Sống ở trên đời, gặp mặt chưa chắc đã gặp được tấm lòng chân tình, tuyệt giao nhất định sẽ biết được lòng người! Nhìn người nên nhìn vào nhân cách, kết giao nên kết bạn thật tâm.

Làm bạn với người quân tử sẽ có được tình bạn đích thực, còn làm bạn với tiểu nhân có lúc sẽ phải nhận những bài học thương đau. Làm thế nào để nhận biết một người bạn tốt? Người xưa sớm đã đưa ra những kinh nghiệm cho chuyện này. Phẩm hạnh là nội hàm của một con người, làm người phải tính tới bước đường lâu dài, nhất định phải có nhân phẩm tốt. Người có nhân phẩm tốt sẽ mang lại hào quang, dù đi tới đâu, cũng luôn tỏa sáng.

Muốn làm việc, trước hết phải học làm người

Có nhiều câu nói nổi tiếng trong văn hóa truyền thống nhấn mạnh đến đạo đức cá nhân như: “Người muốn làm việc, trước hết phải học làm người”, “Tài đức vẹn toàn”, “Đức là ngọn nguồn của con nước, còn tài là sóng nổi trên mặt nước”… Người xưa cho rằng, cái đức luôn đặt trước cái tôi, vì vậy con người cần phải coi trọng nhân phẩm.

Năng lực của một người là rất quan trọng, nhưng nhân phẩm của con người còn quan trọng hơn rất nhiều. Nếu nhân phẩm không tốt thì năng lực có thể trở thành con dao hủy hoại cuộc đời một con người.

Nhân phẩm còn đáng để dựa vào hơn là tài năng, “Đức là vua của tài, còn tài là thê của đức”, có đức mà không có tài, chẳng qua chỉ là một người thô lỗ.

Có tài mà không có đức, có thể biến thành một người ác độc. Một người có học thức, thông minh, nhưng lại mất đi sự dẫn dắt của một đức tính tốt thì có thể trở thành một con thú hung dữ.

Một người có tấm lòng lương thiện, thì sẽ phát ra ánh hào quang. Nhân phẩm không thể được nhìn thấy hoặc chạm vào, nhưng nó khiến mọi người cảm nhận được, người có nhân phẩm tốt sẽ khiến mọi người muốn ở cạnh, người có nhân phẩm kém sẽ khiến mọi người muốn lánh xa.

Chu Học Hy, người từng giữ chức tuần phủ Sơn Đông, thống đốc Lương Giang, thống đốc Quảng Đông và Quảng Tây trong triều đại nhà Thanh, nói rằng, cho dù thế giới có loạn thế nào đi chăng nữa. Và dù thói quen và phong tục của con người có biến đổi ra sao, thì “đạo đức thiên cổ cũng không phai nhòa”, đó là nền tảng của con người trong thế giới này. 

Ảnh: Sohu.

Làm người phải lấy nhân phẩm làm cơ sở

Nếu không có nhân phẩm tốt, thì làm người sẽ thất bại, làm việc cũng khó mà thành công.

Nhân phẩm tốt là một lá bùa hộ mệnh, không những có lợi cho người khác mà còn có lợi cho bản thân mình.

Nhân phẩm tốt có thể bù đắp cho việc trí tuệ không đủ thông minh, nhưng tài năng không bao giờ có thể bù đắp cho những khiếm khuyết về đạo đức.

Nhân phẩm tốt giúp con người đi đâu cũng gặp may mắn, nhân phẩm xấu khiến con người bước đi gập ghềnh, hiểm họa trùng điệp. Sự may mắn của một con người phụ thuộc vào nhân phẩm của người đó tốt hay xấu.

Làm thế nào để phán đoán nhân phẩm của một người, cẩn thận nhìn được nhân phẩm, chuyện nhỏ biết được lòng người. Nhân phẩm của một người ra sao, phải xem những tình tiết nhỏ biểu hiện trong thói quen của người đó.

1. Vay tiền

Nhân phẩm của một người tốt hay xấu có thể nhìn ra từ thái độ của anh ta đối với tiền.

Từ chuyện vay tiền có thể nhìn thấy ưu điểm và nhược điểm trong nhân cách của một người.

Có người vay tiền trả đúng như hẹn ước, có người đến hạn trả tiền thì nhất quyết không nói lời nào, cứ thế kéo dài thời gian, nhân phẩm cao thấp, vừa nhìn là nhận ra ngay.

Tiền không phải là vạn năng, nhưng tiền có thể giúp chúng ta nhìn rõ được nhân phẩm của một người, giống như “kính chiếu yêu”.

2. Tụ tập tiệc rượu

Muốn biết một người nhân phẩm tốt hay xấu cùng nhau ăn một bữa cơm là có thể biết.

Từ những thói quen thân thuộc nhất của một người có thể nhìn ra cách anh ta làm việc và làm người. Trong quá trình ăn uống cùng nhau, nếu cẩn thận quan sát có thể nhận ra tính cách, giáo dưỡng và cả nhân phẩm của một người.

Cùng ăn uống mà để người khác phải trả tiền cho mình, thiếu tôn trọng những người phục vụ, nói chuyện một cách thao thao bất tuyệt, không cho người khác nói chuyện, chỉ quan tâm đến mình ăn ngon hay không, không biết cách nhường nhịn người khác… Những người như thế thường là những người ích kỷ, kiêu ngạo, nhân phẩm rất đáng lo ngại.

Lịch sự và hiểu biết được phản ánh trong những điều nhỏ nhặt, sự phát triển của nội tâm con người có thể được nhìn thấy từ đôi đũa hay chiếc bát trên bàn ăn.

3. Tuyệt giao

Người xưa có câu: “Quân tử tuyệt giao, không buông lời ác độc” – (Chiến Quốc sách – Yến sách). Đại ý là những người có tu dưỡng, khi tuyệt giao, đoạn tuyệt mối quan hệ với người khác, cũng không nói những lời không hay. Ý nghĩa mở rộng là khi tương tác với nhau, hiểu được nội hàm của đối phương, những người có nhân phẩm cao quý có thể tuyệt giao với những người có tính cách không hợp với mình. Nhưng trước đó, họ cũng đã trải qua sự suy xét rất lâu mới đưa ra quyết định đó, cũng không vì thế mà giữ lại hận ý trong lòng, chuyện qua đi rồi sẽ duy trì một khoảng cách nhất định với đối phương, đó mới là phong độ của người quân tử.

Trong “Sử ký” (Tư Mã Thiên) kể rằng: Nhạc Nghị là người có tài dùng binh trong thời Chiến Quốc, và là người có công phò trợ rất lớn cho Yên Chiêu Tương vương trong cuộc chiến đánh bại Tần quốc. Sau này khi, Yên Chiêu Tương vương qua đời, Yên Huệ vương lên ngôi nhưng vị vua mới này không thích Nhạc Nghị, khi đó Tần quốc lại phản công. Vì vậy đã Yên Huệ vương đã cắt giảm quyền lực quân sự của Nhạc Nghị. Nhạc Nghị sợ bị giết nên đã chạy trốn đến Triệu quốc, kết quả là quân đội nhà Yên thất bại, Yên Huệ vương liền viết thư kể tội Nhạc Nghị. Nhạc Nghị liền viết thư trả lời lại: “Quân tử tuyệt giao, không buông lời ác độc, trung thần rời quốc, không sửa họ tên”.

Khoan dung, đại lượng, khiêm tốn, nhường nhịn là điều kiện tiên quyết để lấy thiện giải trừ cái ác. Trong lòng của những người có nhân phẩm cao đẹp không có kẻ thù. Nhân phẩm tốt, thì sau này, dù có xa rời nhau vẫn chúc phúc cho đối phương, dù có những điều không vừa ý cũng không nhất thiết phải đem tất cả những bất hạnh đó công khai cho tất cả mọi người cùng biết, đem tất cả những chuyện xấu xa kể tội với những người không liên quan.

Người có trí tuệ cao tự che đậy ánh hào quang của mình

Cái gọi là tự che đậy ánh hào quang, đó là làm người không thể hiện, không tự cao, không tỏ ra cao quý, không rời bỏ cộng đồng, cũng không hòa lẫn với kẻ tiểu nhân.

Người có trí tuệ cao, sống trong hồng trần, hòa cùng dòng chảy mà không bị ô nhiễm, lãnh ngộ đại đạo và che giấu ánh quang của mình, nhưng từ đó mà vẫn tự tỏa sáng không cố ý.

Đại đạo không phải là xa rời thế tục, mà thực tế người lĩnh ngộ càng cao lại càng hòa nhập với cuộc sống, gần với thực tại, gần với đám đông, gần với thế giới và chấp nhận được tất cả mọi người.

Hãy làm dịu đi ánh sáng của trí tuệ, đừng để nó làm người khác chói mắt, đến gần hơn với thế giới trần tục, “bất hiển sơn bất lộ thủy” (ý nói những người không hiển lộ tài năng). Đừng dùng những lời lẽ sắc nhọn làm tổn thương người khác và đừng kéo căng cây cung của bạn. Đừng vì những ý kiến bất đồng mà tranh cãi, suy nghĩ không giống nhau liền gạt bỏ, ngay cả khi bạn là người có tri thức, cũng phải gia nhập vào cuộc sống của những người bình thường khác.

Khi tiếp xúc với những người khác hãy ghi nhớ một chữ “lặng”, tiếp xúc với thế giới hãy ghi nhớ một chữ “rộng”.

Đối với người khác phải biết khoan dung, đối với những lời nói vu khống phải có sự nhẫn nhục, đối với những lời nói thẳng thật, phải biết chấp nhận, đối với sự vật phải biết khoan thứ.

Vạn sự đều nghe theo tự nhiên, thì có thể giảm bớt rất nhiều phiền não. Lắng nghe chính mình, có thể xóa bỏ những cuộc tranh luận vô ích. Có thể thích ứng trong mọi hoàn cảnh, mới có thể chung sống hòa bình với những người khác, có thể tùy theo duyên số, mới có thể kết thành lương duyên.

Có một câu chuyện nhỏ như thế này: Vào thời nhà Tấn, Đỗ Dự được coi là một vị tướng quân văn võ song toàn, trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý và được rất nhiều người dân yêu mến. Trong cuộc chiến với quân Ngô, Đỗ Dự đã phát huy được tài năng quân sự phi thường. Dưới sự chỉ huy của ông, thời kỳ ly khai Tam Quốc kết thúc. Ông đã có những đóng góp to lớn cho sự thống nhất Trung Hoa cổ đại.

Nhưng một nhân vật lừng lẫy và quan trọng như ông, khi đảm nhận chứ Thứ Sử Kinh Châu, vẫn thường tặng nhiều món quà đắt giá cho những quý tộc ở kinh thành Lạc Dương và cũng chủ động vui vẻ uống rượu cùng họ. Khi đó có nhiều người không hiểu được những hành vi của Đỗ Dự, liền hỏi ông: “Dựa vào địa vị hiện tại của ông, có thể ngay thẳng mà làm người, tại sao vẫn phải nịnh bợ họ như vậy chứ?”.

Đỗ Dự nói: “Ta không có bất cứ điều gì cần cầu xin họ, lý do duy nhất ta làm điều này là sợ họ sẽ cản trở hoặc làm hại ta. Nhưng làm hại ta không sao cả, ta chỉ sợ quốc gia triều chính chỉ vì chuyện này mà gặp phải tổn thất”.

Mặc dù Đỗ Dự rất khinh thường những quý tộc chức cao quyền trọng đó nhưng ông vẫn duy trì mối quan hệ tốt với họ. Bởi vì ông biết rằng nếu mình cư xử quá cao ngạo và không hòa thuận với những người này thì không những ông sẽ gặp phải những đau khổ mà cũng sẽ không có cách nào đóng góp cho đất nước.

Những người có trí tuệ cao biết khi nào và làm thế nào để thể hiện sự chính trực và thông minh của họ, nếu mù quáng tránh xa những việc và người mà mình không quen thuộc, thì chính bản thân mình cũng không được người khác tiếp nhận. Từ đó họ cũng mất cơ hội thành công trong sự nghiệp, và thậm chí phải chịu đựng những thiệt hại vô hình.

Cách sống của một người không chỉ nói lên sự thông minh của họ mà còn nói lên sự tu dưỡng của họ. Trước tiên phải có đạo đức và sự trung thực, làm người phải có động lực, làm việc phải có chính khí và sức mạnh. Nhân phẩm và năng lực giống như tay phải và tay trái, chỉ có năng lực mà không có đạo đức thì cũng giống như một người tàn tật.

Ngọc Linh
Theo Soundofhope

Tổ tiên tích đức thay vận mệnh, con cháu vinh hoa lộc mãn đường

videoinfo__video3.dkn.tv||266fb0fc4__

Từ Khóa: