Pháp viện trung cấp Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc kết án tử hình Vương Thư Kim vì tội cố ý giết người, nhưng không xác định hắn là hung thủ thực sự trong vụ án Thạch Gia Trang. Vương đã hét lên tại pháp đình: “Tôi rõ ràng đã giết ba người, tại sao lại biến thành hai người?” 

Xin chào quý vị độc giả, hoan nghênh quý vị đến với chuyên mục “Trăm Năm Chân Tướng”!

Vào ngày 27 tháng 4 năm 1995, Nhiếp Thụ Bân, 21 tuổi, quê ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, bị tấn tốc hành quyết với tội danh “tội phạm cưỡng dâm” và “cố ý giết người”. 10 năm sau, hung thủ thật hiện thân và thú nhận tội ác của mình. Tuy nhiên, các quan chức Hà Bắc buộc hắn phải phản cung, dẫn phát dư luận kịch liệt.

Hôm nay, chúng tôi xin kể về vụ án Nhiếp Thụ Bân, được coi là một trong “Mười vụ án oan nhất ở Trung Quốc đương đại”.

Nhiếp Thụ Bân bị bắn chết

Vào ngày 5 tháng 8 năm 1994, một vụ án cưỡng dâm và giết người đã xảy ra tại một cánh đồng ngô ở ngoại ô phía tây thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Hơn một tháng sau, vào ngày 23/9, Nhiếp Thụ Bân bị Chi cục Kiều Tây thuộc Cục Công an Thạch Gia Trang bắt giữ vì là nghi phạm hình sự.

Từ ngày 23 đến 28 tháng 9, trong thời gian sáu ngày, cảnh sát không lưu lại một hồ sơ nào về việc thẩm tra đối với Nhiếp Thụ Bân. Căn cứ theo tin tức do cảnh sát công bố, “sau bảy ngày bảy đêm đấu trí”, vào ngày 29 tháng 9, Nhiếp Thụ Bân đã “thú nhận” cái gọi là “sự thật phạm tội” cưỡng dâm và giết người. Vào ngày 1/10, anh ta bị tạm giữ hình sự, và ngày 9/10, thì chính thức bị bắt.

Vào ngày 15/3/1995, Pháp viện Trung cấp Thạch Gia Trang đã kết án tử hình Nhiếp Thụ Bân. Nhiếp Thụ Bân từ chối chấp nhận và kháng cáo lên trên. Vào ngày 20/4, Pháp viện cấp cao tỉnh Hà Bắc đã lập án; vào ngày 22, pháp quan đề thẩm Nhiếp Thụ Bân; vào ngày 25, Pháp viện đưa ra phán quyết cuối cùng về việc “giữ nguyên bản án ban đầu”; vào ngày 26, ban hành lệnh thi hành án; vào ngày 27, Nhiếp Thụ Bân bị bắn chết.

Quá trình này chóng vánh khác thường. Điều khó tin hơn nữa là, pháp viện không hề có phán quyết thư nhất thẩm, nhị thẩm gửi đến người nhà Nhiếp Thụ Bân; Trước khi hành quyết cũng không sắp xếp cho Nhiếp Thụ Bân được gặp mặt người nhà; Sau khi hành quyết, người nhà không nhận được thi thể của Nhiếp Thụ Bân; thi thể của Nhiếp Thụ Bân đã bị hỏa thiêu, cũng không hề thông báo cho người nhà.

Không có chứng cứ xác tạc trong vụ án Nhiếp Thụ Bân

Điều 35 Luật Tố tụng Hình sự năm 1979 của ĐCSTQ quy định: “Nếu chỉ có lời cung thuật của bị cáo, không có chứng cứ khác, thì không thể nhận định bị cáo có tội và bị xử hình phạt.”“Chứng cứ gián tiếp chỉ trong hình thành hoàn chỉnh chuỗi chứng cứ, và loại trừ hết thảy tình huống có tính khả năng khác, mới có thể định tội bị cáo.”

Nếu quý vị đối chiếu điều luật này, tội danh của Nhiếp Thụ Bân căn bản là không thể thành lập. Trong phán quyết thư, ngoài khẩu cung của Nhiếp Thụ Bân, không có bất cứ bằng chứng trực tiếp nào chứng minh anh ta cưỡng dâm hay giết người. Trên quần áo của nạn nhân, không có bất cứ vật chứng nào về vết tinh trùng, máu, lông trên cơ thể, dịch cơ thể, dấu tay, dấu chân, v.v. của Nhiếp Thụ Bân. Ngay cả khẩu cung của Nhiếp Thụ Bân như mô tả về thời gian gây án, địa điểm, công cụ và nơi vứt xác chết cũng trước sau mâu thuẫn. Anh ta thậm chí không bao giờ đề cập đến thời gian gây án ngày 5/8/1994.

Có rất nhiều điểm nghi vấn, nhưng hệ thống chính pháp Hà Bắc đã chọn cách ngó lơ, và vụ án dường như đã bị “đậy quan tài định luận”.

Hung thủ thực sự vụ án Nhiếp Thụ Bân xuất hiện

Nhưng không ai ngờ rằng 10 năm sau, vụ án Nhiếp Thụ Bân bất ngờ bị lật lại trước mắt đại chúng. Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Vào tháng 1 năm 2005, Trịnh Thành Nguyệt, Phó cục trưởng Cục Công an huyện Quảng Bình, tỉnh Hà Bắc, đã phá được một đại liên hoàn án giết người và cưỡng dâm. Kẻ nghi phạm Vương Thư Kim đã thú nhận nhiều vụ cưỡng dâm và giết người mà hắn đã thực hiện từ năm 1993 đến 1995.

Ngay khi vụ án sắp được giải quyết, một vấn đề hóc búa xuất hiện: khi Trịnh Thành Nguyệt đưa Vương Thư Kim đến hiện trường gây án ở vùng ngoại ô phía tây của Thạch Gia Trang để nhận dạng, ông bất ngờ biết được rằng vụ án này đã được “phá” và hung thủ là một người khác: Nhiếp Thụ Bân.

Với khoảng cách 10 năm, Vương Thư Kim đã chủ động thú tội gây án tại cùng một thời gian, cùng một địa điểm, cưỡng và giết cùng một người phụ nữ với vụ án Nhiếp Thụ Bân. Điều này chẳng kỳ quái sao? Vì vậy, Trịnh Thành Nguyệt đã đến đồn cảnh sát năm đó điều tra vụ án Nhiếp Thụ Bân, yêu cầu lấy hồ sơ hiện trường phát án và tiến hành đối chiếu với khẩu cung của Vương Thư Kim.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với “Truyền hình Phượng Hoàng” vào tháng 12 năm 2016, Trịnh Thành Nguyệt nói, “Theo cách nói bình thường, nên đưa cho chúng tôi một ‘hồ sơ’, kết quả anh ta không có, chúng tôi đến cũng không đưa, chỉ lưu lại một cuộc điện thoại, sau này ngay cả điện thoại chúng tôi gọi cũng không ai trả lời.” “Sau đó, chúng tôi đã biết rõ ràng, khẳng định những gì Vương Thư Kim khai là chính là vụ án [Nhiếp Thụ Bân] này.”

Án kiện vì vậy đi vào bế tắc. Đúng lúc này, một phóng viên của báo “Thương mại Hà Nam”, người đã luôn theo dõi vụ án giết người và cưỡng dâm liên tiếp của Vương Thư Kim, đã tìm đến Trịnh Thành Nguyệt. Trịnh Thành Nguyệt đã kể trung thực các tình tiết của vụ án, do đó, bài báo “Một án sát nhân hai hung thủ, ai mới là hung thủ?” đã được xuất bản vào ngày 15/3/2005. Báo cáo này. Sau khi phóng sự được đăng tải, nó đã được hàng trăm tờ báo chuyển tải lại, gây chấn động toàn Trung Quốc và dẫn phát sự chú ý cả ở nước ngoài.

Ủy ban Chính pháp tỉnh Hà Bắc tuyên bố thành lập một tổ điều tra, cho biết họ sẽ phúc tra vụ án Nhiếp Thụ Bân, và tổ chức một cuộc họp báo một tháng sau đó để đưa tin với các phương tiện truyền thông quốc gia. Dưới áp lực, Cục Công an điều tra án Nhiếp Thụ Bân cũng đã gửi các hồ sơ liên quan cho Trịnh Thành Nguyệt. Sau khi đọc nó, Trịnh Thành Nguyệt phát hiện ra rằng đây “thuần túy” là một vụ án giả.

Có một chi tiết then chốt khác: Vương Thư Kim trong khẩu cung nói, hắn đã vứt chìa khóa của người quá cố bên cạnh thi thể. Trịnh Thành Nguyệt biết được từ các điều tra viên của vụ án Nhiếp Thụ Bân rằng họ đã thu được một chùm chìa khóa tại hiện trường. Tuy nhiên, khẩu cung của Nhiếp Thụ  Bân hoàn toàn không đề cập đến chìa khóa.

‘Hung thủ thật’ nhận tội nhưng bị buộc phản cung

Vậy thì, Trịnh Thành Nguyệt đã thấy rõ vụ án Nhiếp Thụ Bân là tạo giả, có thể trong phúc tra mà sửa chữa lại không? Nhìn bề ngoài, sự tình dường như đã xoay chuyển. Nhưng trên thực tế, có một lực lượng nào đó đã luôn cản trở việc phúc thẩm.

Trịnh Thành Nguyệt hồi ức lại nói, khi khởi tố vụ án Vương Thư Kim, lãnh đạo cục điều tra hình sự tỉnh đã đích thân đến gặp ông, yêu cầu ông loại bỏ vụ án cưỡng dâm và giết người ở ngoại ô phía tây Thạch Gia Trang (tức là án Nhiếp Thụ Bân) và không khởi tố. Ông đã từ chối.

Về phía Vương Thư Kim, một điều không tưởng đã phát sinh khiến ngoại giới khó tin nổi. Vào ngày 12/3/2007, Pháp viện trung cấp Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc đã kết án tử hình Vương Thư Kim vì tội cố ý giết người, nhưng không xác định hắn là hung thủ thực sự trong vụ án Thạch Gia Trang. Vương đã hét lên tại pháp đình: “Tôi rõ ràng đã giết ba người, tại sao lại biến thành hai người?” Hiện trường rộ lên những tràng cười. Sau đó, Vương Thư Kim đã kháng cáo.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hoa lục, trước khi diễn ra phiên tòa thứ hai của lần hai, Vương Thư Kim đã tiết lộ với luật sư bào chữa Bành Tư Nguyên rằng tỉnh Hà Bắc đã cử một tổ công tác đến trại giam để “làm việc”, buộc hắn phải phản cung, phủ nhận rằng mình là hung thủ giết người trong vụ án ngoại ô Thạch Gia Trang, còn vì điều đó mà đánh hắn.

Vào ngày 27/9/2013, Pháp viện cấp cao tỉnh Hà Bắc đã ra phán quyết: Đơn kháng cáo của Vương Thư Kim bị bác bỏ, giữ nguyên bản án ban đầu. Nói cách khác, Pháp viện cấp cao tỉnh Hà Bắc cũng từ chối nhận định Vương là hung thủ thực sự trong án Nhiếp Thụ Bân. Sau nhiều lần thất bại, cho đến ngày 2/2/2021, khi Pháp viện tối cao hạch chuẩn và ra lệnh chấp hành án tử hình, Vương Thư Kim vẫn chưa hề bị pháp viện xác định là hung thủ thực sự trong án Nhiếp Thụ Bân.

Giết nhanh để lấy nội tạng?

Rốt cuộc là kẻ nào đứng sau thao túng chuyện này? Kẻ nào không muốn Nhiếp Thụ Bân được giải oan? Theo một báo cáo của “Tiêu điểm Sưu Hồ” vào ngày 11/6/2016, vụ việc có liên quan đến Hứa Vĩnh Thích, khi đó là bí thư của Ủy ban Chính pháp tỉnh Hà Bắc.

Đương thời, một số người từ Công an, Viện Kiểm sát và Pháp luật tỉnh Hà Bắc đã lên tiếng phản đối bản án tử hình của Nhiếp Thụ Bân. Nhưng Hứa Vĩnh Thích đã hạ lệnh phải giết, và “giết nhanh”. Chính vì mệnh lệnh này, phiên tòa thứ hai của vụ án Nhiếp Thụ Bân chỉ diễn ra trong 8 ngày từ khi lập án, kết án, cho đến khi chấp hành án tử hình.

Tại sao Hứa Vĩnh Thích lại phải “giết nhanh” Nhiếp Thụ Bân? Một suy đoán phổ biến là nội tạng của Nhiếp Thụ Bân đã bị nhắm mục tiêu.

Tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ đã bị vạch trần từ lâu. Trước sự khiển trách của ngoại giới, vào ngày 15/7/2018, Hoàng Khiết Phu, cựu thứ trưởng bộ y tế của ĐCSTQ và là chuyên gia cấy ghép nội tạng, đã lập luận trong tiết mục phỏng vấn của đài CCTV “Mặt đối mặt”, rằng ĐCSTQ đã trường kỳ sử dụng nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết để phẫu thuật cấy ghép.

Chuyên gia cao cấp về Trung Quốc Yokogawa chỉ ra rằng, theo Hoàng Khiết Phu, nội tạng của Nhiếp Thụ Bân nhất định đã bị khai thác, vì vậy việc anh ta bị tấn tốc đẩy đến chỗ chết, hoặc nhất định phải chấp hành án tử hình, một là liên quan đến thành tích chính trị của chính quyền Hà Bắc, hai là liên quan đến nội tạng. Rất có thể, một quan chức cấp cao hoặc nhân vật quan trọng đang chờ thay nội tạng, và nội tạng của Nhiếp Thụ Bân vừa khớp phối hình.

Vậy thì, Hứa Vĩnh Thích vì điều gì mà giết Nhiếp Thụ Bân? Hứa là một thân tín của Giang Trạch Dân. Năm 1998, Giang được đề bạt Bộ trưởng An toàn Quốc gia và là ủy viên Ủy ban Chính pháp Trung ương. Chuyện này có liên quan trực tiếp đến Giang không? Bí ẩn vẫn chờ được giải khai. Phải nói rằng, vì đó đương sơ là lệnh giết người của Hứa Vĩnh Thích, ông ta khẳng định là người cuối cùng muốn vụ án của Nhiếp được bình phản.

Vào năm 2005, khi tỉnh Hà Bắc tuyên bố sẽ xem xét lại vụ án Nhiếp Thụ Bân, Hứa Vĩnh Thích đã trở thành Bộ trưởng Bộ An toàn, thân tín trực thuộc của ông ta là nguyên Phó bộ trưởng Bộ An toàn Mã Kiến (đã ngã ngựa). “Liên minh” của Mã Kiến là Trương Việt, bí thư Ủy ban chính pháp tỉnh Hà Bắc. Do đó, Trương Việt đã trực tiếp tọa trấn, cản trở bình phản án Nhiếp Thụ Bân. Trần Quang Võ, một trong những luật sư đại diện cho án Nhiếp Thụ Bân, đã chứng thực điều này trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo “Giới diện tân văn”.

Tái thẩm vụ án Nhiếp Thụ Bân

Nhiều chuyên gia, học giả, luật sư và Trịnh Thành Nguyệt trong giới pháp luật Trung Quốc đã luôn lên tiếng bênh vực Nhiếp Thụ Bân, nỗ lực bình phản vụ án. Vào ngày 12/12/2014, Pháp viện Tối cao ra lệnh cho Pháp viện Cấp cao tỉnh Sơn Đông phúc tra lại án Nhiếp Thụ Bân. Sau đó, việc phúc tra bị hoãn lại bốn lần cho đến ngày 8/6/2016, trong nghị đình của Pháp viện cấp cao tỉnh Sơn Đông phúc tra án Nhiếp Thụ Bân, một phó chánh án và một pháp quan của bộ phận thẩm giám của Pháp viện Tối cao đã đưa ra quyết định thư tái thẩm vụ án, nó được trao tay cho mẹ của Nhiếp Thụ Bân là Trương Hoán Chi và luật sư Lý Thụ Đình.

Vào ngày 2/12/2016, Tòa sơ thẩm của Pháp viện Tối cao đã tuyên phán công khai tái thẩm án đối với Nhiếp Thụ Bân, nhận định phán quyết nguyên thẩm sự thực không rõ ràng, chứng cứ không đủ, quyết định triệt tiêu nguyên phán, tuyên cáo Nhiếp Thụ Bân vô tội.

21 năm sau khi bị hành quyết, Nhiếp Thụ Bân cuối cùng cũng được tuyên cáo vô tội. Ngoại giới phổ thông tin rằng, vụ án cuối cùng có thể tiếp tục tiến hành phúc tra hồ sơ và lật lại hoàn toàn, là vì Trương Việt đã bị hạ đài. Vào ngày 16/4/2016, nửa năm sau khi Nhiếp Thụ Bân được bình phản, Trương Việt bị song quy (kỷ luật cách ly thẩm tra).

Nhưng mãi cho đến tận hôm nay, những kẻ năm đó đã phán quyết sai, giết oan Nhiếp Thụ Bân, vẫn chưa hề bị truy cứu trách nhiệm pháp luật.

Mời quý vị xem video gốc tại đây.

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch