Khi các triều đại sắp diệt vong, thường phát sinh những sự việc kỳ quái không cách nào giải thích, ví như gà mái gáy sáng, tuyết rơi tháng 6, v.v…

Triều nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng, trước khi diệt vong cũng phát sinh một số sự việc lạ khiến người thời nay kinh ngạc.

trieu thanh1Trước khi nhà Thanh diệt vong, 3 sự việc kỳ quái không thể giải thích. (Ảnh: Internet)

Chuyện thứ nhất: Sự tuyệt vọng của 200 người vô hồn biểu diễn hý kịch

Chuyện xảy ra ở Lữ Thuận (thành phố Đại Liên). Vào tháng 11/1894 giữa cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (chiến tranh Trung Quốc và Nhật Bản), quân Nhật tiến công vào thành phố Lữ Thuận, và tại đây đã phát động một cuộc đại tàn sát đối với quân dân. Từ ngày 21 đến ngày 26, Lữ Thuận đã trở thành một địa ngục.

Tuy nhiên, giữa khung cảnh người chết và người kêu gào thảm thiết ấy, có một con phố vẫn bắt đầu tập hợp quán trà rạp hát, nhởn nhơ sai tới một đoàn kịch diễn kèm theo tiếng kèn trống ầm ĩ. Quân Nhật sau khi vào rạp hát đã được một phen trợn mắt há hốc mồm:

Trong rạp hát không có người xem, các diễn viên hý kịch lặng lẽ tự biểu diễn. (Ảnh: Internet)
Trong rạp hát không có người xem, các diễn viên hý kịch lặng lẽ tự biểu diễn. (Ảnh: Internet)

Diễn viên là những thiếu niên từ 10 tuổi đến 15 tuổi ước chừng có hơn trăm người, kể cả người lớn, tổng cộng có hơn 200 người, họ giống như những con rối gỗ không có sự sống, vô hồn ma quái. Trong rạp hát không có người xem, bọn họ lặng lẽ tự biểu diễn.

Đây là gánh hát từ Thiên Tân, Bắc Kinh được quan viên Lữ Thuận mời đến. Sau khi Lữ Thuận bị công phá, quan viên chạy trốn, trường hợp 17 người có gan đi ra khỏi rạp hát dò xét tình hình thì toàn bộ đều chết ở bên ngoài rạp hát. Đoàn diễn kinh kịch này trú mãi trong đó, họ không biết chạy trốn, cứ thế chỉ biết lặp đi lặp lại công việc quen thuộc nhất – diễn hí kịch.

*Hí kịch hay còn gọi là kinh kịch, một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh.

Chuyện thứ hai: Sự thờ ơ của quan lại trong nước

Chuyện xảy ra ở Sa Thị gần Vũ Hán, ngay sau chiến tranh Giáp Ngọ kết thúc không lâu, một nhà ngoại giao Nhật Bản tên là Horiguchi Shashi đi đến Sa Thị – Hồ Bắc, ông theo hiệp ước là đi chọn vị trí để chuẩn bị mở lãnh sự quán. Tuy nhiên, ông lại không ngờ rằng, quan viên địa phương không một ai biết ông đến để làm gì.

Chẳng lẽ bọn họ không nhận được công văn từ Bắc Kinh sao?

trieu thanh3Các quan chức địa phương, lại không hề biết gì về cuộc chiến tranh Giáp Ngọ này. (Ảnh: Internet)

Horiguchi Shashi sau đó nhanh chóng biết được một điều khiến ông không cách nào lý giải nổi, một sự thật vô cùng kỳ quái: Đó là quan viên triều Thanh không một ai thực sự biết cuộc chiến tranh Giáp Ngọ vừa mới xảy ra!

Trên thực tế triều Thanh có chức quan chuyên công báo thông tin, giống với Nhân dân nhật báo ngày nay, để quan viên trong cả nước có thể biết được tất cả mọi chuyện lớn nhỏ phát sinh trên khả cả nước. Tuy nhiên, điều không thể ngờ là quan viên Sa Thị chẳng hề biết gì về một cuộc chiến tranh lớn đến vậy. Người ta chỉ có thể đoán rằng họ căn bản không có hứng thú đọc thông báo.

Chuyện thứ ba: Cõng rắn cắn gà nhà

Chuyện xảy ra vào 3 năm cuối ở Nhật Chiếu – Sơn Đông. Nước Đức chiếm hải cảng Giao Châu Loan, sau đó phái 120 binh sĩ, đi 4 thuyền chiến nhỏ tiến vào bờ biển ở Nhật Chiếu – Sơn Đông.

Nơi đây được gọi là cối đá của bãi biển với những bức tường đá cao lớn, lúc ấy đám người Trung Quốc vẫn điềm tĩnh nhìn ra biển. Quân lính nước Đức nhìn thấy bộ dạng bình tĩnh của quân Trung Quốc như vậy thì vô cùng kinh ngạc. Lúc này, quan viên Trung Quốc kêu gọi, nếu ai có thể xuống nước cõng người Đức lên bờ, thì sẽ được thưởng một số tiền.

“Một người thực sự lớn mật vắn ống quần lên quá đầu gối bước tới chỗ chúng tôi, người thứ nhất dám bước đến, thì những người khác cũng đều làm theo. Thế là, mỗi người đều cõng lên mình một ‘quân địch’ nước Đức, cứ thế quân lính nước Đức ở trên lưng người Trung Quốc tiến vào bờ”.

trieu thanh4Người Trung Quốc xuống cõng binh lính nước Đức lên bờ. (Ảnh: Internet)

Đêm hôm đó, quân đội nước Đức đánh thắng như trở bàn tay, chiếm lĩnh toàn bộ huyện thành Nhật Chiếu.

Thượng úy Von Falkenhayn nhẹ nhõm ghi lại nhật ký: “Chúng tôi mang theo một túi lớn thuốc nổ để tiến đánh thành phố Nhật Chiếu, nhưng mọi người không tin đây là đất nước của quân địch. Chúng tôi nhàn nhã tiến vào, vui vẻ và không lo nghĩ gì”.

Ba câu chuyện kỳ lạ này, trái lại đã cho chúng ta có thấy được nguyên nhân diệt vong của triều Thanh.

Có người thường hay hỏi, vì sao ngày xảy ra chiến tranh, quân lính Nhật Bản chiếm lĩnh huyện thành, dân thường lại không hề phản kháng? Cũng không chạy trốn?

Vụ thảm sát Lữ Thuận là vụ quân Nhật thảm sát người Trung Quốc nghiêm trọng nhất, nhiều người đến bây giờ mới biết đến sự kiện này.

Không ít người bị mất cảm giác trước khi những biến lớn xảy ra, chỉ liên tục làm việc như cái máy, cho tới tận khi đao chém tiến đến. Chỉ cần đao chưa kề lên cổ, thì họ vẫn có thể làm thuê cho quân xâm lược, cho dù công việc đó là tấn công thành phố của mình.

Còn quan viên thì vô trách nhiệm, căn bản là không một chút quan tâm, lúc chiến tranh bắt đầu còn thỉnh mời gánh hát mua vui, chỉ quan tâm đến tiền bạc và hưởng thụ, cũng chẳng hề hứng thú đọc thông báo, nghĩ đến bàn luận về chiến tranh cũng không.

Nếu như thời Dân Quốc toàn dân vận động kháng chiến, thì ở triều Thanh chưa từng có. Vậy nên, chiến tranh Giáp Ngọ được gọi là cuộc chiến tranh cá nhân, có thể thấy là điều hiển nhiên.

Bảo An/ Tinhhoa

Xem thêm: