Mục lục bài viết
Vạn vật sinh trưởng theo quy luật, cuộc sống làm việc và nghỉ ngơi của con người cũng vậy, đều dựa trên quy luật tự nhiên. Những hiện tượng không bình thường theo quy luật tự nhiên là do sự không thích ứng dẫn tới. Chính vì vậy, người xưa lý giải những bất thường này là điều không may mắn…
Cùng với sự kiện thiên văn lục tinh liên châu, năm Tân Sửu 2021 đã dần bắt đầu. Chưa đến rằm tháng Giêng, lại xuất hiện sấm sét mưa tuyết giống như trong đêm giao thừa năm Canh Tý 2020. Năm 2021 sẽ ra sao, thật khiến người ta lo lắng.
Những năm gần đây, trong bất cứ lễ tết nào, con người phần lớn đều lấy việc ăn uống vui chơi để chúc mừng. Những việc mà bình thường không có thời gian làm cũng đều tranh thủ làm trong thời gian lễ tết.
Thế nhưng đầu năm nay, thiên tượng dị thường lại bất ngờ xuất hiện khi mọi người đang hân hoan đón tết, khiến cho ai ai cũng cảm thấy bức bối trong lòng. Điều này khiến những người quan tâm bắt đầu suy ngẫm: điều gì đã xảy ra với lễ tết này?
Trong tự điển cắt nghĩa từ “节” (tiết, lễ tết) là cây trúc sau một thời gian sinh trưởng thì dừng lại, suy nghĩ xem sẽ lớn lên tiếp hay sẽ phân cành.
Liên tưởng với cuộc sống của chúng ta, đại khái chính là: khi trải qua một khoảng thời gian, chúng ta nên dừng lại để suy ngẫm một chút, xem chúng ta có tiếp tục đi về phía trước theo con đường hiện tại đang đi; hay cần phải quy hoạch lại?
Những từ ngữ liên quan đến “节” (tiết) như tiết kiệm, tiết chế… đều mang ý nghĩa không được buông thả, phải có cân nhắc tính toán.
Còn những từ đồng âm với nó như “劫难” (kiếp nạn), “枯竭” (khô kiệt), “截断” (cắt đứt) lại đều mang nghĩa dừng lại, tạm dừng.
Ông Trời có đức hiếu sinh, luôn cho con người chúng ta cơ hội để suy ngẫm lại. Có lẽ mỗi lễ tết chính thống được lưu truyền lại đều là một thời điểm quan trọng để chúng ta nhìn lại bản thân. Đợi đến khi suy ngẫm xong rồi, đón xong lễ tết, sau đó chúc mừng, đây mới là trình tự đúng đắn. Vậy chúng ta phải suy ngẫm cái gì?
1. Sấm sét giữa trời tuyết ngày rằm tháng Giêng
Mọi người từng nghe nói sấm sét kèm theo mưa, đó là hiện tượng thiên nhiên rất phổ biến nhưng nếu nói sấm sét giữa trời tuyết thì luôn cảm thấy cảnh tượng này không được tự nhiên và có gì đó bất thường.
Vạn vật sinh trưởng theo quy luật, cuộc sống làm việc và nghỉ ngơi của con người cũng vậy đều dựa trên quy luật tự nhiên. Những hiện tượng không bình thường theo quy luật tự nhiên là do sự không thích ứng dẫn tới. Chính vì vậy, người xưa lý giải những bất thường này là điều không may mắn.
Có rất nhiều câu ngạn ngữ ở Trung Quốc nói về sấm sét hoặc sấm sét giữa trời tuyết trong tháng Giêng, như “tháng Giêng sét đánh, tháng Hai mưa không ngừng, tháng Ba lúa thiếu nước, tháng Tư lúa lên đòng”; “tháng Giêng nghe tiếng sấm, đại hạn 180 ngày”; “tháng Giêng sét đánh, mộ phần chồng chất, tháng Hai sét đánh lúa mạch chồng chất, tháng Ba sét đánh ngũ cốc chồng chất”… Tất cả đều mang ý nghĩa tháng Giêng có sét đánh hoặc sấm sét giữa trời tuyết là điềm báo không lành cho năm đó.
Dựa theo tiết khí thông thường, lập xuân là bắt đầu vào mùa xuân, nhưng rằm tháng Giêng có sấm sét giữa trời tuyết, Thần mùa đông xuất hiện vào tiết xuân, đây chính là hiện tượng bất thường.
Kiểu thời tiết không tuân theo quy luật tự nhiên vốn có này sẽ chẳng mang đến kinh hỉ mà chỉ báo hiệu tai họa mà thôi.
Theo truyền thuyết, Thần mùa đông là Ngu Cương, tự là Huyền Minh. Ý nghĩa của Huyền Minh là không đủ ánh sáng, thời tiết ảm đạm, mô tả sinh động đặc điểm của mùa đông, cho nên mọi người thường gọi ông bằng tên tự Huyền Minh.
Theo miêu tả của “Kinh Sơn Hải” thì: Ngu Cương ở phương Bắc (tức Huyền Minh), mặt người thân chim, hai tai rắn, hai chân cưỡi thanh xà.
Huyền Minh cũng chính là Hải Thần, Phong Thần và Ôn Thần trong truyền thuyết.
Khi Thần mùa đông xuất hiện vào tiết trời đông âm u lạnh lẽo thiếu ánh sáng, đó là lẽ thường tình. Nhưng vị Thần này lại xuất hiện vào mùa xuân, kéo theo ánh sáng không đủ, dương khí thiếu hụt vào thời điểm vạn vật đang phục hồi khiến cho chúng không thể sinh trưởng, gây ảnh hưởng lớn đến mùa màng.

Hơn nữa, lúc làm việc bình thường, Thần mùa đông chính là Thần mùa đông, nhưng khi công việc bất thường, sẽ hóa thân thành Ôn Thần.
Kỳ thực điều này cũng có thể lý giải: những người vốn định mặc áo mỏng du xuân, gặp phải khí lạnh, khiến những người có hệ miễn dịch kém bị cảm lạnh, lây nhiễm trên một diện tích rộng sẽ trở thành dịch.
Người ta thường nói, sấm xuân ầm ầm, mùa bình thường xuất hiện sấm xuân nói lên điều gì?
Ngạn ngữ có câu: “Sấm xuân đánh thức côn trùng ngủ đông”, nghĩa là sấm xuân thường xuất hiện vào thời điểm giao thoa giữa tiết kinh trập và xuân phân. Thông thường là vào “mồng hai tháng Hai rồng ngẩng đầu”, tức là sau khi Long Vương góp mây giáng mưa, sau đó mới có sấm.
2. “Lục tinh liên châu” đêm giao thừa
Vào đêm giao thừa bước sang năm Tân Sửu xuất hiện hiện tượng thiên văn độc đáo “lục tinh liên châu”, tức mặt trời, mặt trăng, sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Thổ nằm trên cùng một đường thẳng.
Trong văn hóa Trung Quốc, mặt trời tượng trưng cho dương, mặt trăng tượng trưng cho âm. Âm và dương tương sinh tương khắc, mỗi cái đều có quỹ đạo riêng của mình.
Nếu mặt trời và mặt trăng trùng hợp ở cùng một chỗ, sẽ xuất hiện hiện tượng nhật thực hoặc nguyệt thực. Nhật thực, đại biểu cho âm thịnh dương suy; ngược lại nguyệt thực đại biểu cho dương thịnh âm suy.
Tóm lại, mặt trời và mặt trăng đều có quỹ đạo riêng, nếu chúng gặp nhau thì chính là bất thường, mà những điều bất thường về cơ bản đều là không tốt lành, cần có một cách giải thích và hóa giải.
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cũng có sự đối ứng tương tự như vậy: Mộc chủ Nhân, Kim chủ Nghĩa, Hỏa chủ Lễ, Thủy chủ Trí, Thổ chủ Tín. Trong thiên tượng bất thường lớn “lục tinh liên châu”, chỉ có Hỏa chủ Lễ là không tham dự vào. Như vậy có thể nói rằng trong năm tới, âm dương được tượng trưng bởi mặt trời mặt trăng, Nhân, Nghĩa, Trí, Tín đại diện bởi Mộc, Kim, Thủy, Thổ, có khả năng đều sẽ xuất hiện bất thường. Chỉ có Lễ tượng trưng bởi Hỏa sẽ không bị cuốn vào. Hi vọng để mọi thứ trở lại bình thường có lẽ chính ở ngôi sao Hỏa tượng trưng cho Lễ này.
“Lễ” trong tượng thứ 47 của “Thôi Bối Đồ”
Nếu nói đến “Lễ”, chúng ta không thể không nhắc đến tượng 47 trong “Thôi Bối Đồ”.
Quẻ tượng: Canh Tuất Khảm hạ Kiền thượng Tụng
Sấm viết:
Yển vũ tu văn, Tử Vi tinh minh,
Thất phu hữu trách, nhất ngôn vi bình
Tụng viết:
Vô vương vô đế định Càn Khôn, lai tự điền gian đệ nhất nhân
Hiếu bả cựu thư đa độc đáo, nghĩa ngôn nhất xuất kiến anh minh.
Tạm dịch:
Tượng thứ 47 Canh Tuất Khảm dưới Càn trên quẻ Tụng
Sấm rằng:
Dừng việc võ sửa việc văn, sao Tử Vi sáng sủa
Người bình thường cũng có trách nhiệm [với non sông]), một lời [cũng đủ để] bình luận.
Tụng rằng:
Không phải là vua, không phải là chúa xếp đặt Càn Khôn, đến từ đồng ruộng, người hạng nhất.
Yêu thích giữ lấy sách cũ, phần nhiều đều đọc đến, lời nói nghĩa khí vừa nói ra là thấy sự tài giỏi sáng suốt.
Ở đây, chúng ta chỉ xem hình để bàn luận. Nếu sao Hỏa đại diện cho Lễ, là hy vọng để các vì sao quay trở lại đúng quỹ đạo của mình. Vậy thì, cái Lễ bất biến này, có lẽ được ẩn dấu trong “cựu thư” (sách cũ).
Có một bí quyết nhỏ khi giải nghĩa các tượng của “Thôi Bối Đồ”, đó là hiện tượng đồng âm. “旧书” (cựu thư) đồng âm với “救书” (cứu thư), đều đọc là jiùshū. Như vậy có phải có thể lý giải thành: những cuốn sách cũ mang giá trị quan truyền thống chính là cách để cứu con người vượt qua kiếp nạn?
Lúc này, sao Tử Vi cũng dần sáng lên, nghĩa là khi con người đọc những cuốn “cựu thư”, biết đến Lễ thì âm dương sẽ trở về đúng vị trí của chúng, Nhân, Nghĩa, Trí, Tín cũng theo đó về đúng quỹ đạo.
Khi đó, thế gian mới xứng đáng có một vị Thánh Chúa, xứng đáng được hưởng hòa bình, yên ổn.
Theo Sound of Hope
Quỳnh Chi biên dịch
Có thể bạn quan tâm:
- Thơ: Thế gian, Pháp độ chúng sinh đã truyền
- Dị tượng ‘3 Mặt trời’ ở Trung Quốc đang cảnh báo điều gì?
- 7 dị tượng ở Trung Quốc trước đại dịch Vũ Hán, điểm thứ 6 Việt Nam cũng có
- Trung Quốc cho ‘thổi bay’ tượng Phật Quan Âm cao nhất thế giới
- Báo cáo: Ba bệnh nhân Covid-19 người Việt hồi phục kỳ diệu nhờ niệm ‘9 chữ chân ngôn’
Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình
