Một giáo viên của một trường công lập tại Montevideo (thủ đô của Uruguay) đã quyết định thực hành một môn tu luyện khí công có xuất xứ từ phương Đông tại trường học của mình, nơi có nhiều trẻ em sống giữa bạo lực và nghèo đói. Và nhiều người đã ngạc nhiên về kết quả.

Yennyfer Quartino là một giáo viên, dạy học cho những em nhỏ từ 11 đến 14 tuổi, trong hệ thống giáo dục của Uruguay. Trong nhiều năm, các học sinh của cô đã có những hành vi đầy bạo lực, chán nản mệt mỏi và thiếu tập trung, dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc dạy học của cô.

“Nhiều học sinh của tôi đã chán nản mệt mỏi, không có năng lượng, và không thể tập trung trong lớp học”, cô Quartino tâm sự.

Năm 2016, cô Quartino học Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, một bộ môn tu luyện khí công tuyệt vời. Bộ môn này dạy các nguyên lý của sự trung thực, từ bi và nhẫn nại, cũng như 5 bài khí công thiền tập để cải thiện cả thân và tâm. Pháp Luân Đại Pháp xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, và hiện đang được thực hành ở hơn 100 quốc gia.

Quartino đã phụ trách một nhóm học sinh kể từ lớp Năm. Cô đã từng thử nghiệm một số môn thể dục thể thao khác nhau, nhằm tổ chức cho các học sinh của cô các hoạt động mang tính vận động trong quá khứ. 

“Năm nay, chúng tôi quyết định thử nghiệm một điều gì đó thật khác biệt, và đó chính là Pháp Luân Đại Pháp. Thật bất ngờ, kết quả thật tuyệt vời”, cô Quartino hào hứng chia sẻ.

Các học sinh của Quartino bắt đầu luyện công hàng ngày trong sân trường sau bữa ăn trưa, ngay trước buổi học chiều. Sau vài tuần, các học sinh khác muốn tham gia. Bây giờ, hầu như toàn bộ học sinh trong trường đều luyện công hàng ngày trong sân trường.

“Những đứa trẻ này đã từng bị mất tập trung một cách nghiêm trọng và thường xuyên có các hành vi đầy bạo lực trong lớp học. Nhưng những gì mà Pháp Luân Đại Pháp đã và đang tác động để cải thiện tâm hồn của chúng là cực kỳ đáng trân trọng”, một thanh tra giáo dục bày tỏ quan điểm.

Nhiều người lớn cũng nhận thấy những ảnh hưởng tích cực của Pháp Luân Đại Pháp đối với những đứa trẻ trong trường học.

“Chúng không chỉ đang đạt được những lợi ích về mặt thể chất, mà còn cả về mặt tinh thần. Chúng hít thở, thư giãn và bước vào lớp học, với một thái độ tập trung và một tâm trạng tích cực”, cô hiệu trưởng cho biết.

Uruguay
Các học sinh tại một trường công lập ở Uruguay đang luyện tập Bài Công Pháp Số 3 (Quán Thông Lưỡng Cực Pháp) của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Minh Huệ)

Ngay cả bản thân các em học sinh còn nhận thấy sự khác biệt sau khi luyện tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

“Cháu thấy thoải mái. Cháu thích các bài công pháp đó. Khi chúng cháu đi đến lớp học, cháu cảm thấy như thể tất cả những căng thẳng mà cháu trải qua trước khi biết đến Pháp Luân Đại Pháp, đều đã biến mất”, em Josefina (một học sinh lớp Sáu) chia sẻ. Josefina đặc biệt chăm chỉ luyện tập các bài công pháp.

Quartino đã lập một dự án cho lớp học của mình. Dự án giáo dục này chú trọng vào các quyền cơ bản của con người, như là một phần quan trọng trong kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường, nhằm mục đích thiết lập một khái niệm văn minh và hòa bình trong nhận thức của bọn trẻ.

Các em học sinh sẽ tìm hiểu về những cuộc xung đột vũ trang và những vi phạm nhân quyền vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới, và các em sẽ làm việc cùng nhau để đưa ra một số ý tưởng về các nghị quyết hòa bình, để hóa giải những cuộc xung đột vũ trang và những vi phạm nhân quyền đó.

Một trong các trường hợp mà các em học sinh được tìm hiểu, chính là cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục, bắt đầu từ năm 1999.

Falun Gong
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tuần hành tại Washington trong ngày 20 tháng 7 năm 2017, kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục đã kéo dài 18 năm, kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999. (Ảnh: Benjamin Chasteen / The Epoch Times)

Quartino đã viết trong dự án giáo dục của mình: “Hòa bình trong xã hội là không thể tồn tại nếu như ở đó có bạo lực, và mọi sự thay đổi đều bắt đầu từ bên trong chúng ta”. 

Vì vậy, dự án của cô nhằm mục đích phát triển sự chung sống hòa bình, “nơi có thể đạt được sự tôn trọng trong giao tiếp, biết cách lắng nghe và biết đối xử công bằng với người khác”.

Các học sinh của cô cho biết, giải quyết xung đột bằng cách nói chuyện và thảo luận, giúp “họ hiểu nhau tốt hơn, và không ai bị tổn thương nữa”. Pháp Luân Đại Pháp thực sự đã đem lại một môi trường hoà ái không chỉ xung quanh mà trong chính bản thân các em. 

An Tuệ