Một tác phẩm văn học có thể được xứng danh là “Danh tác cổ điển Trung Quốc” không những cần có lời văn lưu loát, câu chuyện sinh động, mà còn chú ý tới đạo đức, nhân văn và tương lai. Bởi vậy, những danh tác cổ điển tốt đẹp không chỉ bù đắp những chỗ chưa đủ và thiếu sót trong sách sử, về mặt bút pháp còn cần gần gũi với cuộc sống, hình tượng nhân vật cần tươi sáng như hiện thực, tinh hoa của câu chuyện dễ lưu truyền cho hậu thế. Tại đây chúng tôi muốn giới thiệu bài thơ mở đầu và kết thúc trong ba tiểu thuyết cổ điển Tây Du Ký, Đông Du Ký và Phong Thần Diễn Nghĩa.
1. Tây Du Ký
Tác giả là Ngô Thừa Ân triều nhà Minh. Tác phẩm được hoàn thành vào thế kỷ thứ 16 triều Minh, còn được gọi là “Tây Du Thích Ách truyền”. Đây là bộ tiểu thuyết chương hồi về Thần và ma theo chủ nghĩa văn chương lãng mạn đầu tiên thời nhà Minh, cả bộ sách bao gồm 58 vạn 5 nghìn chữ.
Bởi nó tường thuật câu chuyện bốn thầy trò Đường Tăng tới Tây Thiên thỉnh kinh, đây thực sự là bộ sách mang tính giác ngộ, được coi là một trong “Tứ đại danh tác của Trung Quốc”, một trong “Tứ đại kỳ thư”.

Đường Tăng trong tác phẩm là một vị thánh tăng từ bi, toàn thân mang đầy chính ký, lập chí đi Tây Thiên bái Phật thỉnh chân kinh để tế thế cứu độ chúng sinh, ý chí kiên định, kiên trì bền bỉ. Đại đệ tử Tôn Ngộ Không là người trung thành trợ giúp Sư phụ, có đầu có cuối, trừ ác hướng thiện, triệt để cứu người.
Sự kiên định tín tâm với Phật pháp của thầy trò Đường Tăng đã cổ vũ hậu thế, dù trải qua chín chín tám mốt quan nạn, nhưng cuối cùng cũng đắc được chân kinh, tu thành chính quả, đắc đạo thành Phật. Qua đây giúp nhân loại liễu giải được, kiên trì hướng thiện tu Phật, chính là con đường đắc chính quả.
Điều mà Tây Du Ký triển hiện cho hậu thế chính là quá trình siêu việt và quay trở về của kiếp nhân sinh, cũng là câu chuyện có kết cục viên mãn duy nhất của Tứ Đại Danh Tác.
Phần mở đầu của Tây Du Ký có đoạn:
Thuở hoang sơ đất trời chưa tỏ,
Chốn mênh mông nào có bóng người.
Từ khi Bàn Cổ ra đời,
Đục trong phân biệt, khác thời hỗn mang.
Che chở khắp nhờ ơn trời đất,
Phát minh ra muôn vật tốt thay.
Muốn xem tạo hóa công dày,
Tây Du truyện ấy đọc ngay đi nào.
Từ thuở hoang sơ hỗn độn, đất trời bắt đầu phân khai, tạo hóa lấy “Thiện” mà sinh ra vạn vật, đây chính là tinh thần từ bi của Tây Du. Lão Tử giảng về Đức, chính là bản tính của con người.
Kết thúc Tây Du có hai bài thơ:
Thánh tăng gắng sức lấy kinh,
Ruổi rong mười bốn năm ròng trời Tây.
Gian lao vất vả đêm ngày,
Trèo đèo lội suối đắng cay muôn phần.
Hoàn thành công quả vô vàn.
Ba nghìn viên mãn đủ vòng đại thiên.
Chân kinh về tới Đại Đường,
Từ nay mãi mãi lưu truyền cõi Đông.
Và:
Một thể chân như lạc xuống trần,
Hợp hòa bốn tướng lại tu thân.
Ngũ hành sắc tướng không rồi tịch,
Trăm quái hư danh thấy chẳng bàn.
Chính quả chiên đàn theo đại giác,
Hoàn thành phẩm chức thoát trầm luân,
Kính truyền thiên hạ ân vô lượng,
Năm thánh ngồi cao bất nhị môn.
Bài cuối cùng là một bài kệ hướng về Phật gia:
Nguyện đem thửa công đức,
Đất Phật tổ trang nghiêm.
Trên báo bốn trọng ơn,
Dưới cứu ba đường khổ.
Những kẻ kiến văn tỏ,
Ắt phát tâm Bồ Đề.
Cõi Cực Lạc theo về,
Thân này được tận báo.
Phần kết thúc vẫn toát lên tinh thần Từ bi và Giác ngộ, xuất được tâm Từ bi mới có thể Giác ngộ. Nhưng đừng quên rằng, trong chín chín tám mươi mốt nạn giữa phần mở đầu và kết thúc là vô số sai lầm và ủy khuất, vô số vấp ngã và trải nghiệm. Giác ngộ vốn là chuyện không dễ dàng xưa nay.
2. Đông Du Ký
Đối với những người thân ở nơi thế tục như chúng ta, thế giới thần tiên là cảnh giới con người luôn mong muốn hướng tới. Tuy nhiên cần có một điều kiện tiên quyết là mọi người cần hiểu được cách vượt qua những hỗn loạn, rối bời nơi thế tục. Tác phẩm Đông Du Ký của tác giả Ngô Nguyên Thái triều Minh còn có tên gọi Thượng Động Bát Tiên truyện, Bát tiên xuất xử Đông du ký, gồm 2 quyển với 56 hồi, nội dung ghi chép lại những câu truyện thần thoại về Bát tiên. Nói cách khác, Đông Du Ký chính là dựa vào quá trình tu luyện đắc đạo của tám vị Thần tiên để khai thị cho nhân loại: Bát tiên không phải là cái gì đó hư vô, muốn siêu phàm thoát tục, tự sẽ có đạo siêu phàm thoát tục.

Trong tác phẩm, Bát tiên phải đối diện với những bể dâu thế sự, tất cả chỉ giống như mây khói ngang trời, đó chẳng qua chỉ là những suy tính căn bản đối với kiếp nhân sinh, là sự tìm kiếm những bí ẩn của minh mệnh, là sự hướng tới cảnh giới của sự vĩnh hằng. Nhìn thấu cõi hồng trần, vứt bỏ danh lợi, quay trở về bản tính tiên thiên mới có thể quay trở về nơi vốn có thuộc về bản thân mình. Đây cũng chính là hàm ý thâm sâu trong bài thơ mở đầu và kết thúc của tác phẩm.
Phần mở đầu của Đông Du Ký:
Điểm giáng thần: Lưu thủy hành vân, khí thanh kỳ, tương thùy y phụ? Yên vân danh thanh, lưu dữ u nhân phó. Khuyển phệ thiên không, hạc lệ thừa phong khứ, nan bằng cư, bát tiên hà xử, diễn quyển tòng đầu cố.
Bài thơ kết thúc của Đông Du Ký: Tuyền bộc quyên quyên tịnh, sơn hoa ải ải phi; bạch vân hồi hợp xử, ứng thị chí nhân tê.
3. Phong Thần diễn nghĩa
Phong Thần Diễn Nghĩa vốn là một cuốn huyền sử mô tả những ẩn đố trong cách Đạo gia nhìn nhận sự vận hành thế giới. Đạo gia có giảng về thuyết âm dương tương sinh tương khắc, là có ý nói nơi người thường vốn tồn tại sự đối lập tự nhiên: thiện ác, đẹp xấu, cứng mềm, v.v.. Đây là tạo hóa sinh ra như vậy, cũng là hoàn cảnh sống cho tất cả sinh mệnh của tự nhiên. Nếu như thế giới không có khổ đau, thì con người sẽ không biết thế nào là hạnh phúc. Nếu như không hiểu thế nào là đắng cay thì con người cũng không biết trân trọng những lúc ngọt bùi. Cũng có nghĩa là đằng sau mỗi sự việc trên thế gian đều có hai mặt của nó. Đạo Đức Kinh viết rằng: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu”, nghĩa là Trời đất chẳng thiên vị sinh mệnh nào, coi vạn vật đều giống nhau, coi rơm rác hay sinh mệnh nào cũng là như thế. Trời đất bao dung cả thiện, kỳ thực cũng bao dung cả ác, miễn là thiện ác đó vận hành không sai lạc khỏi đạo Trời.

“Phong Thần diễn nghĩa” vừa vào đầu dùng ”Cổ phong nhất thủ”. “Cổ phong” là một thể thơ từ. Đoạn thơ này bắt đầu từ thời Bàn Cổ khai thiên, dùng câu truyện hết sức giản đơn để triển hiện nhận thức của người Trung Quốc truyền thống: Thiên Địa mở ra như thế nào, con người được tạo ra sao.
Hỗn độn sơ phân Bàn Cổ tiên, Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng huyền.
Tý Thiên sửu Địa Nhân dần xuất, tị trừ thú hoạn hữu sào hiền.
Tạm dịch:
Hỗn độn mới chia Bàn Cổ sinh, Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng treo.
Tý Trời Sửu Đất người Dần xuất, trừ nạn thú dữ có Hữu Sào
Ý nghĩa là: Trước tiên là Bàn Cổ, sau đó là ban sơ hỗn độn. Có Bàn Cổ trước thì mới có ban đầu hỗn độn, đây là khái niệm đầu tiên về khai thiên tịch địa.
Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng. Dùng một chữ “Huyền” (nghĩa là treo lơ lửng), hết sức huyền diệu. Vô cực sinh thái cực, là câu của Đạo gia, Đạo gia giảng “Vô”, Phật gia giảng “Không”. “Vô”, ở một khía cạnh nào đó, dùng ngôn ngữ, dùng lời mà nói, là cảnh giới “Không có”. Là cảnh giới của “Cực thuần”.
Vô cực – Đại Đạo vô cực, tiểu cũng đến vô cực. Tôi cho rằng khái niệm “Vô cực sinh Thái cực”, người ta có thể lý giải được, tư tưởng có thể đến được, nhỏ nhất mà có thể tiếp xúc được là “Điểm”, là chỉ khái niệm sơ thủy, nguyên thủy.
Hồi kết có bài thơ rằng:
Mông mông hương ải thải vân sinh, mãn đạo âu ca hạ thái bình; bắc cực tường quang lung đoái địa, nam lai tử khí nhiễu kim thành. Quần tiên thử nhật giai chứng quả, liệt thánh minh triêu giam phản chân; vạn cổ tung hô nhân tự viễn, tòng kim nhượng quốc vĩnh rừng thanh.
Thông qua ba câu chuyện tu hành trên có thể thấy, loài vật không có bản tính của con người, nên cực kỳ khó mới có thể tu thành, đắc đạo. Vậy nên giới tu hành mới có câu: “Con người là anh linh của vạn vật”. Vì chỉ con người mới nên được tu hành mà thôi. Danh tăng Huyền Trang thời nhà Đường từng nói rằng: “Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, chính Pháp nan ngộ. Toàn thử tam giả, hạnh mạc đại yên”, từ góc độ của người tu luyện mà nói, có thể có được cơ thể người là trân quý. Do đó, mỗi người được sinh ra vào thời đại phi phàm này đều nên trân quý sinh mệnh của mình, trân quý cơ duyên vạn cổ khó gặp này.
Theo Vision Times
Bình Nhi biên dịch