Trương Cáp theo Tào Tháo đi chinh chiến, phá Mã Chiêu, hàng Trương Lỗ, lập được vô số chiến công dưới tay Tào Tháo…

Trương Nhĩ (?- năm 202 TCN), người Đại Lương cuối nhà Tần (thành phố Khai Phong ngày nay), lúc trẻ là một du hiệp. Ông được Tây Sở Bá Vương phong làm Thường Sơn Vương nhưng không có nhiều người biết chuyện này.

Thật ra, ông cũng được Hán Cao Tổ Lưu Bang phong làm Triệu Vương (Hàn Tín thỉnh cầu Lưu Bang điều này và được chấp thuận). Tuy nhiên những người được phong làm Triệu Vương trong lịch sử thì nhiều như lá rụng mùa thu, từ Xuân Thu chiến quốc cho đến nhà Minh, nhiều không đếm xuể.

Trương Nhĩ lúc trẻ là môn khách của Tín Lăng Quân nước Ngụy. Sau này ông lấy Tín Lăng Quân làm tấm gương để noi theo, đem tiền của ra giúp đỡ người khác, kết giao với những hiệp khách có tài năng. Tự ông cũng trở thành hiệp khách huyện nổi tiếng, uy danh lan truyền khắp nước Ngụy. Trương Nhĩ còn đảm nhận chức huyện lệnh huyện Ngoại Hoàng.

Trong giai đoạn đó Lưu Bang ngưỡng mộ danh tiếng Trương Nhĩ nên trở thành môn khách của Trương Nhĩ. Trần Thắng và Ngô Quảng phát động cuộc khởi nghĩa ở làng Đại Trạch. Trương Nhĩ cùng Trần Dư đầu quân cho Trần Thắng, được phong làm Tả hữu Hiệu úy.

Tháng 8, năm đầu tiên của Tần Nhị Thế (năm 209 TCN) Trương Nhĩ và Trần Dư thấy Trần Thắng không có lòng lập tông thất sáu nước, nên cố tình kiến nghị Trần Thắng phái đại tướng Vũ Thần tấn công Hàm Đan, Trần Thắng xưng bá tại đất Trần, Trương Nhĩ và Trần Dư cũng khuyên Vũ Thần xưng vương.

Hán Vương năm thứ nhất (tháng 10 năm 207 TCN), Hạng Vũ tự lập mình làm Tây Sở Bá Vương, lập Trương Nhĩ làm Thường Sơn Vương.

Hán Cao Đế năm thứ hai (năm 205 TCN), Trương Nhĩ đầu quân Hán Vương Lưu Bang.

Hán Cao Đế năm thứ tư (năm 203 TCN), Trương Nhĩ được Lưu Bang lập làm Triệu Vương, đến năm sau thì bệnh chết.

Con trai của Trương Nhĩ là Trương Ngao được lập làm Triệu Vương, cưới đứa con gái duy nhất của Hán Cao Tổ Lưu Bang và hoàng hậu Lữ Trĩ: Lỗ Nguyên công chúa.

Mãnh tướng Trương Cáp

Hậu nhân nổi tiếng của Trương Nhĩ chính là một trong những danh tướng của Tào Ngụy: Trương Cáp (?- năm 231) tự Tuấn Nghệ, là người quận Hà Gian Ký Châu (nay thuộc thành phố Nhậm Khâu tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Nổi tiếng là người “gặp chuyện khéo léo biến hóa”, đầu tiên đi theo Hàn Phức, sau đi theo Viên Thiệu.

Trương Cáp lúc sắp chết dưới loạn tên ở Kiếm Các (ảnh: Wikipedia).

Bị mưu sĩ Quách Đồ hãm hại?

Vào những năm cuối Đông Hán, quần hùng nổi lên khắp nơi, Trương Cáp ứng tuyển tham gia vào cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Năm 191, Viên Thiệu chiếm được Ký Châu, Trương Cáp dẫn binh đầu hàng, được lên làm Hiệu úy. Về sau Trương Cáp phá được Công Tôn Toản, được thăng lên làm Ninh quốc Trung lang tướng, nhưng lại đầu quân cho Tào Tháo trong trận chiến Quan Độ.

Trong “Trương Cáp Truyện”, Bùi Tùng Chi có nhắc đến: “Trong Vũ Đế Kỷ và Viên Thiệu Truyện đều nói Viên Thiệu sai Trương Cáp, Cao Lãm tấn công doanh trại của Thái Tổ, đám người Trương Cáp nghe nói Thuần Vu Toản bại trận, sau đó vào đầu hàng, quân Thiệu sụp đổ. Là do đám người của Cáp hàng mà sau đó quân Thiệu bại. Còn theo như truyện này (tức Trương Cáp Truyện), thì quân Thiệu sụp trước, sợ những lời đe dọa của Quách Đồ, sau đó quy thuận Thái Tổ, có sự khác nhau về thứ tự”. Cho nên rốt cuộc là Trương Cáp đầu hàng Tào Tháo trước, sau đó dẫn đến đại quân của Viên Thiệu bại trận, hay là đại quân của Viên Thiệu bại trận trước, sau đó Trương Cáp mới đầu hàng Tào Tháo? Vấn đề này đến nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.

Những ghi chép liên quan đến Trương Cáp trong “Tam Quốc Chí” là những tài liệu trộn lẫn và không thống nhất thứ tự trước sau. Nhưng căn cứ theo triều đại mà tác giả Trần Thọ của “Tam Quốc Chí” sống vào thời Tư Mã Tấn triều là có thể hiểu được lý do bên trong. Nhìn chung các ghi chép có liên quan đến tài liệu lịch sử như “Tam Quốc Chí”, “Ngụy Thư”, “Ngụy Lược”, “Hán Tấn Xuân Thu” thì Trương Cáp là một người từng tranh luận với Tư Mã Ý nhiều nhất đương thời. Vì vậy, Trần Thọ là một sử quan của nhà Tấn, không ghi chép chi tiết về chuyện của Trương Cáp cũng là hợp tình hợp lý.

Cống hiến lớn nhất trong cuộc đời Bùi Tùng Chi chính là chú thích “Tam Quốc Chí”. “Tam Quốc Chí” do Trần Thọ của nhà Tấn biên soạn có nội dung súc tích nhưng Tống Văn Đế cho rằng quá ngắn gọn, vì vậy đã ra lệnh cho Bùi Tùng Chi viết chú thích. Bùi Tùng Chi thu thập tài liệu sử học của các nhà, thêm vào phần ghi chép bị thiếu trong “Tam Quốc Chí”, phương pháp chú thích của ông có bốn nguyên tắc: “Một là bổ khuyết, hai là bị dị, ba là trừng vọng, bốn là biện luận.”

Trương Cáp theo Tào Tháo đi chinh chiến, phá Mã Chiêu, hàng Trương Lỗ, lập được vô số chiến công dưới tay Tào Tháo. Trương Cáp và Hạ Hầu Uyên cùng nhau canh giữ Hán Trung, năm 215, bị Trương Phi đánh bại, sau này được làm Đãng Khấu tướng quân.

Năm 218, Hạ Hầu Uyên chết trong trận chiến tại núi Định Quân, Trương Cáp lên thay soái, đưa quân rút lui an toàn. Sau khi Tào Phi lên xưng đế, Trương Cáp được lên làm Tả tướng quân, cùng Hạ Hầu Thượng vây đánh Giang Lăng. Trương Cáp nổi tiếng là dụng binh khéo léo.

(Chân dung Gia Cát Lượng. (Nguồn ảnh: lấy từ “Vãn tiếu đường trúc trang họa truyền” năm 1921))

Năm 228, Trương Cáp từng phá giải được bố trận của Gia Cát Lượng, buộc Gia Cát Lượng phải lui về Hán Trung, vì vậy mà được thăng làm Trừng Tây xa kỵ Tướng quân.

Năm 231, vì Tư Mã Ý cưỡng ép ra lệnh cho Trương Cáp đuổi theo quân Thục, khiến Trương Cáp tại Mộc Môn Cốc bị trúng tên rồi bỏ mạng.

Trương Cáp là một trong năm vị tướng giỏi của Tào Ngụy, khiến Gia Cát Lượng gạt nước mắt trảm Mã Tốc, trận chiến vang danh thiên hạ của ông chính là đánh bại Mã Tốc tại Nhai Đình.

Trận Trần Thương

Sau khi giành được chiến thắng lớn trong trận Nhai Đình, Trương Cáp bị điều về Kinh Châu để chi viện Tư Mã Ý tác chiến với nước Ngô.

Năm 228, Gia Cát Lượng công đánh Trần Thương, Ngụy Minh Đế gọi Trương Cáp quay về kinh đô gấp, còn đích thân đến thành Hà Nam thiết đãi yến tiệc để đưa tiễn Trương Cáp, và nói: “Đợi tướng quân đến đó rồi, liệu Gia Cát Lượng đã chiếm được Trần Thương rồi không?”

Trương Cáp biết Gia Cát Lượng chinh chiến mà không có quân chi viện nên sẽ thiếu lương thực, chắc chắn không thể ứng chiến lâu, liền trả lời Ngụy Minh Đế: “Thần còn chưa đến, Gia Cát Lượng đã đi rồi, tính ra lương thảo của Gia Cát Lượng chống đỡ được không quá mười ngày”. Sau đó Trương Cáp vội vàng đi đến Nam Trịnh ngay trong đêm, Trương Cáp vừa đến nơi, Gia Cát Lượng đành phải lui binh, vì vậy mà Trương Cáp được phong làm Trừng Tây xa kỵ Tướng quân. Đoạn này đủ để cho thấy được mưu trí và thuật tính toán của Trương Cáp rồi.

Sau này, câu thành ngữ “Khuất chỉ khả số” (đếm trên đầu ngón tay) được diễn biến từ đoạn lịch sử này mà ra, dùng để diễn tả số lượng rất ít.

Theo Sound Of Hope
Châu Yến biên dịch