Giáo sư Kenneth Rogoff về Chính sách Công tại trường Harvard, cho rằng có khả năng sẽ xảy ra một củng khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong đó Trung Quốc là tâm điểm.

Đã 10 năm trôi qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Sự suy thoái kinh tế cuối cùng đã qua đi. Điều đó có nghĩa sự tăng trưởng về năng xuất sẽ trở lại.

Phát biểu trước tờ báo kinh doanh của Thụy Sỹ ‘Finanz und Wirtschaft’, giáo sư Rogoff nhận định: “Thông thường nền kinh tế phải mất từ 8 đến 10 năm để phục hồi… Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong giai đoạn phục hồi … Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có được sự tăng trưởng năng suất cao hơn mức trung bình, và đầu tư tăng lên trong nhiều năm khi nền kinh tế được bình thường hóa”.

Theo giáo sư Rogoff, đã có một sự đầu tư sâu rộng và kéo dài trên qui mô toàn cầu, và điều quan trọng nhất là hiện tại, đầu tư tiếp tục tăng. Tại hầu hết các quốc gia hiện nay, hệ thống ngân hàng “khá lành mạnh”, nhưng các qui định của luật pháp đã được thắt chặt đến mức các ngân hàng đã không còn cho vay được dễ dàng như đã từng trước đây. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vay vốn.

“Hệ thống ngân hàng là ‘khỏe mạnh’ theo nghĩa là nó ít ‘yếu ớt’ hơn so với năm 2008, nhưng nó vẫn ‘ít khỏe mạnh’ hơn xét trên khía cạnh có khả năng cấp vốn cho sự tăng trường. Do đó, chúng ta cần phải cải thiện các qui định về các ngân hàng”, giáo sư Rogoff nhận định.

Nói về khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai, giáo sư Rogoff cho rằng: “Trung Quốc có lẽ là quốc gia có nguy cơ bị suy thoái đáng kể trong ngắn hạn. Đây chắc chắn là ứng cử viên hàng đầu cho việc trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính lớn tiếp theo”.

Thừa nhận công việc khó khăn của chính phủ Trung Quốc trong việc cố gắng ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng giáo sư Rogoff vẫn coi Trung Quốc là khu vực rộng lớn ‘yếu ớt’ nhất trên thế giới vào thời điểm này. Theo giáo sư, vấn đề là ở chỗ nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn rất mất cân đối, phụ thuộc nhiều vào đầu tư và xuất khẩu. Thêm vào đó, Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng.

“Vì vậy, nếu Trung Quốc gặp khó khăn về tài chính hoặc gặp nếm mùi sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng tín dụng, thì sẽ có thể gây ra rất nhiều vấn đề. Nếu Trung Quốc phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng tài chính riêng của mình, nó có thể sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng tăng trưởng, từ đó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị”, ông Rogoff nhận xét.

Theo giáo sư Rogoff, mức độ nợ của các nước phương Tây cũng rất cao, nhưng họ có lãi suất rất thấp.

“Vì vậy, nếu lãi suất thực ở mức rất thấp, tôi không nghĩ có bất kỳ chỗ yếu nào, ngoại trừ Trung Quốc”, giáo sư Rogoff kết luận.

Phạm Duy