Anh Trí – kỹ sư ở Hà Nội có niềm đam mê chế tạo các thiết bị bay mô hình và ước mơ làm ra một sản phẩm có thể nâng được người nặng 80kg… lên trời. Trước anh Trí, cũng có nhiều người dồn tâm sức nghiên cứu những thiết bị bay, lặn mang thương hiệu “made in Vietnam”.

Hơn 2 năm nghiên cứu, anh Đinh Công Trí (Hà Nội) đã cho thử nghiệm thiết bị bay chở được một người nặng 80kg, bay cao 10m với tốc độ bay 70km/h.

Anh Đinh Quốc Trí (Thanh Xuân, Hà Nội), người chế tạo ra thiết bị bay chở một người.

Anh Trí cho biết, anh ấp ủ ước mơ là có thiết bị bay cá nhân cho mỗi người có thể bay được mà không bị giới hạn bởi không gian và con đường.

Năm 2016, anh bắt đầu chế tạo ra những mô hình này, gồm 12 cánh quạt, được xây dựng theo mô hình Hexacopter, chiều rộng tối đa là 1,6m; có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, theo VnExpress.

Thiết bị bay gồm 12 cánh quạt.

Theo anh Trí, bộ phận tốn nhiều thời gian để làm nhất là cơ khí và máy tính điều khiển bay. Riêng phần cơ khí anh phải thử rất nhiều loại vật liệu và cấu trúc cơ khí khác nhau để tìm ra được cấu hình tối ưu để đủ nhỏ mà vẫn đảm bảo cấu trúc khí động học.

Còn phần máy tính điều khiển trung tâm, ngoài đảm bảo về điều khiển bay còn đảm bảo phần an toàn cho người ngồi trên máy bay.

"Hộp bay" của kỹ sư Hà Nội và đam mê "lên trời, xuống biển" của người Việt
Thiết bị chở được 1 phi công nặng 80kg.

Anh Trí đã phải thử thiết bị 40-50 lần mới hoạt động tương đối ổn định. Chi phí chế tạo khoảng 400 triệu đồng. Thiết bị đang trong quá trình cải tiến để hoàn thiện mẫu thiết bị bay trong tương lai.

"Hộp bay" của kỹ sư Hà Nội và đam mê "lên trời, xuống biển" của người Việt
Anh Tiến vẫn đang trong quá trình cải tiến để cho ra đời thiết bị bay trong tương lai.

Trước anh Trí, nhiều người Việt cũng dành thời gian, công sức theo đuổi đam mê chế tạo thiết bị “lên trời, xuống biển” mang thương hiệu Việt. Nhiều người trong số đó không có bằng cấp về chuyên môn cơ khí, chế tạo, nhưng quyết tâm và khả năng sáng tạo không giới hạn đã giúp họ thành công.

Có thể kể ra trường hợp ông Trần Quốc Hải (ngụ Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh) – người “nổi như cồn” với những chiếc máy bay trực thăng mang thương hiệu “Hai Lúa”.

Ông bắt đầu từ ước mơ chế tạo máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ. Vì vậy, ông Hải dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi quy trình vận hành, nguyên tắc hoạt động của máy bay.

"Hộp bay" của kỹ sư Hà Nội và đam mê "lên trời, xuống biển" của người Việt
Nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. (Ảnh: Zing)

Năm 2003, ông chế tạo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Năm 2005, chiếc máy bay thứ 2 ra đời, cải tiến, hiện đại hơn chiếc trước mà giá thành chỉ bằng… 1 chiếc ôtô. Ông đã cùng cộng sự đưa máy bay ra đồng bay thử. Song các cơ quan chức năng kết luận máy bay này “không thể bay được”.

Việc nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Họ liên hệ để đưa chiếc “trực thăng ông Hải” đi triển lãm ở nhiều nước và công nhận ông là “kỹ sư – nhà nông”.

Sau đó, 2 chiếc máy bay trực thăng “Made in Việt Nam” do ông Hải chế tạo đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Số tiền bán máy bay trực thăng được ông Hải sử dụng vào việc chế tạo ra các thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp.

"Hộp bay" của kỹ sư Hà Nội và đam mê "lên trời, xuống biển" của người Việt
Chiếc tàu ngầm của người nông dân Thái Bình làm cả thế giới bất ngờ. (Ảnh: Zing)

Chế tạo được máy bay, thì cũng có thể làm ra tàu ngầm khám phá đáy biển. Năm 2013, ông Nguyễn Quốc Hòa – Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa (Tp.Thái Bình) đã chế tạo thành công tàu ngầm từ những vật dụng đơn giản.

Tàu ngầm mini Trường Ѕa được thiết kế có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Bán kính hoạt động 800km, lặn sâu 50m, có khả năng di chuуển sát hay nằm im dưới đáy biển và có tới 2 động cơ 90Hρ.

Chiếc tàu của ông Hòa sử dụng công nghệ AIP, thời gian lặn là 15h. Thời gian hoạt động của tàu trên biển là 15 ngàу và tốc độ trung bình khoảng 20 hải lý (tương đương 40km/h). Toàn bộ thân tàu đã hoàn thành với chiều dài 8,8m; cɑo 3m; chiều rộng nơi phình to nhất 2,8m. Đặc biệt, vỏ tàu là loại thép nhập khẩu nước ngoài có độ dàу 15mm.

Khi tàu ngầm của ông Hòa được công bố, nhiều người đến xem, đã chỉ ra những điểm tồn tại, nhưng đều khâm phục khả năng sáng tạo của người đàn ông “ngoại đạo” này, cũng như sự dám làm mà ngay cả người được đào tạo, hưởng lương theo đúng chuyên môn cũng chẳng bao giờ dám nghĩ tới.

Khôi Minh (TH)