Người ta thường nói: “Có duyên mới gặp, có nợ mới yêu”. Cuộc đời có rất nhiều sự tình không thể lý giải từ trên bề mặt, bởi nội tình đằng sau còn liên quan tới nhân quả từ tiền kiếp. 

Trong kiếp nhân sinh, bất kể điều gì chúng ta gặp phải đều không phải là điều ngẫu nhiên. Người đối xử tốt với bạn có lẽ là bởi kiếp trước bạn và họ có thiện duyên. Còn người tệ bạc với bạn có lẽ là để đòi lại những món nợ tổn thương đã gây ra trong tiền kiếp. Tài phú hay bần hàn, tài hoa hay bạc mệnh… hết thảy đều liên quan tới tiền kiếp, cũng liên quan tới đức và nghiệp mà mỗi người tích được trên bước đường nhân sinh.

Câu chuyện dưới đây kể về những kiếp luân hồi chuyển thế của một tài nữ trong nền điện ảnh Trung Hoa – nàng “Lâm Đại Ngọc” Trần Hiểu Húc.

Trần Hiểu Húc – nàng Lâm Đại Ngọc bước ra từ tiểu thuyết

Trần Hiểu Húc được ví như nàng Lâm Đại Ngọc bước ra từ Hồng Lâu Mộng. Chỉ với một vai diễn, cô trở thành diễn viên để lại ấn tượng sâu sắc trên màn ảnh Hoa ngữ. Trong một lần trả lời phỏng vấn, cô chia sẻ: “Tôi cảm thấy tôi có thể diễn vai Lâm Đại Ngọc không vì tôi xinh đẹp hay diễn xuất tốt, chỉ là vì tính cách và khí chất của cô ấy rất giống với tôi”. “Tôi thích Lâm Đại Ngọc có lẽ vì tôi và cô ấy có những nét tính cách tương đồng. Tôi thích sự trong sáng, không màng thế tục của cô ấy”. 

Vài năm sau khi hoàn thành bộ phim Hồng Lâu Mộng, Trần Hiểu Húc chuyển sang con đường kinh doanh và thu được thành công nhất định. Danh lợi đều đạt được, nhưng đến đầu năm 2007 cô bất ngờ chính thức quy y Phật môn.

Trần Hiểu Húc sinh năm 1965 tại thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Cha mẹ cô là diễn viên kinh kịch, cả hai đều mong muốn Hiểu Húc theo con đường nghệ thuật của cha mẹ. Nhưng cô không muốn nối nghiệp kinh kịch mà yêu thích múa ballet. 

Lâm Đại Ngọc là cô gái đa sầu đa cảm, mẫn cảm đa nghi, đồng thời chất chứa sự bất an, u buồn. Nàng thích đọc sách và có năng khiếu, tố chất thi nhân. Trần Hiểu Húc cũng ham thích đọc sách từ nhỏ. Lên 3 tuổi, Hiểu Húc đã được cha mẹ dạy hát múa, làm thơ. Cô là người rất năng động nên học khá nhanh và luôn có những ước mơ tươi sáng. Đến tuổi 12, Hiểu Húc rất thích đọc sách, thường dành cả ngày vùi đầu vào những trang sách. Cũng trong thời điểm đó, cô đã được đọc Hồng Lâu Mộng, một trong “tứ đại danh tác” của văn học cổ Trung Hoa. Tới tuổi 14, bài thơ đầu tiên do cô sáng tác tên là “Tôi là một bông liễu” đã được người người đón nhận. 

Như vậy, ngay khi chỉ mới 14 tuổi Trần Hiểu Húc đã viết nên nỗi lòng Lâm Đại Ngọc qua thơ, dù khi đó cô vẫn chưa là “Lâm muội muội” đích thực. Bài thơ chất phác mộc mạc làm người ta cảm nhận một nỗi u buồn, bi thương nhẹ nhàng.

Đời người như mộng, mộng như đời người: “Hồng Lâu Mộng, mộng một lần tới ba năm”.

“…Tôi là một bông liễu nhỏ
Đừng hỏi nhà tôi ở nơi nao
Mong gió xuân đưa tôi đến chân trời góc bể
Báo tin mùa xuân đến mọi miền nhân gian…”.

Sự an bài của số mệnh cũng được sắp xếp tỉ mỉ rõ ràng, Trần Hiểu Húc qua đời tháng 5 năm 2007 tại Thâm Quyến vì ung thư khi mới hơn 40 tuổi. 

Cuộc đời của “Lâm Đại Ngọc” Trần Hiểu Húc như một câu chuyện buồn của người con gái u sầu. Nếu xưa nàng Lâm Đại Ngọc rơi lệ vì một cành hoa thì ngày nay người hâm mộ lại khóc thương cho một cành liễu mỏng manh u sầu Trần Hiểu Húc. Sau Trần Hiểu Húc, thế gian không còn Lâm Đại Ngọc nào nữa.

Năm 1987 bộ phim lên sóng, nhờ vào vai Lâm Đại Ngọc mà nữ diễn viên 21 tuổi Trần Hiểu Húc đã trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm. Cô trở thành minh tinh hạng A và được săn đón. Vì Hồng Lâu Mộng vốn là một tác phẩm kinh điển, mỗi người lại có cách giải thích khác nhau, có cách tưởng tượng khác nhau. Cho đến khi Trần Hiểu Húc xuất hiện trên màn ảnh, khán giả thời đó mới truyền miệng một câu rằng: “Trong mắt ngàn người có ngàn bản Hồng Lâu Mộng, nhưng trong mắt ngàn người lại chỉ có một Lâm Đại Ngọc – Trần Hiểu Húc”.

Nhân vật Lâm Đại Ngọc trong phim Hồng Lâu Mộng là người phụ nữ vô cùng xinh đẹp và mỏng manh. Trong nguyên tác mô tả rằng nàng mỏng manh như cành liễu bên hồ với những ngón tay búp măng và đặc biệt đôi mắt luôn đượm sầu.

Câu chuyện luân hồi của “Cô Lâm”

Người xưa rất tín trời kính Phật, tin rằng tất cả những điều được mất trong đời đều là nhân quả tích lại từ đời đời kiếp kiếp. Một vài tính cách và đặc điểm của kiếp này cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều kiếp đã trải qua. Vậy sự yếu đuối, mong manh, và thể trạng yếu ớt cùng sự bi quan và u buồn của Trần Hiểu Húc liệu có liên quan tới tiền kiếp cô từng trải qua?

Một người tu luyện có công năng túc mệnh thông đã nhìn thấy tiền kiếp của Trần Hiểu Húc, cho dù không hoàn toàn đầy đủ, nhưng sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về nghiệp lực luân báo của đời người. 

Làm quan tri phủ, mang hết gia sản cứu người

Một đời ấy, Trần Hiểu Húc chuyển sinh thành nam nhân, làm quan đến chức tri phủ, quan phục màu đỏ, đội mũ ô sa, cả đời cương trực công chính, che chở yêu thương bách tính như con. 

Vào một năm đại hạn hán, mất mùa, bách tính phải lưu vong, tha phương cầu thực, vị quan tri phủ đã dốc hết toàn bộ tài sản cứu sống được hơn một nghìn người dân, sau đó ông được thăng lên chức tổng đốc. Tuy nhiên, vì tính tính cương trực, không ưa nịnh nọt bợ đỡ nên ông lỡ đắc tội với em trai của hoàng hậu, bị cách chức, tịch thu hết tài sản và phải trở về nhà. Kiếp đó để lại nhiều thù oán cho nhiều kiếp sau. 

Sau khi qua đời, quan tri phủ được lên Thiên giới làm Thần tiên hưởng phúc trời một thời gian rồi mới luân hồi chuyển sinh lần sau. Vị em trai của hoàng hậu sau khi qua đời bị phán xét và chịu khổ dưới âm gian. Cứ như vậy trải qua thời gian khoảng 300-500 năm, một người từ âm gian đầu thai lên dương thế, một người trên thiên giới lại chuyển sinh xuống thành người, tiếp tục luân hồi liễu giải mối tiền duyên. 

Chuyển sinh đòi nợ, kết tiếp ân oán một đời 

Kiếp này “Cô Lâm” chuyển sinh thành con trai cả của một gia đình giàu có, kế thừa rất nhiều tài sản, trong nhà có nhiều kẻ hầu người hạ. Em trai của vị hoàng hậu kiếp trước chuyển sinh thành quản gia trong nhà. 

Một lần, viên quản gia ăn cắp đồ cổ bị chủ nhân phát hiện, bị đánh đập tàn nhẫn mà tử vong. Gia đình giàu có này đã dùng rất nhiều tiền để dẹp yên mọi chuyện và để con trai không phải chịu tội. Tuy nhiên, sinh mệnh là có liên quan tới an bài trên thượng giới, lỡ tay làm hại sinh mạng đạo Trời khó tha thứ. Từ đó, thân thể ông dần dần suy bại và qua đời năm hơn 50 tuổi. Trước khi qua đời, ông đã làm nhiều việc thiện, xây dựng chùa chiền, cúng dường tạc tượng và tăng lữ, những việc này giúp ông tích được đại đức. Sau khi ông qua đời, âm gian đối chiếu lại nhân duyên giữa ông và viên quản gia trong tiền kiếp, rồi hai người lại chuyển sinh. 

Chuyển sinh làm nữ, bồi hoàn nghiệp sát sinh 

Trần Hiểu Húc chuyển sinh làm vợ của một vị tú tài. Một lần trên đường về nhà mẹ đẻ, cô đã bị cường đạo (là người nô bộc trong kiếp trước) làm nhục. Vì quá đau khổ, nàng đã tự sát. 

Sau khi chết, oan hồn phải phiêu dạt khắp nơi. Bởi người tự sát phải chờ đợi cho đến khi an bài trên dương thế kết thúc thì mới được đầu thai chuyển sinh, cứ như vậy mấy chục năm qua đi, khi thọ mệnh làm quỷ hồn kết thúc, cô mới có thể về âm phủ đợi đầu thai, chuyển sinh.

Lần nữa chuyển sinh, trong mê lại tạo nghiệp

Vì những phúc phận từ tiền kiếp, cô một lần nữa được đầu thai làm người. Trong kiếp này, cô mang thân nữ, trở thành chính thất của một phú ông giàu có. 

Phú ông thấy cô không sinh được con nên đã cưới một người con gái nghèo khổ làm tiểu thiếp (vốn là cường đạo đã làm nhục cô ở đời trước). Người tiểu thiếp bị bà vợ cả lăng nhục trăm điều, sau khi mang thai lại bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi sảy thai mất mạng. Bởi vậy mà vợ cả bị ruồng bỏ, những năm cuối đời trong am ni bà đã khổ đọc kinh thư, sám hối tội nghiệp, trước lúc lâm chung lại phát nguyện trước Phật, cầu xin vào đời sau được giải thoát khỏi luân hồi…

Sau khi qua đời, cô phải ở trong lục đạo luân hồi đợi đến đời này chuyển sinh thành Trần Hiểu Húc, mang theo phúc báo từ khi làm tổng đốc mà chuyển thành gia tài trong đời này, cùng với nỗi oán hận với người tiểu thiếp và nghiệp tội của thai nhi mà từ nhỏ, Trần Hiểu Húc đã yếu ớt lắm bệnh tật và tâm luôn sầu muộn…

***

Người tu luyện sở hữu công năng túc mệnh thông có khả năng nhìn thấu quá khứ lẫn tương lai, đây là chuyện không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, chuyện kể ra đây khó lòng được kiểm chứng bằng ghi chép lịch sử, bởi năm tháng nhắc đến hay triều đại đều mơ hồ. Nói đi cũng phải nói lại, chuyện luân hồi vốn không phải để thỏa mãn trí tò mò của con người, mà là để nhắn nhủ hậu thế về đạo lý nhân quả. Làm người có vay có trả, nợ không hoàn lại ở kiếp này thì cũng phải trả vào kiếp sau. Câu chuyện tiền kiếp của Hiểu Húc cũng đã minh chứng rất rõ đạo lý này.

Tam Tự Kinh giảng: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, những kiếp đầu của Hiểu Húc là một người chức cao vọng trọng, ân đức cao ngần, chính là nói bên thân chứa nhiều đức, thậm chí còn có thể được làm Tiên nhân. Tuy nhiên, khi thân người trầm luân trong vòng chảy nợ nghiệp, chưa thoát khỏi luân hồi, thì khó tránh khỏi phạm phải điều xấu, đức mang trên thân vì thế mà ngày càng tổn thất, nghiệp tạo ra ngày càng nhiều, mệnh lại ngày càng hẩm hiu.

Phật gia giảng: ‘Làm người là khổ’, cũng chính bởi đạo lý này. Con người một khi đã dấn vào hồng trần bụi bặm, nếu không biết lau chùi và tu dưỡng bản thân thì sớm muộn cũng sẽ bị ô nhiễm. Người không biết tích đức cho bản thân thì những kiếp sau khó mà an nhàn thoải mái. Đạo lý “tích đức” mà ông bà chúng ta vẫn dạy quả thực có đạo lý rất cao thâm.

Chuyện luân hồi qua trăm nghìn năm, khó mà kể hết cho tường tận, nhưng ít nhiều điều thuật lại cũng là lời cảnh tỉnh thế nhân, giải thích cho những sướng vui khổ ải của đời người. Làm người thì tích đức tu thiện mới là chuyện trọng đại nên làm.

Theo Soundofhope
Kiên Định biên dịch

Video: Cầu thủ Ngọc Anh: “Quả bóng số phận trong sân vận động lớn cuộc đời!”

videoinfo__video3.dkn.tv||ffdea8a27__

Có thể bạn quan tâm:

Từ Khóa: