Những sự tình linh dị do đại sư tâm lý học Carl Jung đã trải qua. “Vô thức tập thể” tiết lộ căn nguyên ký ức tiền kiếp của nhân loại? Những “sự trùng hợp” khiến người ta dựng tóc gáy đó đến từ ý chí tinh thần ở tầng thứ cao? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu cuốn sách “Thư gửi Vanessa”, nhà khoa học Jeremy W. Hayward đã giới thiệu thông qua hình thức viết thư gửi con gái về những nhận thức của ông về thế giới này, chính là thế giới của tâm linh và thế giới của khoa học có thể cùng tồn tại, chúng chẳng qua chỉ là những thể hiện khác nhau của cùng một thế giới.

Trong tập trước, chúng tôi đã đề cập đến các tiên nữ và tinh linh trong thế giới chân thực, có nguồn gốc từ của Châu Âu thời trung cổ và khoa học hiện đại. Vì vậy, hôm nay, chúng tôi sẽ tiết lộ nhiều nội dung thú vị hơn, đảm bảo sẽ mở rộng tầm mắt cho quý vị.

Hiệu ứng cánh bướm

Nhắc đến mùa hè này, chắc hẳn mọi người không mấy thư thái, đúng không? Dịch bệnh vừa giảm xuống, thì nắng nóng và hạn hán liền kéo lên. Bật tin tức lên nghe, luôn có thể thấy cảnh mặt đất nứt nẻ và những khuôn mặt lo buồn. Một số người không khỏi đặt câu hỏi, hiện tại công nghệ phát triển như vậy, con người có thể tùy ý bay ra ngoài thái không, tại sao vấn đề thời tiết này vẫn khó kiểm soát đến vậy? Chẳng phải công nghệ tạo mưa nhân tạo hiện tại đã rất thành thục rồi sao? Thế nhưng, lúc nào trên bầu trời có mây mới làm mưa nhân tạo được. Nhưng trong thanh không vạn lý này, khéo nấu cơm mà gạo không có thì biết làm sao?

Lúc này, các nhà khí tượng học liền đứng dậy. Họ nói, quý vị đã nghe nói về “hiệu ứng cánh bướm” (Butterfly Effects) chưa? Nghiên cứu cho thấy, một con bướm vỗ cánh ở Brazil có thể gây ra lốc xoáy ở Texas một tháng sau đó. Mặc dù kết luận này chỉ xuất phát từ kết quả của một thực nghiệm mô phỏng trên máy tính vào năm 1961, nhưng điều này không cản trở hiệu ứng cánh bướm được giới khoa học chấp nhận rộng rãi. Bởi vì nó lấp đầy một lỗ hổng trong khoa học, ít nhất là về mặt lý thuyết, đó là cách giải thích những hiện tượng tự nhiên không tuân theo quy luật nào. Trên cơ sở này, lý luận hỗn độn đã được phát triển sau đó, dẫn phát cơn sốt hỗn độn toàn cầu. Quý vị thấy đấy, hệ thống sinh thái của Trái Đất là một hệ thống rất không ổn định, và một sự tình nho nhỏ cũng có thể sản sinh ảnh hưởng bàng đại. Vì vậy, thời tiết diễn biến khó lường là chuyện bình thường. Tự nhiên, chúng ta không cách nào dự phòng trước những thảm họa thiên nhiên đó. Ví như trận động đất ở Đường Sơn, sóng thần ở Nhật Bản, và hạn hán lớn tại Trung Quốc trong năm nay.

Xem video tại đây

Tuy nhiên, Hayward đã giới thiệu trong thư một hiện tượng “gọi mưa” phi thường kỳ dị. Don José Matsuwa, một trưởng lão của bộ tộc Huichol, người gốc Mexico, đã từng mô tả quá trình làm thế nào mang đến một cơn mưa kịp thời cho đại địa đang bị Mặt Trời thiêu đốt.

Don José Matsuwa qua đời năm 1990 ở tuổi 110, cuộc đời của ông chứa đầy những huyền thoại. Khi ông giới thiệu về quá trình gọi mưa, lúc đó họ cử hành một nghi thức cầu phúc. Trong buổi lễ, ông đã ngâm xướng những lời ca từ trái tim mình, hướng đến 5 phương Đông Nam Tây Bắc Trung phát xuất tình yêu thương, điều chỉnh quan hệ của bản thân mình với môi trường, khôi phục nó trở lại trạng thái cân bằng. Sau đó tầng mây bắt đầu hội tụ, chỉ vài giờ sau đó trời bắt đầu mưa lớn. José nói, chính là tình yêu thương đã mang mưa đến.

Tuy nhiên, quý vị có thể nói, đây phải chăng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Hayward đặt câu hỏi, nếu hành động vỗ cánh của một con bướm nhỏ có thể mang đến một cơn lốc xoáy ở nơi cách xa hàng ngàn dặm, tại sao những thứ như cầu nguyện xướng ca lại không thể mang đến một cơn mưa lớn? Chẳng phải là cùng logic sao?

Nói đến đây, Hayward đơn cử một câu chuyện cầu mưa khác đến từ phương Đông. Đó là lời kể của nhà Hán học người Đức Richard Wilhelm và Carl Jung, một nhà tâm lý học nổi tiếng.

Vào đầu thế kỷ trước, Uất Lễ Hiền đã sống ở Trung Quốc hơn 20 năm, trong thời gian đó ông thường xuyên đi du lịch khắp nơi. Năm đó, ông đến Giao Châu, Sơn Đông. Khi đó, Giao Châu bị hạn hán nghiêm trọng, đã chết không biết bao nhiêu người. Dân làng đã ba lần tìm kiếm, cuối cùng họ mời được một vị cao nhân từ ngọn núi gần đó đến giúp họ cầu mưa. Uất Lễ Hiền nhìn thấy vị cao nhân này là một lão nhân với râu tóc màu tro. Mọi người khiêng kiệu đưa ông lão vào một ngôi nhà gỗ nhỏ ở ngoài thành rồi rời đi, sau đó không ai đến làm phiền ông lão, cũng không biết ông làm gì trong phòng. Ba ngày sau, mưa đến như ước hẹn, thậm chí còn đồng thời có một trận mưa tuyết nhỏ.

Uất Lễ Hiền cảm thấy vô cùng kinh ngạc, bình sinh lần đầu tiên ông nhìn thấy một người có thể hô mưa gọi gió. Vì vậy, ông đến ngôi nhà gỗ để thăm vị lão nhân. Ngạc nhiên thay, lão nhân nói: “Ta còn chưa làm mưa.” Vậy mưa đến như thế nào? Lão nhân nói, hạn hán phát sinh là do thổ địa và con người sinh sống trên thổ địa này không còn thuận theo Đạo nữa. Khi ông mới đến, chịu ảnh hưởng của họ, tâm trí ông bắt đầu biến trở nên rối loạn. Ông phải mất ba ngày để phục hồi về trạng thái chính thường. Nói đến đây, lão nhân cười nhẹ rồi nói: “Sau đó tự nhiên mưa xuống.”

Lão nhân nói thật ẩn ý, nhưng Hayward dễ dàng hiểu minh bạch, rằng đây là tư tưởng của người Trung Quốc về “Thiên – nhân hợp nhất”. Con người và tự nhiên là nhất thể, vì vậy giải quyết căn nguyên của vấn đề môi trường tự nhiên nằm ở sự quy chính của bản thân con người. Tư tưởng này trong các nền văn hóa khác cũng rất tương đồng. Các thuật sĩ giả kim phương Tây cho rằng, quy luật của vạn vật thiên địa đều nằm tại con người. Các thầy cúng trên đảo Indonesia cũng nói rằng, đừng để những cảm xúc tiêu cực biểu hiện xuất ra trong thân thể bạn. Vì thân thể con người là một mô hình thu nhỏ của Địa Cầu. Chăm sóc tốt thân thể mình, bạn chính là chăm sóc tốt cho Trái Đất.

Sự vô thức có tính tập thể

Không chỉ Hayward mà Carl Jung cũng thích câu chuyện cầu mưa này, đã từng nói với tác gia truyện kí của mình rằng, câu chuyện này nhất định phải được ghi chép lại. Carl Jung được coi là một trong những ông tổ sáng lập ngành tâm lý học cùng với Freud. Tuy nhiên, trái ngược với khuynh hướng vô thần luận của Freud, khuynh hướng của Carl Jung hướng đến thừa nhận sự tồn tại của Thần, điều này có thể liên quan đến sự hứng thú của ông với lý luận của Đạo gia Trung Quốc và Phật giáo Tây Tạng trong suốt cuộc đời ông.

Ví dụ, năm đó sau khi khảo sát các tôn giáo và truyền thuyết thần thoại trên khắp thế giới, Carl Jung đã đề xuất một lý luận nổi tiếng có tên “Sự vô thức có tính tập thể” (Collective unconscious). Ông cho rằng, bất kể đến từ nền văn hóa nào, tất cả nhân loại đều có liên kết cộng đồng trên tầng diện tâm lý, nó tồn tại ở tầng diện rất sâu trong ý thức của chúng ta, dùng phương thức di truyền mà tương truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông gọi ý thức ở tầng thâm sâu này là tập thể vô ý thức, và tin rằng nó cũng là căn nguyên của luân hồi tín ngưỡng và ký ức tiền kiếp.

Vậy tại sao chúng ta lại có mối liên kết giữa các nền văn hóa này? Jung tin rằng, chúng Thần, thiên sứ và ác quỷ trong tất cả các nền văn hóa, có thể đều cư ngụ tại một nơi nào đó, họ cũng có thể được xem là những năng lượng vô hình và nguyên thủy, họ có năng lực ảnh hưởng đến thế giới nhân loại, những câu chuyện của họ thông qua các nhà tâm linh mà truyền bá đến nhân gian. Đây chính là lý do tại sao tất cả các câu chuyện thần thoại đều có những điểm tương đồng.

Nhưng đối với phổ biến đại chúng mà nói, thế giới mà Thần và ma quỷ sở tại là không thể nhìn thấy hay chạm vào được, chúng ta làm sao có thể tin vào sự tồn tại của họ đây? Hayward nói, cũng giống như gió, mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy nó, nhưng chúng ta có thể thể nghiệm sự tồn tại của nó. Ở đây, hãy để chúng tôi cung cấp cho quý vị một vài ví dụ.

Không phải là một sự trùng hợp

Một trong những bệnh nhân của Jung là một cô gái trẻ, được giáo dục tốt, chẳng qua về phương diện tính cách có chút cố chấp, chỉ tin vào logic và cái gọi là “lý tính”. Một ngày nọ, cô gái nói với ông, đêm hôm trước cô mơ thấy một chiếc trâm hình con bọ vàng, nhờ Jung giải đáp giấc mơ. Ngay khi đang nói chuyện, từ cửa sổ có tiếng “za za za za…” vọng tới. Jung đứng dậy, mở cửa sổ, chụp lấy con bọ, xem qua rồi đặt vào tay cô gái, nói: “Đây là con bọ cánh cứng vàng của cô”. Người phụ nữ sững sờ khi nhìn thấy con bọ cánh cứng màu nâu vàng trên tay, vì nó gần giống với con bọ mà cô đã thấy trong giấc mơ. Con bọ đáng kinh ngạc này đã làm tan rã tình tự phản kháng trong tư tưởng người phụ nữ, tháo gỡ nút thắt trong tâm cô, và bệnh của cô nhanh chóng được chữa khỏi.

Một trong những cộng tác viên của Jung, nữ sĩ Marie-Louise von Franz, cũng từng gặp những chuyện tương tự. Hôm đó, cô ấy nhìn thấy một chiếc váy màu xanh trong một cửa hàng, bèn yêu cầu cửa hàng đóng gói nó gửi cho cô. Nhưng ba ngày sau, cô lại nhận được một chiếc váy đen. Franz tâm lý cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, gần như cùng lúc, cô cũng nhận được điện báo một người thân trong gia đình đã qua đời. Chiếc váy đen đó vừa đúng để cô đi dự đám tang. Franz cho biết, cô cảm thấy đó không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Một chuyện khác mà cô gặp phải còn đáng ngạc nhiên hơn. Cô có một bệnh nhân có khuynh hướng tự sát, cô luôn lo lắng cho bệnh nhân đó. Một ngày Franz đang đi nghỉ ở quê, khi đang ở ngoài bổ củi, hình ảnh vị bệnh nhân đó chợt lóe lên trước mặt cô hai lần, lần thứ hai trông có vẻ tinh thần rất cấp bách. Franz thả chiếc rìu xuống, bắt đầu nghĩ: tại sao cô ấy lại xuất hiện? Có phải là cần giúp đỡ? Hay mình nên lái xe quay trở lại? Khi ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện, có một tiếng nói trong tâm cô rằng, không được, quá muộn. Franz cảm thấy có điều gì đó không đúng, tức khắc gửi một bức điện với bốn chữ: “Đừng làm chuyện ngốc.”

Hai giờ sau, bức điện được gửi đến. Bệnh nhân vừa vặn van gas trong bếp, thì chuông cửa reo. Cô lao ra mở cửa và nhận được một bức điện từ người đưa thư. Vừa mở ra, nhìn thấy bốn chữ đó, bệnh nhân như thể thần hồn trở lại, lập tức thanh tỉnh, xoay người trở lại bếp tắt gas. Vị bệnh nhân đã luôn sống khỏe mạnh kể từ đó, và Franz thấy vui thay cho cô ấy.

Nghĩ kỹ lại, cuộc đời chúng ta có nhiều điều trùng hợp như vậy không? Đó có phải là Thiên ý trong u minh, hay chỉ là một sự trùng hợp?

Vậy Jung đã giải thích thế nào về những “sự trùng hợp” này? Jung tin rằng, ở một tầng thứ sâu xa nào đó, vật chất và tinh thần là hợp nhất, biểu hiện như một chủng năng lượng đơn nhất. Chủng năng lượng này ở tần số rung động tương đối thấp hơn thì biểu hiện xuất lai là vật chất, và ở tần số rung động cao hơn thì biểu hiện xuất lai là tinh thần. Đôi khi tần số rung động đủ mạnh, những thứ ở tầng diện tinh thần sẽ xuyên việt đến tầng diện vật chất. Về mặt tinh thần, khái niệm thời gian và không gian của thế giới vật chất là không áp dụng, tại đó, thời không là vĩnh hằng, do đó chúng ta có thể nhìn thấy, trong nháy mắt nào đó, cảnh tượng ở không gian khác, hoặc gặp một số chuyện trùng hợp bất khả tư nghị.

Huyễn cảm của não

Sau khi kể câu chuyện về sự trùng hợp, hãy quay lại nói về bộ não thần kỳ của chúng ta. Hayward cho biết, một tế bào cảm thụ ánh sáng đơn giản trong võng mạc có thể phát hiện ra ngọn lửa của một ngọn đuốc cách đó 17 dặm. Các tế bào lông trong tai có thể phát hiện ra âm thanh của máu chảy qua tai, và mũi của chúng ta có thể cảm thụ được sự tồn tại của tối thiểu bốn phân tử mùi. Nhưng tại sao chúng ta không thể nhìn xa hơn và nghe được nhiều hơn?

Đó là bởi vì bộ não của chúng ta đã lọc đi một phần lớn lượng thông tin. Mỗi ngày, các giác quan của chúng ta mang đến cho chúng ta một lượng thông tin khổng lồ, nếu không tiến hành sàng lọc, cuộc sống của chúng ta sẽ rất khó quản lý. Công việc của bộ não là tuyển chọn xử lý những thông tin khả dụng, và hồi ứng đúng lúc.

Thế nhưng quá trình sàng lọc tuyển chọn, đại não của chúng ta đã bất tri bất cảm mà sản sinh thành kiến. 

Trong hình này, quý vị cảm thấy đường ngang nào dài hơn? Đó có phải là đường ở trên không? Không, đáp án là, chúng dài như nhau.

Quý vị thấy gì trong bức ảnh này? Một người phụ nữ lớn tuổi với chiếc mũi to, hay một khuôn mặt xinh đẹp của một thiếu nữ? Hoặc quý vị có thể nhìn thấy cả hai?

Còn hình này thì sao? Ở giữa là số 13 hay chữ B?

Và cái này, quý vị có thấy một hình tam giác trắng nối ba điểm đen không? Đây còn được gọi là ảo giác hư cấu. Đúng vậy, ảo giác thường được hình thành đơn giản như vậy.

Một cái ảnh cuối cùng, chỉ là một số chấm đen lan man, hay có một con chó đốm đang nằm ở đó? Mặc dù tất cả những gì bạn có thể thấy chỉ là một cái đầu, nhưng những đốm đen đó kỳ thực không liên quan gì đến loài chó.

Vì vậy, Hayward nói, những huyễn cảm sai lầm này cho thấy những gì bộ não của chúng ta cho chúng ta thấy có thể không đại biểu cho vật thể thực sự tồn tại. Vì vậy, “thấy mới tin” có thể là không đúng.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch