Mới đây, người ta đã tìm thấy một tấm bia đá được khắc chữ tinh tế, với những nét chạm trổ điêu luyện, kiểu chữ tiểu khải rất khoáng đạt, chất chứa hồn thơ. Điều khiến người ta phải kinh ngạc chính là nó đã bị chôn xuống đất từ thời điểm cách đây gần 10 thế kỷ.

Mặc dù đã nằm trong lòng đất một thời gian dài như vậy, nhưng tấm bia vẫn nguyên vẹn.

Sau hơn 900 năm yên nghỉ, giờ đây tấm bia lại được hiển lộ trước ánh mặt trời, với những đường nét tinh xảo như long như phụng đang bay lượn, không khỏi nức lòng người thưởng lãm.

Bảo vật của Tô Thức được khai quật?

Vào năm 1965, tại Tế Nam – Sơn Đông – Trung Quốc, đã diễn ra một sự kiện bất ngờ: Khi các nhân viên khai quật một cung điện dưới địa đạo, nằm dưới nền móng của một tòa bảo tháp xá lợi, của một ngôi chùa, họ đã bất ngờ phát hiện dưới địa đạo một tấm bia đá – là một tác phẩm nghệ thuật, thư pháp tinh xảo. (Tháp xá lợi là công trình kiến trúc tự viện Phật giáo, thường dùng để lưu giữ và bảo tồn ‘xá lợi tử’ của các vị cao tăng đắc Đạo sau khi viên tịch)

Xem kỹ, hóa ra đây là một danh phẩm hiếm có của Đại thi hào Tô Đông Pha, được chế tác bằng kiểu chữ khải thư. Đây là kiểu chữ được cải biên từ kiểu chữ Lệ thư, được sử dụng phổ biến từ thế kỉ III SCN cho đến nay.

Khi các chuyên gia khảo cổ học phát hiện ra trước tác này, tất cả đều không khỏi kinh ngạc. Nét khắc trên tấm bia hiển lộ một vẻ đẹp hoàn mỹ khôn tả, những nét chữ tiểu khải rất mềm mại mà bút lực không kém phần mạnh mẽ, thể hiện thần thái của một đại thư pháp gia nổi tiếng một thời. Đây có lẽ là một kiệt tác và một phong thái nghệ thuật mà lâu nay được xem là đã ‘thất truyền’.

Tranh vẽ Tô Đông Pha. (Ảnh: Wiki)

Lại nói về Tô Thức – Tô Đông Pha, hay Đông Pha cư sĩ; tự là Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha, người huyện My Sơn, My Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Hồi còn ở Hoàng Châu, Tô Đông Pha sống một cuộc đời ẩn dật rất thanh đạm. Nói đến Tô Đông Pha hay Đông Pha cư sĩ là nói một tác gia lớn, nhà văn, nhà thư pháp, họa sĩ tiếng tăm lừng lẫy thời Bắc Tống. Cuộc đời Tô Đông Pha gắn liền với nhiều giai thoại, bi tráng mà hào hoa. Những tác phẩm của ông, đặc biệt là thi ca luôn luôn thể hiện một phong cách khoáng đạt, hào sảng, song đôi lúc cũng thấm đượm những nỗi bi ai, thấm đượm nỗi buồn nhân sinh man mác. Nghe nói Tô Đông Pha cũng rất tinh thông âm luật, nhã nhạc cổ.

Vào thời bấy giờ, Tô Đông Pha sống điềm nhiên giữa một xã hội đầy nhiễu nhương, nhưng bằng chí khí của một đại văn hào, ông đã để lại cho đời những áng văn kiệt xuất, cho đến tận ngày nay người đời vẫn hết lời khen ngợi! Trong số các trước tác của ông, tác phẩm được nhiều người, nhiều thế hệ biết đến là bài thơ “Thuỷ điệu ca”, được Tô Đông Pha sáng tác vào năm 1076. Trung thu năm ấy, trăng sáng vằng vặc như xuyên thấu cõi hồng trần. Cảnh đẹp là thế nhưng trong ông lại phảng phất một nỗi buồn nhân thế. Trong lúc chuếnh choáng men rượu nồng, nhớ về người em Tô Triệt đang cách xa ngàn dặm, đã từ lâu không gặp, Tô Đông Pha tức cảnh vịnh bài thơ “Thuỷ Điệu Ca”:

“Minh nguyệt kỷ thời hữu
Bả tửu vấn thanh thiên
Bất tri niên thượng cung khuyết
Kim tịch thị hà niên…”.

Tạm dịch:

“Vầng trăng sáng có tự khi nào
Nâng chén rượu lên hỏi trời cao
Không biết cung điện nơi chốn ấy
Đêm nay đã là đêm năm nào?”

Xuyên suốt cả bài thơ là một nỗi buồn man mác pha lẫn ánh bạc như huyền như ảo của một đêm Trung thu. Có người nói Tô Đông Pha không chỉ nhớ về người em của mình mà ông nhớ cả những người từng thân thiết với mình – nhớ quê hương. Mà không chỉ quê hương nơi mảnh đất ông đã sinh ra trong cõi hồng trần cuồn cuộn, đầy rẫy những thị phi, nhiễu nhương này. Có lẽ ông còn nhớ về một cố hương trên Thiên thượng. Nơi quê ấy đêm nay đã là đêm năm nào? Một nỗi nhớ vượt thời không, dài đằng đẵng qua bao nẻo luân hồi….

Ngoài ra, Tô Đông Pha còn được mệnh danh là ‘Đệ nhất đại gia’ trong ‘Bát đại gia’ thời Đường – Tống, đặc biệt là về ‘thư pháp’ là nổi tiếng nhất Trung Hoa.

Danh phẩm khắc bia mà các nhà khảo cổ học tìm thấy dưới một tòa tháp xá lợi của một ngôi chùa cổ, có tên là: “Bản khắc viện Chân Tướng tháp xá lợi Trường Thanh, Tề châu” được đánh giá là một ‘kiệt tác hoàn mỹ’.

Bắt gặp một cốt cách Tô Đông Pha

Trên tấm bia ký, đại ý viết rằng: Vào năm Nguyên Phong thứ tám (tức năm 1085 SCN), Tô Thức từ Đăng Châu phụng chiếu hồi Kinh. Khi đi ngang qua Viện Chân Tướng – Trường Thanh, ông đã đem hiến những viên xá lợi mà người em trai Tô Triệt có được, để cầu nguyện cho cha mẹ được bình an. Những văn từ trên bản khắc được sao lục vào quyển thứ 19 trong trước tác “Tô Thức văn tập” (gồm 60 quyển). Văn chương Tô Thức ưu mỹ đẹp đẽ, thể hiện được thiền cơ, diệu pháp của các hòa thượng Thiền Tông. Kỹ thuật chạm khắc của ông cũng rất tinh tế, tỉ mỉ, từng chữ từng chữ đều rất rõ ràng. 

Nhờ được chôn vùi dưới lòng đất, nên toàn bộ di tích vẫn còn nguyên vẹn như mới. Diện mạo chân thực của phong cách tiểu khải Tô Thức còn nguyên giá trị: hoàn mỹ, chân thực và sống động… Bản điêu khắc này có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại thư pháp tiểu khải của Tô Đông  Pha. Toàn bộ trước tác gồm 22 dòng chữ, mỗi dòng có 25 ký tự, ước định độ lớn của chữ là khoảng 1,5cm; được khắc rất tinh xảo trên nền một tấm bia đá xanh, có diện tích 61cm2. Chữ viết đẹp, ưa nhìn, thể hiện trên giấy đã khó, khắc trên bia đá lại càng khó hơn. Tuy nhiên những nét chạm trổ vẫn thể hiện đầy đủ bút lực hào sảng, văn từ trong sáng như châu ngọc mà phóng khoáng, chất chứa trí khí của một ‘Đại gia Đường – Tống’.

Được biết, kiệt tác trên là do Phương trượng tự viện Chân Tướng chủ trì, cùng Tô Đông Pha thực hiện vào năm 1087 – năm thứ hai đời Tống Triết Tông. Những nét chạm trổ khoáng đạt như ‘hành vân lưu thuỷ’, mặc dù cuộc đời Tô Đông Pha đã phải nếm trải rất nhiều đắng cay; làm quan thăng giáng nhiều lần, nhưng ông vẫn không hề để tâm đến chuyện đó, mà chỉ lấy việc đọc sách làm vui. 

Hiện vật được trưng bày tại viện bảo tàng Trường Thanh ở Tế Nam. Các bản khắc được bảo quản nguyên vẹn như trạng thái ban đầu. Ngoài ra chúng ta còn có thể tìm thấy nội dung chữ viết trong “Bản khắc viện Chân Tướng tháp xá lợi Trường Thanh, Tề Châu” trong tác phẩm “Tô Đông Pha toàn tập”.

Kiệt tác “Bản khắc viện Chân Tướng tháp xá lợi Trường Xuân, Tề Châu”, từng được phục chế thành nhiều bản sao vào năm Tống Tuyên Hà thứ ba (năm 1121 SCN). Tất cả các bản sao đều được chôn cất ở tầng dưới cùng của toà tháp xá lợi. Về sau Trụ trì viện Chân Tướng còn cho mời các thợ thủ công giỏi, để sao chép lại một lần nữa và đều cất giấu dưới tòa bảo tháp hàng trăm năm nay.

Tô Thức mệnh danh là đệ nhất ‘Bát đại gia Đường – Tống’, nên luôn được rất nhiều người sùng bái. Ngoài việc nguyện ý muốn được chiêm ngưỡng bút pháp của ông, người ta còn sao chép bút tích của ông để làm mẫu, lưu truyền qua các thời đại. Tuy nhiên hầu hết những bản sao chép đều đã bị biến dạng theo năm tháng và không còn giữ được dáng vẻ ban đầu nữa. Chỉ những trước tác được cất giấu dưới địa đạo thì hãy còn nguyên vẹn.

Câu chuyện ly kỳ khi xây tòa tháp xá lợi và toàn văn trước tác

Điều khiến các nhà khảo cổ học thấy kinh ngạc là, cho đến nay vẫn còn có những cung điện dưới lòng đất, lưu giữ những bảo vật đã trải qua hàng trăm năm lịch sử mà vẫn còn nguyên vẹn, không một chút tì vết.

Một lần nữa, thế nhân lại có thể tận mắt chứng kiến phong thái thần kỳ của thư pháp tiểu khải Tô Đông Pha. Những ai tận mắt chứng kiến đều không khỏi cảm thán và thấy may mắn vô cùng. Vậy nguồn cơn từ đâu mà lại có câu chuyện xá lợi ly kỳ, và kiệt tác của vị ‘Đại gia Đường Tống’ này?

Chuyện rằng, ở phía nam của Động Đình là chùa A Dục, nơi có xá lợi của Thích Ca Mâu Ni được chôn cất riêng biệt. Vào thời bấy giờ, thường khi những ai sinh thời có nhiều tham dục, làm nhiều điều đen tối mà được tâng bốc…, đến khi xuất gia thì sẽ trải qua một lễ tế gọi là ‘Lễ thế khấp’; là một màn chào đón đầm đìa nước mắt, tại tòa tháp xá lợi này. Trong số các tỳ kheo tu hành trong tự viện, biết xá lợi là bảo vật, nên nổi lòng tham mà lấy trộm ba viên. Những viên xá lợi màu hồng đào, kích thước to chừng hạt ý dĩ, lấp lánh quang huy rất đẹp. Chẳng hay cơ duyên nào ba viên xá lợi này lại lọt vào tay người em trai của Tô Đông Pha là Tô Triệt. 

Vào năm Nguyên Phong thứ ba, người em trai của Tô Thức, không hay đã phạm phải tội gì mà bị giáng chức quan, chịu tội lưu đày. Hai viên cai ngục là Cao An và Tử Minh đã áp giải phạm nhân. Năm thứ bảy, Tô Thức lưu xứ từ Tề An Ân dời đến sông Nhữ, khi đi qua viện Chân Tướng đã hiến ba viên xá lợi cho tự viện để cầu phúc cho cha mẹ. Đến năm thứ tám, khi đã mãn hạn lưu đày, ông dời việc trông coi Văn đăng. Triều đình khi ấy lại triệu tập ông ra làm Thượng Thư Bộ lễ, quan viện chân thư Trường Thanh, Tế Nam.

Tương truyền, nhà sư Pháp Thái cho dựng tòa tháp xá lợi, mới xây cất được chừng ba phần thì không thể xây lên được nữa. Người Trời, quỷ thần cùng chăm chú nhìn, nhưng không cho phép họ chôn cất bảo vật. Thấy vậy, Tô Thức niệm rằng: “Lẽ nào nơi tiểu đệ ta nguyện đem bảo vật xá lợi Phật Thích Ca, lại kết thúc tại đây ư? Trước đây, tiên quân Văn An trao tặng cho đại phu Vu Tấn, rồi lại được tặng cho họ Trình là người vợ cả của Thái quân Vũ Xương. Tất cả những người này đều có lòng nhân từ, thanh liêm, đều sùng tín Tam Bảo. Hôm nay đem hiến bảo tàng, cũng là di nguyện niệm cuối cùng. Nguyện xả tình duyên làm thành chuỗi Phật! Sức con tuy có hạn nhưng hoài bão vô tận. Kể từ khoảnh khắc gian nan khổ cực, tàn tật mà không yếu đuối suốt nhiều năm”. Đoạn, Tô Đông Pha khấn đi khấn lại nhiều lần. Bỗng nhiên tòa bảo tháp tự cất lên thành một đình đài sừng sững. Khi Tô Thức về đến kinh thành, lấy ra một cái rương nhỏ, trong còn có 1 lượng vàng và 6 lượng bạc. Tô Thức cho người đem đến tự viện, thỉnh một cỗ quan tài. Về sau trụ trì viện Chân Tướng đã cùng Tô Đông Pha làm ra trước tác, khắc lên bia đá để lưu truyền hậu thế.

Toàn bộ nội dung trước tác được tạm dịch như sau:

“Pháp thân của Như Lai không có giới hạn, hóa thành sáu trượng để mách bảo cho Thiên nhân. Quá ư to lớn và hữu hình, trải qua năm tháng như thế, ánh sáng sắc tím tụ lại, rồi bay đi tan thành mây khói. Duy có mười nghìn tỷ, Luân vương A Dục nguyện lực kiên định. Sử dụng giới quỷ và Thần tiên của trời, để thiết lập đền thờ, chùa chiền và núi sông. Quan tài chất bộ áo liệm giấu kỹ càng làm trung gian điều đình, Thần quang ngày đêm chiếu sáng tầng tầng chóp núi. Ai ư lấy trí và quyền này, thân Phật thị hiện rộng khắp trước mắt người xem. Người đả tọa ngất ngưởng thần trí bất tỉnh, thì khoảng cách xa với Trời. Kẻ hồ đồ đạo hạnh như trăng đen, thì đọa xuống suối nguồn hiểm hóc, phân thân tới khi biến hóa sẽ có số mệnh, không biết ai là người cho phép lưu truyền. Bao gồm bãi đất trống ven biển nước Lỗ nghèo nàn, thô ráp mà cứng rắn, mềm mại mà trong trẻo, cùng tối tăm, ngu ngốc, nhọc nhằn. Nguyện dâng phúc này đến tổ tiên tôi, cho tôi thoát khỏi vướng bận của đời đời kiếp kiếp…..”. (Ngày đầu tháng tám năm Giáp Thìn thứ hai)

Thành thật mà nói, văn chương, thi ca, cũng như thư họa của Đông Pha, thoạt nhìn tưởng như đơn sơ giản dị. Nhưng xem kỹ lại toát khí phách hiên ngang, hào hiệp bất khuất, cùng vẻ đẹp thanh thoát đầy sức hấp dẫn. Sinh thời, ông đã từng tổng kết quá trình sáng tạo thư pháp của mình như thế này: “Phương pháp viết thư pháp là chưa đủ, vì kiến ​​thức nông cạn và hiểu biết hạn hẹp. Tuy rằng ba thứ không thể hoàn hảo, nhưng tôi có thể có cả trong tâm và tay của tôi”. Tô Đông Pha thừa nhận ông hay tập trung vào các đề tài ‘ý nghĩa’ và thể hiện ‘tình cảm’. Cũng chính vì thế, các danh phẩm của ông luôn được thế hệ đương thời cũng như hậu thế ca tụng, và hết mực sùng kính các trứ danh – kiệt tác thư pháp cực ‘nhuần vị Đông Pha’!

Theo Secret China
Mỹ An biên dịch