Mục lục bài viết
Theo lời của Lý Nam Ương, mặc dù là quan chức cấp 1 và được đãi ngộ như thứ trưởng, nhưng “Mẹ tôi [Phạm Nguyên Chân] là một người bị dị hóa. Bà cả đời chỉ làm một việc, chính là Cải tạo tư tưởng”, “[Bà] không làm nổi một người phụ nữ, không làm nổi một người vợ, cũng không làm nổi một người mẹ, vô cùng thất bại”, “Cả hồn lẫn thân của bà đã bị nhuộm đen trong thùng thuốc nhuộm lớn của ĐCSTQ”.
Quý vị khán giả thân mến, xin chào các bạn, hoan nghênh các bạn đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!
Đối với cái gọi là “hồng nhị đại” hay “thế hệ đỏ thứ hai”, dùng để chỉ con cái của những nguyên lão đoạt giữ chính quyền trong ĐCSTQ, có lẽ mọi người đều không xa lạ. Ngày nay, trong thế hệ đỏ thứ hai, một số người đang nắm quyền, chẳng hạn như Tập Cận Bình; một số bị bắt giam, chẳng hạn Bạc Hy Lai; một số người di cư ra nước ngoài, chẳng hạn như Lý Nam Ương. Trong số những hồng nhị đại di cư ra nước ngoài, một số người đã bước chân trên con đường đoạn tuyệt với ĐCSTQ.
Hôm nay, tôi muốn kể với các bạn về bốn người thuộc thế hệ đỏ thứ hai đã quyết đoạn tuyệt với ĐCSTQ.
- Đại án lớn nhất Trung Nam Hải – Tiêu Kiến Hoa sớm sẽ hiện thân?
- Đại công thần thế thân cho Mao Trạch Đông bị chính ĐCSTQ giam cầm đến chết
#1. La Vũ, con trai của nguyên đại tướng ĐCSTQ La Thụy Khanh
La Thụy Khanh từng là một viên đại tướng bên cạnh Mao Trạch Đông, và là bộ trưởng bộ công an đầu tiên sau khi ĐCSTQ kiến lập chính quyền, sau đó là Phó tổng lý Quốc vụ viện, Bí thư trưởng Quân ủy Trung ương, Tham mưu trưởng Quân ủy Trung ương, Bí thư ban Bí thư Trung ương. Tháng 12 năm 1965, La Thụy Khanh bị Mao Trạch Đông đả đảo, và vào tháng 3 năm sau, ông buộc phải tự sát bằng cách nhảy lầu và bị trọng thương. Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra vào tháng 5 năm 1966, ông bị buộc tội là thành viên của “Tập đoàn phản đảng Bành La Lục Dương”.
Sau khi cha bị đả đảo, La Vũ, lúc đó đang theo học tại Đại học Thanh Hoa, bị biến thành một “tử đệ hắc bang” và bị đẩy đi cải tạo lao động 5 năm. Cách mạng Văn hóa kết thúc, La Thụy Khanh được phục xuất sau bình phản, đến công tác tại Quân ủy Trung ương. Còn La Vũ, ông được phong quân hàm Đại tá Bộ Tổng tham mưu năm 1988 và nhậm chức trong Sư đoàn Không quân của Bộ Tổng tham mưu.
Năm 1989, sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn) nổ ra. Một ngày sau khi quân đội nổ súng, La Vũ đã đến Paris để tham dự triển lãm hàng không như kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, ông vì bất mãn việc Đặng Tiểu Bình hạ lệnh tàn sát sinh viên mà “đến hạn không trở về”, sau đó phẫn uất từ chức. Năm 1990, La Vũ khi đi cùng một phái đoàn, đã bỏ trốn ra hải ngoại và đoạn tuyệt với ĐCSTQ. Năm 1992, ông bị Giang Trạch Dân khai trừ đảng tịch, quân tịch.
Năm 2016, cuốn hồi ký “Cáo biệt Bộ Tổng tham mưu” của La Vũ được xuất bản tại Hồng Kông, trong đó tiết lộ rất nhiều câu chuyện hắc ám của các lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ.
La Vũ hơn Tập Cận Bình 9 tuổi, mối quan hệ giữa hai gia đình La và Tập rất tốt. Sau khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo ĐCSTQ vào năm 2012, La Vũ từng ký thác kỳ vọng vào ông Tập. Kể từ ngày 3 tháng 12 năm 2015, La Vũ tại hải ngoại đã viết một loạt thư ngỏ, “Thảo luận với lão đệ Tập Cận Bình”, kêu gọi Tập thuận ứng theo trào lưu của thời đại, kết thúc chế độ một đảng chuyên chế, xóa bỏ đảng cấm và báo cấm, mở cửa tự do báo chí, tự do ngôn luận, thực hành độc lập tư pháp, tuyển cử dân chủ, quân đội quốc gia hóa v.v., đi theo con đường tự do dân chủ. Ông cũng nhiều lần kêu gọi Tập Cận Bình bình phản “thảm sát Thiên An Môn” và Pháp Luân Công, đồng thời bắt giữ Giang Trạch Dân, kẻ thủ phạm của cuộc bức hại Pháp Luân Công.
- Ba điều tối đại bại hoại mà Giang Trạch Dân muốn người ta quên
- Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng tại sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc
La Vũ đã viết ít nhất 31 bức thư ngỏ. Thật tiếc khi trái tim Tập Cận Bình đã không được cảm hóa bởi những nỗ lực chân thành của ông. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, ông Tập đã chuyển hẳn sang tả khuynh, “đả bài tốt thành bài xấu”, khiến khủng hoảng tứ bề cả trong và ngoài nước. Sau tháng 11 năm 2019, La Vũ ngừng viết thư ngỏ cho ông Tập. Vào ngày 22 tháng 10 năm 2020, ông qua đời tại Mỹ, hưởng thọ 76 tuổi.
#2. Lý Nam Ương, con gái của Lý Duệ, cựu bí thư của Mao Trạch Đông
Lý Duệ đã ba lần bị “chỉnh đốn” trong đời: lần đầu tiên là trong vận động chỉnh phong Diên An vào những năm 1940, ông bị giam giữ như một “gián điệp”. Lần thứ hai là tại Hội nghị Lư Sơn năm 1959, khi ông bị buộc tội là “thành viên tập đoàn phản đảng Bành Đức Hoài”, bị cách chức, khai trừ đảng tịch, và bị đày đi lao động cải tạo ở vùng hoang dã phía bắc. Lần thứ ba là tám năm bị giam trong nhà tù Tần Thành trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Sau khi được bình phản vào năm 1979, Lý Duệ giữ chức vụ Phó bộ trưởng thường vụ Bộ Tổ chức Trung ương. Trong những năm cuối đời, ông trở thành một trong những đại biểu phái tự do trong thể chế ĐCSTQ.
Vì bị liên lụy từ cha, Lý Nam Ương khi còn là thiếu niên và thanh niên đã phải chịu không ít trận đòn. Sau “thảm sát Thiên An Môn”, Lý Nam Ương đã đi vòng qua Tây Âu, qua Liên Xô và sau đó đến Hoa Kỳ, nơi bà liên tiếp làm việc tại Phòng thực nghiệm Quốc gia Máy va chạm siêu cấp siêu đạo Mỹ ở Texas, rồi Phòng thực nghiệm Quốc gia Berkeley ở California, và công trình sư tại Phòng thực nghiệm máy gia tốc trực tuyến quốc gia SLAC. Sau khi nghỉ hưu vào năm 2014, bà là thành viên thỉnh giảng tại Viện Hoover, Đại học Stanford.
Lý Nam Ương đã sống ở Trung Quốc 40 năm và sống ở Mỹ 30 năm. Những ký ức của bà về ĐCSTQ chủ yếu xoay quanh người cha Lý Duệ, mẹ ruột Phạm Nguyên Chân, và mẹ kế Trương Ngọc Trân, và bà đã viết những cuốn hồi ký “Cha tôi là Lý Duệ”, “Tôi có một người mẹ như vậy” và “Tôi có một người mẹ kế như vậy” v.v. Trong đó mô tả chi tiết cuộc đời của ba người.
Ví dụ, Lý Duệ từ khi còn trẻ đã truy cầu “tiến bộ”, gia nhập ĐCSTQ, một đời chịu đựng khổ nạn, mãi đến những năm cuối đời ông mới tỉnh ngộ. Lý Nam Ương từng hỏi cha mình, “Cha từ khi nào mới triệt để giác ngộ?” Lý Duệ trả lời: “Là sau khi bước ra khỏi bình phản, đến Mỹ vào năm 1979, bước xuống phi cơ, triệt để tỉnh ngộ – con đường này của đảng Cộng sản đã hoàn toàn sai lầm.”
Mẹ ruột của Lý Nam Ương, Phạm Nguyên Chân, vốn xuất thân là một tiểu thư trong một gia đình giàu có. Một thiếu nữ ngây thơ và xinh đẹp đã đến Diên An năm 18 tuổi để gia nhập “lò lửa” cách mạng, dưới sự tẩy não liên tục của ĐCSTQ, cuối cùng biến thành một “lão bà bà chủ nghĩa Mác – Lê” cứng rắn, trong đầu chất đầy tư tưởng đấu tranh giai cấp.
Mặc dù là quan chức cấp 1 và được đãi ngộ như thứ trưởng, nhưng theo lời của Lý Nam Ương, “Mẹ tôi [Phạm Nguyên Chân] là một người bị dị hóa. Bà cả đời chỉ làm một việc, chính là Cải tạo tư tưởng”, “[Bà] không làm nổi một người phụ nữ, không làm nổi một người vợ, cũng không làm nổi một người mẹ, vô cùng thất bại”, “Cả hồn lẫn thân của bà đã bị nhuộm đen trong thùng thuốc nhuộm lớn của ĐCSTQ”.
Bà Trương Ngọc Trân, mẹ kế của Lý Nam Ương, tham gia cách mạng năm 15 tuổi, là cán bộ cấp 17. Vì đã kết hôn với Lý Duệ nên bà cũng được hưởng chế độ đãi ngộ cấp thứ trưởng. Lý Nam Ương nói rằng, chỉ vì là lão thành cách mạng, Trương Ngọc Trân đã phát triển trên thân mình sự ngu muội, lạc hậu, kém cỏi của một nông dân Trung Quốc, phát triển đến mức cực đoan, nhưng đồng thời lại tiêu biến bản chất thuần phác giản dị của nông dân. Cô còn đưa ra ví dụ cụ thể mà người nào có thần trí bình thường đều cảm thấy không tưởng tượng nổi. Qua ngôn hành của mẹ kế, Lý Nam Ương nói: “Vì tư lợi của bản thân, bất chấp đạo đức, bất chấp tình ý, bất chấp tình cảm vợ chồng, giữa họ điều gì cũng không có. Đây là bản chất của đảng Cộng sản.”
#3. Nhà nghiên cứu sử học độc lập Lý Giang Lâm
Cha của Lý Giang Lâm gia nhập ĐCSTQ năm 1940. Trong vận động “Phản hữu” năm 1956, vì cự tuyệt chỉ tiêu 5% hữu phái cho đơn vị của mình, mà sau đó ông một mạch không được đề bạt. Trong Cách mạng Văn hóa, ông bị buộc tội “đi theo phái tư bản”, bị đảng chỉnh đốn vô cùng thê thảm. Mẹ của Lý Giang Lâm, 18 tuổi đã gia nhập ĐCSTQ, bị tẩy não cực kỳ triệt để, đến mức khi ly khai “tổ chức” liền không còn vui sống nữa.
Lý Giang Lâm học tại Đại học Phúc Đán và thạc sĩ tại Đại học Sơn Đông, sau đó, cô du học tại Hoa Kỳ và lấy bằng thạc sĩ về lịch sử Do Thái và bằng thạc sĩ về khoa học thư viện. Cô hiện sống ở Hoa Kỳ, đã xuất bản “1959 Lhasa”, “Cuộc chiến bí mật 1956-1962 trên cao nguyên Thanh Tạng”, “Du hành bí mật ở Tây Tạng”, v.v.
Lý Giang Lâm nhận thấy rằng nông dân Trung Quốc luôn quá khổ, cha mẹ cô cả một đời đã bị “chỉnh đốn” trong các cuộc vận động chính trị hết lần này đến lần khác, sống một cuộc đời khốn khổ. Cô từ sâu trong nội tâm phát ra câu hỏi: Mục đích của cuộc cách mạng của ĐCSTQ rốt cuộc là gì?
Sau khi nghiên cứu, cuối cùng cô đã minh bạch: “ĐCSTQ, nó không phải là một tổ chức do nhân dân tự phát thành lập, nó hoàn toàn là một đại lý ngoại quốc.”
“Từ khi thành lập cho đến thời kỳ Diên An, (ĐCSTQ) là một chi bộ của Cục Viễn Đông Quốc tế Cộng sản (dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Liên Xô). Tất cả các quyết định trọng đại, những thay đổi nhân sự của nó, còn cả cái gọi là cuộc trường chinh, đều là phải thông qua Quốc tế Cộng sản phê chuẩn.” “[ĐCSTQ] từ thành lập đến hiện tại, các phương pháp mà nó sử dụng để thi hành mọi chính sách của nó đều là bạo lực, bạo lực cực kỳ tàn khốc, chính là một con đường giết người, cho đến hiện tại vẫn luôn như vậy, ai không tuân phục, nó liền sát hại người đó.”
Lý Giang Lâm biểu thị: “Lựa chọn của tôi chính là vứt bỏ hết thảy những thứ này. Tôi cự tuyệt tiếp thụ di sản của họ [ĐCSTQ].”
#4. Phóng viên Giang Lâm của “Giải phóng quân báo”
Cha của Giang Lâm là một thiếu tướng trong quân đội, và ông nội của cô gia nhập Tân binh đoàn 4 trong Kháng chiến chống Nhật. Bản thân Giang Lâm nhập ngũ năm 18 tuổi và thi vào trường Đại học Quân y Đệ tứ. Sau đó, cô được điều động về Cục Tuyên huấn Tổng cục Hậu cần Quân ủy Trung ương vì đã viết một phóng sự chấn động. Năm 1986, cô làm phóng viên tờ “Giải phóng quân báo”. Năm 1989, Giang Lâm tận mắt chứng kiến vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6; Năm 2019, cô cuối cùng đã đến Hoa Kỳ.
“Thảm sát Thiên An Môn” là một bước ngoặt của Giang Lâm, từ đồng nhất với ĐCSTQ thành đoạn tuyệt với ĐCSTQ. Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn với NTDTV, Giang Lâm đã đặc biệt đề cập đến việc đương thời có bảy vị thượng tướng, trong đó có Trương Ái Bình, đã viết thư cho Quân ủy Trung ương, nói rằng Quân giải phóng là quân đội nhân dân, không nên nổ súng vào người dân, cũng không nên tiến vào thành phố, nhưng Đặng Tiểu Bình đã bịt tai không nghe.
Vào tối ngày 3 tháng 6 năm 1989, Giang Lâm, một phóng viên của Quân báo, quyết định đến Quảng trường Thiên An Môn ngay sau khi biết tin quân đội đã nổ súng. Khi đó, cô đang ở nhà của Trương Thắng, con trai trưởng của thượng tướng Trương Ái Bình và là Trưởng phòng Huấn luyện Chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu. Trương Thắng cảm thấy rằng cô đi một mình sẽ không an toàn, và đề nghị tham gia cùng cô. Vì vậy, Giang Lâm và gia đình Trương Thắng đã đạp xe đến Quảng trường Thiên An Môn.
Giang Lâm hồi ức lại, nói “Tiếng súng ở Quảng trường Thiên An Môn vô cùng dày đặc. Nó dày đặc đến mức độ nào? Giống như thể đốt pháo trong một lễ hội.” Sau đó, cô bị cảnh sát vũ trang gần Đông Hoa Môn bổ vào đầu đến chảy máu, rồi một chiếc xe qua đường đã đưa cô đi đến Bệnh viện Công đoàn. Sau một thời gian ngắn điều trị, cô được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật.
Nhớ lại việc có rất nhiều người bị binh lính bắn chết và bị thương, Giang Lâm nói: “Tôi thực sự không thể nào chịu đựng nổi, các bạn có biết cảm giác đó là gì không? Cảm giác nó giống như nhìn thấy chính mẹ mình bị cưỡng hiếp vậy, vô cùng khó chịu, vô cùng khổ tâm.”
Chứng kiến sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn), Giang Lâm nói: “(Tôi) đã nhìn thấy hai bản chất của đảng Cộng sản, một là chế độ chuyên chính độc đảng của nó, và hai là thể chế đảng – quân của nó. Thể chế đảng – quân giúp nó duy trì chế độ chuyên chính độc đảng, là căn bản để nó duy trì và tiếp tục phát triển.” “Nó chính là dựa vào quân đội này để có thể đàn áp bạn, có thể dùng nòng súng bắn chết bạn. Do đó, bạn có thể từ sự kiện Lục Tứ mà nhìn ra, vấn đề Hồng Kông, vấn đề Tân Cương đều giống nhau, nó chính là dựa vào điều này mà thống trị.”
Giang Lâm cũng nói lý do tại sao cô nói về sự kiện Lục Tứ sau 30 năm im lặng, là bởi vì “Tôi từng có một tia hy vọng đối với ĐCSTQ trước đây, tôi đã hy vọng rằng một số người trong số họ với lương tâm không chết sẽ đứng lên, bình phản và sửa lỗi sai lầm của “Sự kiện Lục Tứ”. Tuy nhiên, cô đã đợi suốt 30 năm, mà vẫn chưa đợi được đến ngày này.
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch