Cho dù là tu dưỡng cá nhân hay là gìn giữ khí tiết dân tộc, biết xấu hổ là điều kiện đầu tiên để tránh xa việc xấu, nuôi dưỡng ham muốn làm điều tử tế.

Biết xấu hổ chính là có lòng biết nhục nhã, Khổng Tử từng ca ngợi tinh thần của các sĩ phu “khi hành động mà biết cảm thấy xấu hổ”. Ông từng nói: “Biết xấu hổ là gần với dũng cảm”. Một người biết tự xấu hổ, là người gần tiền tài mà không tham, gần khó khăn mà không khom mình, biết nhường nhịn khiêm tốn, cho nhận có điều độ. Cho dù là tu dưỡng cá nhân hay là khí tiết dân tộc, biết xấu hổ là con đường lương tri đầu tiên.

Khổng Tử: “Hành động phải biết xấu hổ”, (Luận Ngữ – Tử Lộ), người biết xấu hổ luôn biết kiềm chế hành vi của mình. Khổng Tử còn nói “biết xấu hổ là gần với dũng cảm” (Kinh Lễ – Trung Dung), một người biết xấu hổ, mới biết tự xem xét lại bản thân mình. Một người biết xấu hổ mới có thể dũng cảm đối diện với những sai lầm của mình, chiến thắng chính bản thân mình, đây là biểu hiện rõ ràng nhất của chữ “dũng”.

Mạnh Tử nói: “Không biết xấu hổ, không phải là người” (Mạnh Tử – Công Tôn Xú Thượng), đại ý là khi một người không có sự tự biết xấu hổ, thì không thể tính là con người.

Mạnh Tử chủ trương tính thiện, ông cho rằng, con người được sinh ra với lòng trắc ẩn, xấu hổ, khiêm tốn, và biết phân biệt đúng sai, đây chính là sự nảy mầm của nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chỉ có cầm thú mới không có đầy đủ những thiện tính bẩm sinh này của con người. Người có biết xấu hổ mới có thể biểu hiện ra ngoài đức tính cao đẹp khi đối mặt với danh lợi.

Mạnh Tử còn nói đại ý là con người không thể không biết xấu hổ, không biết tự xấu hổ là một loại xấu hổ, đó thực sự là không có liêm sỉ.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Dũng cảm thừa nhận bản thân mình không tốt, không hoàn hảo không phải là chuyện dễ dàng. Một người khi tự biết bản thân mình không đủ tốt sẽ tự biết xấu hổ, khi đó họ mới có đủ dũng khí để sửa chữa và thay đổi, như vậy thì vẫn chưa quá muộn. Nếu cảm thấy thoải mái với sự xấu hổ, hoặc nếu không cảm thấy xấu hổ, mà còn cảm thấy điều đó đáng tự hào thì con người đó thực sự là vô vọng.

Nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc cổ đại, Chu Hi nói, con người biết xấu hổ thì sẽ không làm những việc không nên làm. Con người biết xấu hổ mới có ý chí kiên định, biết cách cho đi và nhận lại giữa giàu nghèo, được mất, chính nghĩa và lợi ích, hơn nữa còn không bị ham muốn chi phối. Nếu con người không có sự xấu hổ thì việc gì cũng có thể làm ra được.

Học sỹ Minh Triều, Lã Khôn viết trong Tiếng thâm ngâm – Trị Đạo: Ngũ hình (năm hình phạt cổ: khắc dấu chàm, cắt mũi, chặt chân, thiến, giết) chi bằng nhất sỉ”, có nghĩa là cứ cho là những hình phạt rất khắc nghiệt nhưng phạt chi bằng để bách tính biết được chữ “xấu hổ”. Lã Khôn cho rằng dạy mọi người biết tự xấu hổ còn quan trọng hơn bất cứ hình phạt nào. Con người có đạo đức cao, thì sẽ biết thế nào gọi là xấu hổ, biết được chuyện gì nên làm chuyện gì không nên làm, mới có thể phân biệt rõ ràng đúng sai, điều này có hiệu quả rất nhiều trong việc trừng trị tội phạm. Do đó, Nho giáo luôn chủ trương truyền đạo lý trước và trừng phạt sau.

Ngọc Linh
Theo Secretchina

Video: Đạo đức nghề nghiệp đưa con người đến chỗ tôn nghiêm

videoinfo__video3.dkn.tv||2902105be__

Từ Khóa: