Mục lục bài viết
ĐCSTQ kế thừa tư tưởng của Pháp gia, cả hai gia đều thiết lập ‘ác pháp’, nhưng ĐCSTQ đi về hướng còn cực đoan hơn đó là: giẫm đạp trên cả pháp luật. Do đó, nếu tổ chức này còn tồn tại, thì người Trung Quốc sẽ không bao giờ có được công lý…
- Trọn bộ Trung Hoa văn minh sử
Ở phần trước, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã giảng về những điểm giống nhau giữa ĐCSTQ và Pháp gia, trong phần này sẽ giảng về những điểm khác nhau giữa 2 gia này.
Thái độ đối với pháp luật
Trước khi có Luật tố tụng hình sự 1979: xét xử giống đấu tố
ĐCSTQ và Pháp gia có thái độ khác nhau đối với pháp luật. Pháp gia tuy rằng có chế định ác pháp, nhưng họ có công bố pháp luật, sau đó chấp hành nghiêm túc; cho nên hành vi có thể dự đoán được, chính là có thể biết làm việc như thế này sẽ mang đến hậu quả gì. Nhưng ĐCSTQ cực đoan hơn Pháp gia, tuy rằng tổ chức này cũng chế định pháp luật, nhưng xưa nay chưa hề coi pháp luật là gì cả.
Mấy chục năm sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền, căn bản không có cái gọi là ‘Luật tố tụng hình sự’. Bộ Luật tố tụng hình sự đầu tiên của Trung Quốc thông qua năm 1979, trước đó trong tâm mắt người Trung Quốc không có cái gọi là ‘due process’ – khái niệm ‘Chính nghĩa/Công lý theo trình tự’ (Trình tự chính nghĩa – 程序正義).
Thời đó khi xử án thông thường là ‘đại hội xét xử công khai’ (Công thẩm đại hội – 公審大會). Một người bị áp giải lên đài, những người ở bên cạnh ‘tức giận không nén được’ mà vạch trần những ngôn luận phản động mà anh ta từng làm, đã làm những việc xấu gì, sau đó hỏi những người bên dưới là ‘nên làm gì với anh ta?’. Những người bên dưới hét ‘nên giết’, thế là người này bị đưa ra pháp trường xử bắn.
Chúng ta thấy rằng, trong quá trình trên không có bất cứ cơ hội nào cho anh ta biện hộ, cũng không mời luật sư, cũng không có quá trình đưa bằng chứng và chất vấn nhân chứng. Đây gọi là ‘quần chúng xét xử’, ‘quần chúng chuyên chính’, kết quả là quần chúng đã ‘hạ sát’ anh ta.
Cho nên tuy rằng ĐCSTQ có các loại Luật Hình sự, Hiến pháp v.v. nhưng tổ chức này chưa bao giờ coi pháp luật là gì, chính là thông qua một phương thức như vậy để giẫm đạp pháp luật. ĐCSTQ không quan tâm vấn đề ‘Trình tự chính nghĩa’, đặc biệt là trong thời kỳ Đại Cách mạng văn hoá, ĐCSTQ đã đập tan hệ thống Công an, Kiểm sát, Pháp viện (Công, Kiểm, Pháp – 公、檢、法).
Sau khi có Luật tố tụng hình sự: ĐCSTQ khống chế tất cả cơ quan pháp luật
Sau cách mạng văn hoá (CMVH), vào năm 1979 ĐCSTQ thông qua Luật tố tụng hình sự, tức phân chia quyền lực cho Công an, Viện Kiểm sát và Pháp viện (Toà án), trên biểu hiện là muốn đạt được mục đích kiểm tra và kiềm chế lẫn nhau để không đi đến cực quyền.
Công an phụ trách bắt người, bắt xong thì thẩm vấn. Nếu cảm thấy người này xác thực phạm tội, thì đưa hồ sơ đến Viện Kiểm sát; Viện Kiểm sát sẽ lật lại kiểm tra những chứng cứ liên quan, xem xem có đủ phạm tội hay không. Nếu đủ, Viện Kiểm sát sẽ đệ đơn tố tụng lên Toà án. Kiểm sát viên đóng vai trò như Công tố viên, đồng thời phạm nhân có thể thỉnh mời luật sư. Luật sư của nghi phạm và Công tố viên tiến hành biện luận tại toà.
Nhìn trên biểu hiện thì Công an, Kiểm sát, Pháp viện (toà án) có quan hệ chế ước lẫn nhau, nhưng Giáo sư Chương nhìn nhận, thực tế không phải như vậy. Bởi vì cấp trên của 4 Bộ ngành gồm Công an, Viện Kiểm sát, Toà án và Bộ Tư pháp (Luật sư phụ thuộc vào Bộ Tư pháp) là Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐCSTQ.
Uỷ ban Chính trị và Pháp luật có quyền lực vô cùng lớn, thư ký của nó chính là Thường Uỷ Bộ Chính trị. Chu Vĩnh Khang từng là Chủ nhiệm Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, cũng giữ chức Thường Uỷ. Thông thường mà nói, ở cấp tỉnh, Thư ký Uỷ ban Chính trị và Pháp luật kiêm nhiệm chức Phó Tỉnh trưởng; ở cấp thị (市: thành phố), Thư ký Uỷ ban Chính trị và Pháp luật kiêm chức Phó Thị trưởng.
Chúng ta biết rằng Vương Lập Quân (người chạy đến Đại sứ quán Mỹ ở Thành Đô năm 2012) từng là Phó Thị trưởng thành phố Trùng Khánh, trước đó là là Cảnh sát trưởng.
Cơ cấu Uỷ ban Chính trị và Pháp luật có thể trực tiếp hạ lệnh cho tất cả các cơ quan liên quan đến pháp luật. Ví như ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, nó có thể chỉ huy công an bắt người, sau đó chỉ huy Viện Kiểm sát khởi tố, chỉ đạo Toà án ra phán quyết, khiến luật sư không có cơ hội biện hộ sự vô tội cho các học viên Pháp Luân Công. Kết quả phán quyết đã có trước khi biện luận và thẩm vấn.
Công an, Kiểm sát, Pháp viện (Toà án), Tư pháp (Công, Kiểm, Pháp, Tư – 公、檢、法、司) chỉ là đi theo thủ tục mà thôi, căn bản không có bất cứ quan hệ ước chế nào. Do đó đây là chỗ khác nhau rất lớn giữa ĐCSTQ và Pháp gia: Pháp gia thì nghiêm túc đối đãi với pháp luật mà họ chế định, còn ĐCSTQ chế định ra pháp luật nhưng hoàn toàn không chấp hành.
Chế độ bồi thẩm đoàn Trung Quốc: không đạt được công chính
Pháp luật của ĐCSTQ thuộc về ‘Hệ thống pháp luật đại lục’ (Đại lục pháp hệ – 大陸法系), không khác nhiều so với các nước Châu Âu. ‘Hệ thống pháp luật đại lục’ chính là sử dụng pháp luật thành văn bản, tức là khi xử án thì căn cứ theo điều khoản nào trong văn bản để tiến hành xét xử, cho nên không có chế độ ‘bồi thẩm đoàn’.
Còn luật pháp Mỹ thuộc về ‘Hệ thống pháp luật đại dương’ (Hải dương pháp hệ – 海洋法系), có chế độ ‘bồi thẩm đoàn’. Khi một người trở thành nghi phạm, Pháp viện sẽ chọn ra 12 công dân phổ thông chưa qua huấn luyện pháp luật để làm bồi thẩm đoàn. Đương nhiên những người được chọn làm bồi thẩm đoàn chưa từng phạm tội, không có kỳ thị chủng tộc, không có quan hệ lợi ích với bị cáo v.v. Mỗi ‘bồi thẩm viên’ này đều dựa trên những điều mà họ cho là logic và nhận thức thông thường của công dân để nghe biện luận 2 bên.
Điều này nghĩa là công tố viên tố tụng, đưa ra chứng cứ, luật sư thì biện hộ cho bị cáo, chất vấn bằng chứng với nhau. Trong quá trình này, bồi thẩm viên nghe toàn bộ biện luận của 2 bên, cuối cùng sẽ do bồi thẩm viên đưa ra quyết định liệu bị cáo có tội hay không. 12 người phải đồng thời cho rằng bị cáo có tội, thì bị cáo mới bị phán có tội. Nếu có một người không đồng ý, thì gọi là mistrial, vụ án này trên cơ bản bị huỷ bỏ, bị cáo có thể về nhà.
Chế độ bồi thẩm đoàn này có chỗ nào tốt? Chính là bị cáo có tội hay không thì do nhân dân nói mới được tính, hơn nữa bồi thẩm đoàn là lựa chọn ngẫu nhiên, không được biết trước, thông thường là đến ngày xử án mới biết bồi thẩm đoàn gồm những ai, do đó không có cách nào uy hiếp bức bách họ. Khi 12 người trong bồi thẩm đoàn đưa ra một phán quyết nhất trí, trên cơ bản có thể nói là công chính.
ĐCSTQ cũng có chế độ bồi thẩm đoàn, cái tên cũng rất dễ nghe: ‘Nhân dân bồi thẩm viên’, nhưng trên thực tế những cá nhân này là ‘đi làm’ và ‘lãnh lương’ cố định. Điều này nghĩa là, những người ấy không phải 12 người chọn một cách ngẫu nhiên trong dân chúng, mà họ là những người cố định, nhiệm kỳ 5 năm. Do đó những người này kỳ thực là công cụ của ĐCSTQ.
Sau năm 2015, phương pháp lựa chọn bồi thẩm viên có một số thay đổi, cũng có chế độ luân chuyển, nhưng trên thực tế phương pháp lựa chọn bồi thẩm viên giống với tuyển chọn Đại hội Đại biểu Nhân dân, đều là nhân vật mà đảng tương đối tin tưởng, có lập trường chính trị vững vàng.
Từ đó chúng ta thấy rằng, ĐCSTQ một mặt thiết đặt Uỷ ban Chính trị và Pháp luật khống chế hết thảy cơ cấu liên quan đến pháp luật, một mặt cũng không có bồi thẩm đoàn, như thế tổ chức này có thể thông qua Uỷ ban Chính trị và Pháp luật để khống chế pháp luật.
Trừng phạt cả… suy nghĩ
Tiếp đến Giáo sư Chương chia sẻ về nhận thức thông thường rằng, pháp luật chỉ trừng phạt hành vi chứ không trừng phạt suy nghĩ (tư tưởng). Nhưng trong pháp luật ĐCSTQ, nó trừng phạt cả suy nghĩ con người. Khi tổ chức này cho rằng bạn phản đảng, bất mãn với chủ nghĩa xã hội, hay công kích ác ý lãnh tụ v.v. thì bạn chính là đã phạm tội. ĐCSTQ trừng phạt cả ‘tội suy nghĩ’ (Tư tưởng tội – 思想罪).
Giống như hiện nay, người nào đó tin nguyên lý ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ của Pháp Luân Công, ĐCSTQ chỉ cần dựa vào điều này là đã bắt bớ bạn. Bởi vì ĐCSTQ cho rằng tin Chân – Thiện – Nhẫn là vi phạm pháp luật, nếu bạn tin Chân – Thiện – Nhẫn thì bạn sẽ không còn nghe những lời dối trá của ĐCSTQ nữa, như vậy chẳng phải hiển lộ sự tàn bạo của tổ chức này hay sao? Do đó chỉ cần người ta có tư tưởng như vậy, ĐCSTQ có thể coi đấy là căn cứ để phán tội.
Điều này dẫn đến việc người ta không có quy tắc nào để tuân theo, không biết đến lúc nào ĐCSTQ sẽ chỉnh đốn bạn, dù bạn không phạm tội, nó cũng thêu dệt cho một tội để bắt bớ bạn. ĐCSTQ coi pháp luật là công cụ chính trị, cho nên khi hướng gió chính trị thay đổi, pháp luật cũng theo đó mà thay đổi.
Giáo sư Chương kể một câu chuyện cười ở Liên Xô như thế này. Có 3 người phạm ‘tội chính trị’ bị giam trong ngục, họ hỏi nhau nguyên nhân vì sao bị bắt, tất cả đều bị buộc tội ‘phản cách mạng’. Nhưng khi hỏi về tội danh cụ thể, người thứ nhất nói: ‘Họ nói tôi phản cách mạng vì tôi ủng hộ Kaganovich’. Kaganovich là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, tương đương với Phó Thủ tướng Chính phủ.
Người thứ nhất nói mình bị bắt vì ủng hộ Kaganovich, người thứ hai nói: ‘Tôi bị bắt vì phản đối Kaganovich’, còn người thứ ba nói: ‘Tôi là Kaganovich’. Nhiều người cho rằng cảnh này thật hoang đường vô lý: Kaganovich bị bắt, ủng hộ hay phản đối ông ấy cũng bị bắt. Từ đó thấy rằng pháp luật của ĐCS có thể tuỳ ý nhào nặn giống như bột, không hề có tính khả tín (đáng tin).
Vừa rồi Giáo sư Chương đã kể câu chuyện cười như vậy, nhưng ở Trung Quốc thật sự có việc như thế xảy ra. Chúng ta thấy người phản đối Bạc Hy Lai bị bắt, sau này Bạc Hy Lai thất thế cũng bị bắt, còn người kháng cáo cho Bạc Hy Lai cũng bị bắt; Chu Vĩnh Khang cũng như vậy. Cho nên chúng ta thấy rằng câu chuyện cười ở Liên Xô đã thành câu chuyện thực ở Trung Quốc.
Sùng bái cá nhân
ĐCSTQ và Pháp gia có chỗ bất đồng. Pháp gia không sùng bái cá nhân, không coi lãnh tụ như một vị Thần để sùng bái hay thờ cúng. Pháp gia không coi Thương Ưởng hay Tần Hiếu Công là Thần để mọi người tung hô vạn tuế. Nhưng lãnh tụ các quốc gia theo chủ nghĩa cực quyền không như vậy, đặc biệt là những lãnh đạo đoạt được chính quyền, họ được tuyên dương như những vị Thần. Ví như Mao Trạch Đông của Trung Quốc, Pol Pot của Campuchia, Lênin hay Stalin của Liên Xô, Kim Nhật Thành của Bắc Hàn v.v. đều được tuyên dương như những vị Thần.
Người dân nơi ấy lấy ảnh họ treo lên, đứng trước ảnh của họ mà ‘sáng xin chỉ thị, tối báo cáo’, nói nào là lời của Mao Trạch Đông giảng ‘một câu chống đỡ vạn câu, câu nào cũng là chân lý’. Mao Trạch Đông có rất nhiều danh hàm như: lãnh tụ vĩ đại, bậc thầy vĩ đại, thống soái vĩ đại, người lái vĩ đại, mặt trời đỏ nhất đỏ nhất trong tim của chúng ta, Mao chủ tịch vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế… Những từ ngữ nịnh hót cứ cuồn cuộn, đem lãnh tụ biến thành Thần để sùng bái.
Hệ thống tuyên truyền
Kiểm duyệt internet
ĐCSTQ và Pháp gia còn có một điểm khác nữa đó là ĐCSTQ có hệ thống tuyên truyền, còn Pháp gia thì không. Những quốc gia như ĐCSTQ đều có một Bộ Tuyên truyền (hoặc Ban Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo) của mình. Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ là Uỷ viên Bộ Chính trị, tương đương với cấp Phó Bộ trưởng Quốc vụ viện. Không chỉ Trung ương có Bộ Tuyên truyền; mà Tỉnh, Thành phố, công xưởng, cơ quan lớn trực thuộc trung ương, xí nghiệp quốc doanh đều có Bộ Tuyên truyền.
Trước những năm 90, tuyên truyền của ĐCSTQ là đơn hướng như báo chí, truyền thanh, truyền hình… cũng tức là trong dân gian không có quyền nói. Đến những năm 90, thuận theo sự xuất hiện của internet, trong dân gian bắt đầu nắm một số quyền nói. Lúc đó vì để lũng đoạn (độc quyền) tuyên truyền, ĐCSTQ làm 2 việc.
Một là phong toả internet, không cho người dân xem được trang web nước ngoài, không cho nghe những tiếng nói bất đồng.
Hai là ở trong nước tiến hành kiểm duyệt. Wechat, Weibo, không cần nói thì người ta cũng biết là có kiểm duyệt. ĐCSTQ dựa vào truyền thông để tạo ra một thế giới hư giả (giả dối).
Thay đổi lịch sử
Trong hệ thống tuyên truyền của các quốc gia như ĐCSTQ, theo cách nói của George Orwell, họ không ngừng viết lại lịch sử. ĐCSTQ hiện nay thông qua tuyên truyền muốn người ta quên đi lịch sử; ví dụ như sự kiện Lục Tứ, CMVH, trước đó là trấn phản, nạn đói lớn v.v. ĐCSTQ với tội trạng chồng chất muốn người ta quên đi, nên trong tuyên truyền thì không đề cập hoặc tô vẽ bằng những điều đẹp đẽ, mỹ miều.
Năm 2021, ĐCSTQ xuất bản cái gọi là ‘Lịch sử giản lược ĐCSTQ’ để làm tài liệu chỉ định cho giáo dục lịch sử đảng, trong đó tô vẽ CMVH là thời kỳ ‘tìm kiếm gian khổ’; hơn nữa đem CMVH và 17 năm trước đó, tức giai đoạn 1949-1966 hợp làm một, sau đó nói rằng: ‘kiến thiết đã đạt được thành tựu vĩ đại’; còn các chủng các dạng tội ác khiến con người dựng tóc gáy trong CMVH thì bỏ qua không đề cập, hoặc là dùng phương pháp ‘che giấu tội, đánh bóng lỗi’.
Do đó ĐCSTQ thông qua hệ thống tuyên truyền để nghĩ cách soán cải hoặc để người ta quên đi lịch sử.
Trong tiểu thuyết ‘1984’ có một cảnh như thế này:
Khi ấy có một người đang phát biểu diễn giảng nói: Hiện nay chúng ta đang đánh với quốc gia nào, sau đó kịch liệt lên án, chửi rủa thậm tệ quốc gia này lưu manh như thế như thế, đã làm bao nhiêu chuyện xấu chồng chất. Khi người này đang diễn giảng một nửa, thì có một người đưa anh ta tờ giấy nói: ‘Chúng ta không đánh quốc gia ấy nữa, mà hiện nay muốn đánh quốc gia khác’.
Sau khi diễn giả nhìn tờ giấy ấy, anh ta không dừng lại, hầu như không có bất cứ xung kích gì trong tâm, vẫn thản nhiên giảng tội trạng của quốc gia đối địch, chỉ có điều là anh ta tự động thay đổi tên quốc gia nguyên gốc thành quốc gia khác. Anh ta nói dối đến độ không cần động não, đã tiến đến bước tự nhiên như một loại phản ứng tâm lý.
Tất cả những người nghe diễn giảng bên dưới cũng biết rằng hình thế chính trị đã thay đổi. Khi kết thúc diễn giảng, tất cả người lập tức trở về phòng làm việc. Họ làm gì? Chính là huỷ tất cả những bài báo liên quan đến đánh nhau với nước A, sau đó in lại mới.
Trong ‘1984’ có giảng một đoạn như sau:
Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi khắc, đều đem quá khứ thay đổi, để nó phù hợp với tình huống hiện nay; như thế, mỗi dự ngôn của đảng đều có tài liệu chứng minh chính xác; phàm là những tin tức không phù hợp với yêu cầu hiện nay, đều không được phép ghi lưu lại.
Ví dụ như ĐCSTQ nói sau 5 năm, sản lượng mía đường của chúng ta đạt được bao nhiêu, vậy thì nếu không đạt được thì làm thế nào? Chính là lật lại những tờ báo 5 năm trước, in lại chỗ sản lượng, thay đổi con số để cho phù hợp với tình huống hiện tại. Việc này nhằm chứng minh những dự ngôn 5 năm trước của ĐCSTQ đã thành hiện thực, ĐCSTQ đã làm tròn lời hứa.
‘Đội quân 50 xu’ và bộ logic không bình thường
Để dẫn dắt dư luận trên mạng, ĐCSTQ còn chuyên môn thuê cái gọi là ‘bình luận viên trên mạng’, nói một cách thông thường là ‘ngũ mao đảng’ (五毛黨: đội quân 5 mao, 1 mao bằng 10 xu, cho nên còn gọi là ‘đội quân 50 xu’).
Đội quân này chiểu theo cách nhìn nhận vấn đề của ĐCSTQ để làm hỗn loạn trắng đen, đăng một bài, họ có thể nhận được 50 xu tiền thưởng. ‘Ngũ mao đảng’ có một kỹ thuật vô cùng có hệ thống để làm ‘điên đảo’ (顛倒:đảo lộn) trắng đen, họ thiết lập bẫy logic hoặc tung tin đồn để làm giảm uy tín của người khác, hoặc thông qua một vài mẫu tin nhỏ để chuyển hướng cuộc trò chuyện.
Vốn dĩ ĐCSTQ làm rất nhiều chuyện xấu, mọi người cảm thấy tức giận, lúc này ‘ngũ mao đảng’ sẽ nói: ‘Chúng ta đừng nói việc này nữa, bạn hãy xem ở kia minh tinh nào đó có scandal’. Như vậy mọi người liền chuyển sự chú ý sang chỗ khác.
Những thủ pháp tương tự có rất nhiều, Giáo sư Chương có tổng kết một số cách nói của ‘ngũ mao đảng’ để cho mọi người tham khảo việc những người này ‘điên đảo’ trắng đen.
Ví dụ có một người phàn nàn rằng ‘trứng gà sao khó ăn quá’. Theo cách nhìn của ngũ mao đảng thì người này bất mãn với hiện thực. Tức thì bên dưới sẽ có một loạt các trả lời kiểu:
Trứng vịt nhà kế bên khó ăn hơn, sao bạn không nói?
Còn có một loại phương pháp trả lời là:
Làm ơn đưa ra ý kiến mang tính xây dựng giùm cái, có bản sự thì hãy ăn quả trứng tiếp theo.
Còn có người nói:
Nói trứng gà nhà mình đẻ ra khó ăn, bạn có còn là người Trung Quốc không?
Còn có người nói:
Trứng gà Trung Quốc khó ăn, lẽ nào trứng gà Mỹ quốc dễ ăn? Đồ ‘giặc bán nước’!
Với những trả lời như vậy, bạn không có logic nào để nói với họ. Những người này thông qua các chủng các dạng góc độ để chụp mũ người, công kích bạn, để đạt được mục đích là bôi nhọ bạn; như thế bạn phàn nàn cũng không có người tin.
Thuê người lăng mạ, trên thực tế là nói tốt cho ĐCSTQ
ĐCSTQ còn có một tuyệt chiêu đó là: thuê người để lăng mạ (chửi mắng) ĐCSTQ. Giáo sư Chương đánh giá, chiêu thức này làm người ta thật sự khó nghĩ tới. Có một số người ở Trung Quốc, bình thường hay chửi ĐCSTQ, thế là bị gắn mác ‘nhân sĩ bất đồng chính kiến’. Mọi người sẽ cảm thấy người này thật dũng cảm, dám chửi cả ĐCSTQ. Nhưng điều kỳ lạ là những người này không ngồi tù, lại còn có thể cầm hộ chiếu bay khắp nơi trên thế giới, đến đâu đều lấy tư thế ‘anh hùng’ để nhận phỏng vấn của các kênh truyền thông, mắng ĐCSTQ không chút kiêng dè.
Nhưng loại người này thông qua việc mắng chửi ĐCSTQ mà tích luỹ được sự tin tưởng. Khi ĐCSTQ thật sự đang đối mặt với vấn đề quan trọng cần họ nói, thì họ sẽ nhảy ra. Ví như cựu tổng thống Clinton cho ĐCSTQ ‘đãi ngộ tối huệ quốc’.
Có người nói thương mại không thể tách khỏi nhân quyền, hồ sơ nhân quyền của ĐCSTQ tồi tệ như thế làm sao có thể tách rời nhân quyền được đây? Khi đó, ‘người tích luỹ được tín nhiệm thông qua mắng chửi ĐCSTQ trường kỳ’ sẽ nhảy ra và nói: ‘Chúng ta nên cho Trung Quốc đãi ngộ tối huệ quốc vĩnh viễn. Vì sao? Bởi vì như thế có thể khiến kinh tế Trung Quốc phát triển, sau đó mới có thể để Trung Quốc đi sang hướng dân chủ’.
Giáo sư Chương nhìn nhận, kỳ thực cách nói như thế đều là ‘talking points’ (Đàm thoại yếu điểm – 談話要點: điểm quan trọng trong cuộc nói chuyện) mà ĐCSTQ ‘nuôi’ cấp cho họ. Họ lợi dụng sự tín nhiệm tích luỹ được khi mắng ĐCSTQ, đến lúc then chốt thì nói thay ĐCSTQ.
Trên đây là 3 điểm khác nhau mà Giáo sư Chương tổng kết được, còn mấy điểm tiếp theo sẽ nói ở phần sau.
***
Trên thế gian có lý tương sinh tương khắc, có thiện thì có ác, có chính thì có tà, có Thần thì cũng có ma… Văn hoá do Thần truyền cấp chính là văn hoá Thần truyền, hay còn gọi là văn hoá truyền thống (truyền thừa những điều chính thống). ĐCSTQ cũng thiết lập một bộ ‘văn hoá’ riêng, rốt cuộc bộ văn hoá ấy là do ai cấp, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.
Mạn Vũ
Chú thích: Link Trung Hoa văn minh sử tập 41.