Những năm gần đây, Trung Quốc đại lục thường xuyên xuất hiện nhiều hiện tượng thiên văn bất thường hay còn được gọi là “dị tượng”. Chỉ trong sáu tháng cuối năm 2022, tại nước này ít nhất năm lần xuất hiện hiện tượng thiên văn hiếm gặp “nhiều mặt trời cùng đồng thời chiếu sáng”. Bước vào đầu năm 2023, ngày 4 tháng giêng âm lịch, tại Thiết Lĩnh Liêu Ninh xuất hiện hiện tượng “ba mặt trời cùng tỏa sáng”. Cách đây không lâu, ngày 28 tháng 2, tại Vận Thành Sơn Tây cũng có người dân chụp được cảnh tượng kỳ lạ tương tự, trên bầu trời đồng thời có bốn mặt trời. Video được đăng tải thu hút sự chú ý quan tâm của mọi người. Vậy rốt cuộc nguyên nhân ở đâu?
Bầu trời Sơn Tây đồng thời xuất hiện bốn mặt trời, người dân địa phương cho rằng sắp có tai họa

Theo tin của các phương tiện truyền thông, sự việc xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng ngày 28 tháng 2. Một người dân tại Vận Thành Sơn Tây quay được hiện tượng hiếm gặp: Trên bầu trời đột nhiên đồng thời xuất hiện bốn mặt trời. Theo miêu tả của ông Lý, một người chứng kiến sự việc: “Ban đầu trên bầu trời xuất hiện ba mặt trời, sau đó trở thành bốn, một lúc sau nhìn lại thì thấy biến mất. Trước đây tôi chưa từng gặp, nhưng biết rằng đây không phải hình thành do sự khúc xạ thủy tinh.”
Nhiều kênh truyền thông tại Trung Quốc đại lục cũng đưa tin, video cũng được người dân lan truyền trên mạng khiến mọi người quan tâm. Người xưa quan niệm “Xuất hiện sự việc bất thường tất có yêu ma”. Theo chia sẻ của một người dân địa phương, bốn mặt trời cùng xuất hiện có nghĩa là “tai họa” sắp xảy ra. Cũng có người nói, người xem có thể đã chụp thông qua hai tầng kính thủy tinh, tạo ra giả tượng bốn mặt trời cùng xuất hiện. Tuy nhiên, dị tượng “nhiều mặt trời cùng xuất hiện” thực sự có tồn tại, hơn nữa tới thời cận đại, sự xuất hiện của những hiện tượng thiên nhiên này càng ngày càng thường xuyên.
Dị tượng xuất hiện tại Sơn Tây lần này còn có một điểm đặc thù khác: Hiện tượng nhiều mặt trời đồng thời xuất hiện trước đây đều phân bố ở những nơi tương đối xa xôi, khoảng cách mặt trời khá xa và thành một vòng tròn; Còn dị tượng lần này mặt trời sắp thành một hàng, hơn nữa khoảng cách rất gần. Khoa học hiện đại gọi hiện tượng này là “Mặt trời giả”.
Ghi chép về “mặt trời giả” trong các điển tích cổ đại
Hiện tượng mặt trời giả từ cổ xưa đã xuất hiện. Nổi tiếng nhất trong các cổ thư của Trung Hoa là câu chuyện mười mặt trời cùng xuất hiện vào thời Đế Nghiêu. Đối với nguyên nhân hình thành hiện tượng, các nhà khoa học thời hiện đại không thể đưa ra những giải thích khiến người dân tâm phục khẩu phục. Vào thời Trung Quốc cổ địa, mỗi triều đại đều có một bộ phận chuyên quan sát các hiện tượng thiên văn, mỗi khi xuất hiện các hiện tượng bất thường, các nhà thiên văn học đều sẽ đưa ra những dự ngôn về cát hung, phúc họa để cảnh báo người đang nắm quyền tự nhìn lại những sai sót của bản thân. Vậy các nhà thiên văn học cổ nhìn nhận như thế nào về hiện tượng “nhiều mặt trời cùng xuất hiện”?

Trong “Tấn Thư. Thiên Văn Chí” có ghi chép: Tháng 1 năm 314 sau CN, có ba mặt trời di chuyển từ Tây sang Đông; tháng 1 năm 317, lại xuất hiện dị tượng ba mặt trời, có cầu vồng trắng thông thẳng lên thiên đình. Các nhà chiêm tinh nói: “Cầu vồng trắng, báo hiệu có tai họa chiến tranh. Ba mặt trời cùng xuất hiện, không quá ba tháng, chư hầu muốn tranh đấu làm hoàng đế”. Quả nhiên, tháng ba chư hầu nước Ngô ở Giang Đông xưng đế; lại có chư hầu khác xưng vương, thiên hạ đại loạn.
Trong “Ất Tỵ Chiêm”, nhà thiên văn học Lý Thuần Phong đời Đường cũng đề cập, nhiều mặt trời đồng thời xuất hiện là điềm báo thiên hạ sẽ phân chia:
Hai mặt trời cùng xuất hiện thì chư hầu có mưu phản, là họa diệt vong. Thiên hạ chiến loạn, kẻ vô đạo phải chết;
Hai mặt trời cùng chiếu, gọi là “dương minh”. Vua giả đối kháng, thiên hạ có 2 vua tương tranh;
Nhiều mặt trời cùng xuất hiện, thiên hạ phân chia. Mỗi nơi lập ra bá quan riêng, pháp lệnh bất nhất. Các vua cùng xuất hiện, nói rằng nhiều thiên tử.
Trong cổ thư “Khai Nguyên Chiêm Kinh” thời Đường cũng có nhiều ghi chép liên quan tới “Mặt trời giả”. Trong Kinh Thị viết: “Hai mặt trời cùng xuất hiện là dự báo chư hầu mưu phản; tự bị diệt vong; thiên hạ khởi binh; quân thần vô đạo bị diệt vong”.
Trong Tống Sử có ghi chép, khi Triệu Khuông Dẫn đóng quân dừng nghỉ tại trạm dịch Trần Kiều, trong ba quân có một người am hiểu về thiên văn tên Miêu Huấn. Ông quan sát tinh tượng và thấy trên bầu trời đồng thời xuất hiện hai mặt trời, tia tử ngoại rạo rực, kéo dài trong thời gian lâu. Miêu Huấn thở dài nói: “Đây có lẽ là thiên mệnh”. Sau đó xảy ra “Binh biến Trần Kiều”, Triệu Khuông Dẫn lên ngôi vua, cũng chính là Tống Thái Tổ thời nhà Tống.
Theo ghi chép trong các tài liệu lịch sử, ngày 18 tháng 4 năm 1981 từng xuất hiện hiện tượng “Năm mặt trời cùng xuất hiện”, cư dân của thị trấn Bản Kiều thành phố Đông Phương tỉnh Hải Nam nhìn thấy trên bầu trời đồng thời xuất hiện năm mặt trời đỏ chói, ba ở phía Đông hai ở phía Tây. Cảnh tượng kỳ lạ này kéo dài hơn hai giờ đồng hồ mới dần dần biến mất.
Thật trùng hợp, vào ngày 25 tháng 1 cùng năm, vụ án Lâm Bưu, nhân vật số 2 trong ĐCSTQ và nhóm phản cách mạng Giang Thanh đã được kết thúc, vào ngày 27 tháng 6, ĐCSTQ đã thông qua nghị quyết chính thức bác bỏ “Cách mạng Văn hóa”, và nghị quyết cho rằng Mao Trạch Đông phải chịu trách nhiệm chính.
Theo quan điểm “Thiên nhân hợp nhất” của người Trung Quốc cổ đại, mặt trời cũng giống như bậc quân vương nơi nhân gian, vì vật khi xuất hiện dị tượng liên quan tới mặt trời, đều là thiên thượng đang cảnh báo tới người đang cầm quyền tại nhân gian. Nếu một ngày nọ, trên bầu trời đồng thời xuất hiện từ hai mặt trời trở lên, có nghĩa là điềm báo thiên hạ sắp đại loạn, báo trước quân vương sẽ bị thay đổi, vương triều hiện tại sẽ bị lật đổ.
Theo Vision Times
Bình Nhi biên dịch