu vực đứt gãy.

Trong dòng sông dài của lịch sử, mộ đá đã nở rộ ở khắp mọi nơi, phương pháp xây dựng bằng vật liệu địa phương cũng khác nhau. Nhân loại nguyên thủy có thể sinh tồn trong khí hậu ác liệt, trí huệ viễn viễn siêu xuất trí tưởng tượng của chúng ta, có lẽ còn nhiều phương pháp xây dựng trí huệ hơn mà chúng ta chưa biết, đang chờ chúng ta tham tầm phát hiện.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch