“Chu Xứ trừ tam quái” có thể nói là câu chuyện nổi tiếng khắp Trung Nguyên. Vậy thời đó Chu Xứ được hương thân phụ lão vĩ với mối tai hại thứ 3, tại sao lại vậy? Vào năm Trinh Quán Đại Đường, Tể tướng Phòng Huyền Linh và những người khác biên soạn ‘Tấn thư’, mẩu chuyện về Chu Xứ đã được ghi lại và truyền cho hâu nhân, kể về những thăng trầm trong cuộc đời ông.
Chu Xứ tên thật là Tử Ẩn, là người Đông Ngô thời Tam Quốc. Cha của ông là Chu Phường từng đảm nhiệm chức vụ Thái Thú Bá Dương của nước Ngô, cũng là danh tướng thời đó. Nhưng tiếc thay, Chu Phường qua đời sớm, để cho Chu Xứ tuổi còn nhỏ, thể lực hơn người, cưỡi ngựa bắn cung rất tốt nhưng tính tình ngang bướng, làm hại dân làng. Lúc đó dân làng đã gộp con mãnh thú (con hổ) ở núi Nam và giao long dưới cầu Hạ cùng với Chu Xứ thành 3 mối tai hại. Khi Chu Xứ nghe thấy bản thân là một trong 3 mối tai hại của dân làng, nội tâm không khỏi cảm khái, nguyện vì quê nhà mà trừ bỏ 3 mối hại. Ông đã vào núi bắn chết mãnh thú, xuống nước diệt giao long, sau đó bản thân đi bái Nhị Lục (Lục Cơ và Lục Vân), muốn học đạo lý tu thân làm người.
Anh em Lục Cơ và Lục Vân là danh sĩ của nước Ngô, khi Chu Xứ đến bái kiến thì Lục Cơ không có nhà, Lục Vân tiếp đón ông. Chu Xứ hỏi Lục Vân: “Tôi muốn học đạo lý tu thân, nhưng tuổi không còn nhỏ nữa rồi, chỉ sợ không còn kịp, giờ phải làm sao?” Lục Vân nói: “Cổ nhân từng nói ‘Triêu văn đạo, tịch khả tử’ (Sáng sớm nghe được đạo, chiều có thể chết), làm người chỉ sợ không có chí hướng rộng lớn, sao phải lo lắng không có danh tiếng tốt để đời?” Từ đó về sau, Chu Xứ chuyên tâm học tập, lập chí nguyện trung nghĩa tiết liệt, đã nói liền làm, nỗ lực tu chính bản thân.
Khoảng một năm sau, lúc Châu phủ chiêu mộ binh lính cho nước Ngô, Chu Xứ giữ chức vụ Tả thừa Đông quan, về sau còn kiêm nhiệm chức Thái thừa vô nan đốc. Vế sau Tam quốc được nhà Tấn thống nhất, ông đảm nhiệm chức Thái thú Tân Bình triều Tấn, chịu trách nhiệm trấn an địch Nhung, giúp cho người Khương quy phục triều đình, sau đó đảm nhiệm chức Thái Thú Quảng Hán, địa phương có một vụ án tố tụng mà không thể giải quyết được trong 30 năm, Chu Xứ nhìn qua liền hiểu được đúng sai và xử lý một cách vô cùng nhanh chóng.
Sau đó, Chu Xứ xin từ quan với lý do chăm sóc mẹ già và trở về quê nhà, nhưng không lâu sau ông lại được mời làm ở sở nội sử, khi ông chưa kịp tới đảm nhiệm chức vụ thì lại được triệu mời về làm Tán kỵ Thường tùy tùng. Chu Xứ nói: “Cổ nhân từ chối làm quan lớn nhưng không từ chối chức vụ nhỏ”. Thế là ông đã đến đảm nhiệm chức vụ ở bộ phận trước đó đã được phong. Lúc Chu Xứ đến nơi làm việc, bởi vì vùng đất ấy vừa trải qua chiến tranh loạn lạc, ông đã thực hiện giáo hóa cho dân ở vùng đó, đồng thời thực hiện mai táng cho các hài cốt còn nằm ở nơi hoang dã, sau đó mới thực hiện theo lệnh vào triều. Hành động của ông được mọi người gần xa không ngớt lời ca ngợi tán dương.
Khi Chu Xứ đảm nhiệm chức vụ Tán kỵ Thường tùy tùng, ông cũng nhiều lần khuyên nhủ hoàng đế. Sau đó ông được chuyển đến làm Trung thừa Ngự sử, chức trách là giám sát quan viên các cấp của triều đình, ông cương trực công chính, dù là sủng thần hay quý tộc thân thích ông đều chỉ rõ tội trạng để duy trì trật tự. Lương vương Tư Mã Dung làm việc trái pháp luật, Chu Xứ đã nghiêm khắc chỉ rõ sai sót của người này để duy trì trật tự, cũng từ đó về sau ông đã bị Tư Mã Dung thù ghét.
Sau đó, 5 vạn người Tề đã tạo phản, bởi vì bình thường Chu Xứ làm quan rất cương trực nên đã đắc tội với không ít quan đại thần trong triều, thế là họ đề nghị rằng, Chu Xứ vốn là con trai của danh tướng nước Ngô, vừa trung thành lại dũng cảm, rất thích hợp để phái đi bình định. Vì thế triều đình đã bổ nhiệm Lương vương Tư Mã Dung làm Chinh tây Đại tướng quân, lệnh cho Chu Xứ đi theo tướng quân An Tây Hạ Hầu Tuấn cùng bình định quân phản loạn. Tướng quân Phục Ba Tôn Thanh Tú vừa nhìn qua đã thấy điểm bất lợi cho Chu Xứ, liền nói với ông “Mẹ của ông đã nhiều tuổi, cần người chăm sóc, sao không lấy lý do này để từ chối chuyến đi?” Chu Xứ nói: “Trung hiếu không thể song toàn, tôi tới triều đình làm quan phụng dưỡng quân chủ thì không thể phụng dưỡng cha mẹ rồi, cho nên nếu phải chết thì đây cũng là cái chết có ý nghĩa”.
Trung thư Lệnh Trần Chuẩn biết rõ, đến lúc thì Lương vương sẽ mượn cơ hội mà hãm hại Chu Xứ, do đó ông đã đề nghị với triều đình: “Tư Mã Dung và Hạ Hầu Tuấn đều là hoàng thân quốc thích, sẽ không dẫn binh đánh giặc, còn Chu Xứ dù là người dũng cảm nhưng đã trở thành cái gai trong mắt Tư Mã Dung, khi trận đánh diễn ra, nếu không có viện trợ thì nhất định sẽ thất bại, chi bằng thỉnh xin một vạn tinh binh cho Chu Xứ làm quân tiên phong, như vậy thì nhất định có thể thắng”. Nhưng cuối cùng thì triều đình đã không tiếp thu kiến nghị của ông.
Khi đại quân lên đường, Chu Xứ biết Tư Mã Dung nhất định sẽ hãm hại mình, nhưng cũng nghĩ thân là quan đại thần thì phải làm tròn bổn phận nên không chút do dự lên đường. Khi đó, 7 vạn phản quân đang đóng ở Lương Sơn, nhưng Hạ Hầu Tuấn lại bức bách Chu Xứ dẫn theo 5 ngàn binh lính xuất kích, Chu Xứ nói: “Tôi chỉ có 5 nghìn binh mã, nếu như thiếu viện binh thì nhất định sẽ thất bại, cá nhân sống chết không sao, nhưng thất bại lại là nỗi nhục quốc gia”. Tư Mã Dung vẫn kiên trì đẩy Chu Xứ phải xuất kích, thậm chí còn vào thời điểm mà Chu Xứ chưa cả kịp ăn cơm, không thể chờ đợi thêm mà dục Chu Xứ xuất phát, đồng thời cũng không đưa quân đi tiếp viện.
Lúc này, Chu Xứ biết rằng chiến dịch sẽ thất bại, ông đã viết một bài thơ: “Khứ khứ thế sự dĩ, sách mã quan Tây Nhung. Lê hoắc cam lương thử, Kỳ chi khắc lệnh chung” (Phải đi thế sự đã rồi, thúc ngựa đi xem Tây Nhung, đồ ăn thô thay cho bữa ăn ngon, Thực hiện theo lệnh đến hơi thở cuối cùng).
Vì vậy, Chu Xứ cùng phản quân tác chiến từ sáng đến tối, và cuối cùng dây cung đứt mũi tên hết, đội quân hy sinh không còn một người. Một bên khuyên Chu Xứ lui quân, Chu Xứ nói, “Hôm nay chính là ngày ta hy sinh vì nước, thế nên cần dốc sức chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”. Trong ‘Tấn thư’ ghi lại, trước khi Chu Xứ xuất quân, lời cuối cùng ông nói là: “Ta là đại thần, hy sinh vì nước là việc làm không thể ư?” Tiết khí hy sinh vì nghĩa của ông khiến người cảm động vô cùng.
Chu Xứ chết vào năm Nguyên Khang thứ bảy thời Tây Tấn (năm 297). Sau khi ông qua đời, triều đình truy tặng cho ông danh hiệu Bình Tây tướng quân, ban thưởng cho Chu gia ruộng đất và tiền tài, và phụng dưỡng cho người mẹ già của ông. Về sau, nhà Tây Tấn trải qua loạn Bát vương, Ngũ hồ loạn Hoa, rất nhanh đi đến diệt vong.
Đến thời Nguyên Đế nhà Đông Tấn, bởi sự hy sinh vì nước mà Chu Xứ được truy tặng thụy hiệu, Thái Thường Khanh dựa vào những cống hiến của ông mà đánh giá: “Thực hiện theo đức hạnh thanh liêm chính trực, tài năng ở độ cao hơn; trải qua việc cai quản 4 quận, an nhân lập chính, nhập vào hàng trăm quan, trinh tiết không khuất phục; trực tiếp đối đầu với quân Nhung mà anh dũng hy sinh, tất cả hành động của ông đều từ trung hiền đạt đến mẫu mực, oanh oanh liệt liệt. Theo như ‘Thụy pháp’ kiên trì với đức hạnh không hối hận gọi là hiếu”.
Chu Xứ từ lúc được ví là một trong ‘Tam quái’, sau khi hối cải làm con người mới, văn võ song toàn, trung chính cương trực, cuối cùng mặc dù bị hãm hại nhưng làm việc nghĩa không chùn bước, dùng thân hy sinh vì nước. Cuộc đời Chu Xứ đã diễn giải nội hàm văn hóa thần truyền về lòng ‘Trung nghĩa’ khiến hậu nhân không ngớt lời ca ngợi đến ngày nay.
Theo Epoch Times
San San biên dịch