Mục lục bài viết
A Lũng: “Thọ mệnh của dối trá là không dài, một đảng chính trị một khi lừa dối dân thì bản thân nó sẽ băng hoại về mặt đạo nghĩa. Hơn nữa, những sai lầm như dối trá sẽ phát triển và tích tụ lại, biến hóa từ số lượng dẫn đến biến hóa về vật chất, từ tiệm biến thành đột biến, thông qua phép biện chứng, nó tự lấy đá ném vào chân nó, tự nó phủ định nó, nó sẽ phải gánh lấy hậu quả lịch sử do bản thân nó gây ra, không thể thoát khỏi vận mệnh ấy, cũng như không thể nào che đậy được sự thật chân tướng.”
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!
Hôm nay chúng tôi xin kể với quý vị về một nhân vật đa thân phận: ông ta vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận văn học, trong đời đã viết những tác phẩm hàng triệu chữ. Ông ta cũng theo học tại Học viện Quân sự Hoàng Phố và Đại học Lục quân của Quốc Dân đảng, đồng thời từng giữ chức vụ thiếu tá, trung tá và đại tá của Quốc Dân đảng. Nhưng đồng thời, ông ta cũng học tập tại đại học Quân chính kháng Nhật của ĐCSTQ, được phát triển thành nhân viên tình báo bí mật của ĐCSTQ, cung cấp lượng lớn thông tin tình báo quan trọng của Quân đội Quốc gia cho ĐCSTQ.
Người này là A Lũng, tên gốc là Trần Thủ Mai, người Hàng Châu, Chiết Giang. Sau khi ĐCSTQ kiến chính vào năm 1949, ông ta giữ chức chủ nhiệm ban biên tập Hiệp hội Văn hóa Thiên Tân.
Bị bức nhận tội sau 10 năm phản kháng
Năm 1955, Mao Trạch Đông đã chế tạo ra đại án oan đầu tiên trên toàn quốc sau khi ĐCSTQ kiến chính – vụ án “tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong”. Vào ngày 28/5 cùng năm, A Lũng, người có mối quan hệ thân thiết với Hồ Phong, bị bắt với ba tội danh nặng là “phần tử cốt cán của tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong”, “đặc vụ Quốc Dân đảng” và “quan chức quân đội phản động”.
Từ năm 1955 đến năm 1965, ông ta bị giam cầm 10 năm, trong thời gian đó ông chưa bao giờ “cúi đầu nhận tội” theo yêu cầu, và luôn bị những người thẩm tra coi là có “thái độ cực đoan ác liệt”.
Nhưng sau 10 năm phản kháng, tháng 2/1966, A Lũng bất ngờ “thừa nhận” mình là phản cách mạng. Tại sao? Có lẽ nó liên quan đến một cá nhân khác.
Năm 1955, Hầu Hồng Nga, một thanh niên văn nghệ 19 tuổi, vì từng đến gặp A Lũng thỉnh giáo việc viết bài mà cũng bị coi là “phần tử tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong”, đã trở thành thành viên nhỏ tuổi nhất trong vụ oan án “phản cách mạng” này.
Trong phiên tòa xét xử A Lũng năm 1966, Hầu Hồng Nga buộc phải ra làm chứng trước tòa. Khi A Lũng nhìn thấy Hầu Hồng Nga cũng tham gia, thái độ của ông ta đã thay đổi.
Hầu Hồng Nga sau đó tại “Tuần san nhân vật phương nam” đã hồi ức lại như sau:
Lúc đó tôi và A Lũng chỉ cách nhau vài bước chân. Tóc ông bạc trắng, nụ cười luôn tươi tắn trên khuôn mặt ông không còn nữa, những nếp nhăn đã cứng lại, và đôi mắt ông trở nên nghiêm nghị. Ngồi trong ghế bị cáo, A Lũng tựa hồ đã không còn tức giận, thậm chí còn toát ra vẻ bình tĩnh, còn bình tĩnh hơn cả tôi.
Tôi chiểu theo những lời khai đã được quan chức thẩm định. Sau đó, thẩm phán hỏi A Lũng: “Đối với lời khai của Hầu Hồng Nga, anh có chất vấn nào không?” Tôi có vẻ hơi căng thẳng, tôi nghĩ A Lũng nhất định sẽ tranh luận trước tòa. Tuy nhiên A Lũng chỉ nói hai chữ “Không có” rồi không nói gì nữa.
Sau khi thẩm phán tuyên đọc phán quyết thư, nói với A Lũng: “Nếu bị cáo không phục phán quyết, có thể kháng cáo trong vòng x ngày.”
Khi đó, tòa án im lặng như chết, mọi người đang chờ đợi lời bào chữa cuối cùng của A Lũng. Tuy nhiên, A Lũng không bào chữa mà chỉ nói: “Tôi từ bỏ kháng cáo, tôi chịu trách nhiệm về mọi việc, không liên quan đến bất kỳ ai”.
Cuối cùng, Pháp viện Trung cấp Thiên Tân đã kết án A Lũng 12 năm tù vì tội “phản cách mạng”.
“Có thể bị đàn áp, nhưng không thể khuất phục”
Sau bản án, A Lũng bị tống vào nhà tù Thí Lam Kiều tại Thượng Hải.
Ngày 23/6/1965, A Lũng biết mình bị lao tủy, cảm thấy mình sẽ chết sớm nên đã viết một lá thư dài cho thẩm phán viên. Vào năm 2010, con trai của ông là Trần Phái đã cho tờ “Tuần san Nhân vật phương Nam” xem một bản sao của bức thư, trong đó nói:
“Trước hết, về cơ bản mà nói, vụ án ‘tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong’ hoàn toàn là do người ta tạo ra, hư cấu và bịa đặt! Những ‘tài liệu’ được tung ra không những không chân thực về bản chất, mà còn hỗn hào điên đảo, thị phi trắng đen. Một mặt nó xuyên tạc đối phương, bức hại đối phương, mặt khác nó lừa bịp và ngu lộng quần chúng toàn đảng và nhân dân cả nước! Vì vậy, tôi cho rằng “vụ án” này nhất định là một sai lầm.”
“Thọ mệnh của dối trá là không dài, một đảng chính trị một khi lừa dối dân thì bản thân nó sẽ băng hoại về mặt đạo nghĩa. Hơn nữa, những sai lầm như dối trá sẽ phát triển và tích tụ lại, biến hóa từ số lượng dẫn đến biến hóa về vật chất, từ tiệm biến thành đột biến, thông qua phép biện chứng, nó tự lấy đá ném vào chân nó, tự nó phủ định nó, nó sẽ phải gánh lấy hậu quả lịch sử do bản thân nó gây ra, không thể thoát khỏi vận mệnh ấy, cũng như không thể nào che đậy được sự thật chân tướng.”
A Lũng nói: “Từ năm 1938 đến giờ, tôi đã theo đuổi đảng, nhiệt thành yêu đảng, nội tâm tôi trong sạch và đơn thuần. Trong mộng tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng một ‘vụ án’ xấu xa như vậy lại xảy ra.”
A Lũng cũng kết thúc bức thư: “Tôi có thể bị đàn áp, nhưng tuyệt không thể bị khuất phục.”
Ngày 15/3/1967, A Lũng chết vì bệnh trong bệnh viện nhà tù ở tuổi 59.
Tại sao A Lũng lại từ chối lật lại tội danh của mình?
Vì ông ta không những không phải là “phản cách mạng”, mà còn là người có công lớn trong việc cướp chính quyền của ĐCSTQ.
Vương Tăng Đạc, người đã tham dự thẩm lý vụ án “Tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong”, đã nói trong cuốn hồi ký “Trả lại chân diện mục cho A Lũng” như sau:
Năm 1942, A Lũng từng yêu cầu nhà thơ Lục Nguyên mang đến cho Hồ Phong một gói sách nhỏ ghi chép về biên chế bộ đội, số lượng và địa điểm triển khai của quân đội Quốc Dân đảng, và Hồ Phong đã chuyển giao chúng cho đảng ngầm của Cộng sản đảng.
Năm 1947, A Lũng biết được kế hoạch tác chiến của Quốc Dân đảng đối với sơn khu Nghi Mông, đã thâu đêm chạy đến Thượng Hải để thông báo cho Hồ Phong, Hồ Phong lại chuyển cho người phụ trách đảng ngầm của ĐCSTQ là Liệu Mộng Tỉnh.
Vào tháng 5 năm đó, trong chiến dịch Mạnh Lương Cố ở núi Nghi Mông, Sư đoàn 74 của Quốc Dân đảng đã bị xóa sổ. Sư trưởng Trương Linh Phủ của Sư đoàn 74 trong kháng chiến chống Nhật đã tham gia nhiều trận đánh quan trọng như trận chiến bảo vệ Nam Kinh, hội chiến Từ Châu, hội chiến Vũ Hán, hội chiến Thượng Cao, hội chiến Trường Sa, lập được rất nhiều chiến công hiển hách, đã chiến tử trong chiến dịch này.
Vào mùa hè năm 1948, A Lũng dùng hóa danh gia nhập Viện Nghiên cứu Đại học Lục quân, là trung tá nghiên cứu trong nhiệm kỳ thứ 12, và sau đó là trung tá và đại tá hướng dẫn chiến thuật của Trường Tham mưu Quốc Dân đảng. Chỉ cần có cơ hội, ông ta sẽ tiếp tục cung cấp thông tin tình báo cho đảng ngầm của ĐCSTQ thông qua Hồ Phong và những người khác.
A Lũng năm lần đã nói với Trịnh Anh, một đảng viên ngầm của Cộng sản đảng, về việc điều động quân sự, quân số và thông tin đóng quân của Quân đội Quốc gia Quốc Dân đảng mà ông ta đã biết được từ người bạn đồng học trường quân sự Thái Xí Phủ.
Từ năm 1948 đến mùa xuân năm 1949, A Lũng thuyết phục Thái Xí Phủ chuyển thông tin về việc triển khai quân đội của Quốc Dân đảng và vũ khí mà Thái biết cho đảng ngầm của ĐCSTQ, thông qua những người quen của ông ta.
Mùa đông năm 1948, A Lũng thông qua Phương Nhiên, chuyển giao cho khu du kích miền đông Chiết Giang hơn một trăm bản đồ quân sự của tỉnh Chiết Giang do Thái Xí Phủ cung cấp.
Những điều này thực tế đã được thẩm minh khi bắt đầu điều tra “vụ án tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong”, nhưng A Lũng vẫn bị gán cho cái mác “cốt cán của tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong”.
Rốt cuộc ai muốn chỉnh A Lũng?
Đó không ai khác chính là Mao Trạch Đông, khi đó là lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ.
Theo “Làm thế nào mà thư từ riêng tư của Hồ Phong lại trở thành bằng chứng buộc tội?” “Bài báo ghi lại rằng, vào ngày 15/7/1946, A Lũng đã dùng uẩn ngữ viết thư cho Hồ Phong, nói rằng: “Về đại cục, mọi thứ ở đây đều tràn đầy lạc quan, vì vậy nói với cậu cũng có chút lạc quan. Ba tháng có thể đánh bại quân chủ lực, một năm là dẹp yên. Từng triệu tập một cuộc họp với chỉ huy tiểu đoàn độc lập trở lên, giáo huấn, sự tự tin của ông đã khiến mọi người được cổ vũ. Đồng thời, bộ đội cơ giới ở đây được điều đến Tế Nam, và bộ đội chống tăng đã được máy bay vận chuyển lui quân. Hoặc không làm, hoặc làm đến cùng, nó là thứ mủ ung, Tổng cần bài xuất!”
Ngày 8/6/1955, sau khi nhận được bức thư này, Mao Trạch Đông rất vui mừng. Ông ta đã viết thư cho Lục Định Nhất, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, nói rằng: “Tôi nghĩ chúng ta nên nhân cơ hội này để viết một bài báo nhỏ.”
Hai ngày sau, “Nhân dân Nhật báo” đã viết ghi chú sau đây dưới danh nghĩa của người biên tập: “A Lũng, trong một bức thư gửi cho Hồ Phong, ‘tràn đầy lạc quan’ đối với cuộc nội chiến phản cách mạng phát động trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ tháng 7/1946 của Tưởng Giới Thạch; tin rằng ‘chủ lực’ của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, ‘trong ba tháng có thể bị đánh bại’, ‘một năm sẽ dẹp yên’; và tâng bốc một cách không biết ngượng về ‘lời dạy’ của Tưởng, nói rằng ‘sự tự tin của ông ta’ làm cho mọi người được cổ vũ’. A Lũng coi lực lượng cách mạng nhân dân như là thứ ‘mủ ung’, cho rằng ‘Tổng cần bài xuất’, rằng tấn công lực lượng cách mạng nhân dân phải kiên quyết triệt để, ‘hoặc không làm hoặc làm đến cùng’!”
Hồ Phong đã giải thích chi tiết về bức thư này trong lời thú nhận của mình. Ông nói: “(Lúc đó) A Lũng đang học Đại học Lục quân, có một số bạn đồng học đang làm việc trong quân đội. (Ông ấy) biết tình huống đã nói trong thư, nên vội vàng nói với tôi. Để ngăn chặn lá thư bị kiểm tra, ông ấy đã sử dụng khẩu khí ngụy trang.”
Tuy nhiên, lời giải thích của Hồ Phong là vô ích. Chu Ân Lai, lãnh đạo cao nhất của công tác tình báo của ĐCSTQ, cũng biết rằng A Lũng đã có những đóng góp to lớn cho ĐCSTQ. Tuy nhiên, nếu Mao Trạch Đông muốn đả đảo A Lũng, thì việc ai chứng minh A Lũng đã có những đóng góp to lớn cho ĐCSTQ là vô dụng.
Tại sao Mao Trạch Đông muốn trừng phạt A Lũng?
Bởi vì A Lũng, giống như Hồ Phong, không hoàn toàn quỳ gối trước quyền lực của ĐCSTQ trong vận động cải tạo tư tưởng của giới trí thức sau khi ĐCSTQ kiến chính, mà còn bảo trì một chút bản lĩnh của một văn nhân truyền thống.
Tháng 5/1942, Mao Trạch Đông công bố “Diễn văn tại Diễn đàn văn nghệ Diên An”, đề xuất văn học nghệ thuật phải phục vụ chính trị. Bài phát biểu của Mao, đến khi ĐCSTQ kiến chính, đã trở thành “khuôn vàng thước ngọc” trong công tác văn nghệ của ĐCSTQ. Trong vận động cải tạo tư tưởng của Mao đối với phần tử trí thức, hết phen này đến phen khác các phần tử trí thức đã phải thần phục. Tuy nhiên, A Lũng không chịu thần phục.
Theo “Văn đàn bi ca – Toàn cảnh án oan của tập đoàn Hồ Phong” của Lý Huy ghi lại: Chỉ trong một tuần vào tháng 3/1950, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã hai lần liên tiếp phê phán tư tưởng văn nghệ của A Lũng. Vào ngày 21/3, A Lũng đã gửi một bức thư kiểm điểm đến “Nhân dân Nhật báo”. Ngay sau đó, bức thư đã được xuất bản, nhưng sự tình còn chưa kết thúc. Có người đã viết bài phê bình thư kiểm điểm của A Lũng là không đạt yêu cầu.
A Lũng ngay lập tức viết một bài luận bào chữa dài hơn 20.000 từ và gửi cho Chu Dương, phó chủ nhiệm Ban Tuyên giáo Trung ương. Chu Dương là ai? Đương thời Chu Dương là người giải thích có thẩm quyền nhất về tư tưởng văn học của Mao Trạch Đông. Chu Dương đã trả lại bài luận cho A Lũng và nói cho ông ta biết điều gì sai. Nhưng thay vì cải chính những sai lầm, A Lũng đã tăng số lượng từ trong bài luận và gửi bản thảo đến “Nhân dân Nhật báo”, yêu cầu đăng nó y nguyên và tuyên bố rằng sẽ không được thay đổi. Ông cũng yêu cầu “Báo Văn nghệ” cũng phải đăng với lý do: “Báo Văn nghệ” đã chuyển tải những bài phê bình ông, cần phải “đối xử bình đẳng” với ông.
“Nhân dân Nhật báo” đã trả lại bản thảo của A Lũng. Sau khi nhận được bản thảo bị từ chối, A Lũng đã phớt lờ ý kiến của “Nhân dân Nhật báo”, trên cơ sở bài gốc, lại thêm vào một số chữ, “Nhân dân Nhật báo” lại trả lại.
A Lũng rất bất phục, nhưng Mao Trạch Đông thì “Không phục không được!”
Trước năm 1949, ĐCSTQ đã đưa ra nhiều hứa hẹn với rất nhiều người dân Trung Quốc, bao gồm cả các trí thức cao cấp, tuyên bố sẽ xây dựng một nước Trung Quốc mới tự do, dân chủ, thịnh vượng và hùng mạnh. Nhiều người tin vào lời tuyên truyền của ĐCSTQ, vì vậy họ đã chạy sang ĐCSTQ, bán mạng cho ĐCSTQ.
Tuy nhiên, các cuộc vận động chính trị lặp đi lặp lại do ĐCSTQ phát động sau khi ĐCSTQ kiến chính đã cho thấy, rằng lời hứa hẹn thành lập một Trung Quốc mới tự do và dân chủ hoàn toàn là giả. Sự chuyên chế và độc tài của ĐCSTQ đã vượt quá mọi giới hạn của cổ kim trong và ngoài Trung Quốc.
- ĐCSTQ sẵn sàng bán nước để phát triển đảng
- Đương đầu với quốc nạn, ĐCSTQ thiết lập chính quyền chống lại người Hoa
Bài học của A Lũng từng bán mạng cho ĐCSTQ, rồi bị ĐCSTQ chỉnh đến chết rất đáng để những ai ngày nay còn đang bán mạng cho ĐCSTQ suy ngẫm.
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch