Đôi khi trẻ mắc bệnh nhưng không biểu hiện cụ thể, khiến bố mẹ dễ bỏ qua cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Phương pháp cổ truyền Đông y này sẽ giúp bạn theo sát tình trạng sức khỏe của con mình một cách đơn giản.

Trong Đông y cổ truyền không có xét nghiệm hay chụp X-Quang như y học hiện đạo, mà chủ yếu đoán bệnh qua 4 phương pháp chủ yếu: Vọng, văn, vấn, thiết.

  • Vọng: là nhìn, quan sát hình thái, vóc dáng, động thái, sắc măt, màu sắc của da,lông, tóc móng,…vv ,và hình thái, cử động của lưỡi, màu sắc rêu lưỡi.
  • Văn: là nghe, ngửi : Nghe là nghe tiếng nói, nghe tiếng ho,  tiếng nấc, tiếng thở của người bệnh.
  • Ngửi: là ngửi khí vị, cụ thể là ngửi hơi thở thậm chí ngửi phân, nước tiểu của người bệnh.
  • Vấn: là hỏi, hỏi là hỏi để biết nóng, lạnh , hỏi về mồ hôi, hỏi về vị trí đau, hỏi về tiểu tiện, đại tiện hỏi về kinh nguyệt hỏi về nguyên nhân gây bệnh.
  • Thiết: sờ nắn- sờ nắn vùng bụng, lòng bàn chân, tay, vùng bị bệnh,  bắt mạch để chẩn bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, các bé không mô tả rõ ràng các cảm giác khác lạ khi cơ thể có vấn đề, nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể theo sát tình trạng của con khi quan sát việc bài tiết qua đường phân của trẻ. Theo thời gian và chế độ dinh dưỡng khác nhau, ở tùy từng thời điểm, phân của trẻ có màu sắc, độ rắn, lỏng… khác nhau tương ứng với sức khỏe có những biểu hiện khác nhau.

Cha mẹ hoàn toàn có thể theo sát tình trạng sức khỏe của con hàng ngày. (Ảnh dẫn theo baosuckhoe.org)

Biểu hiện của các loại phân không bình thường:

1. Phân có chất nhầy trắng hoắc xanh

Khi phân có chất nhầy trắng hoắc xanh là dấu hiệu  trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị số mũi, viêm mũi họng. Nếu đường hô hấp của trẻ bình thường, cần đưa trẻ đến bác sỹ vì có thể trẻ bị rối loạn màng nhầy ở ruột.

2. Phân có mủ kèm theo mùi thối khắm

Phân có mủ kèm theo mùi thối khắm là biểu hiện trẻ bị viêm ở đường ruột hoặc một bộ phận nào đó trong cơ quan tiêu hóa. Nếu khi đại tiện, tẻ quấy khóc, đau bụng buồn nôn, đi ngoài nhiều lần và phát sốt thì có thể trẻ bị kiết lị.

3. Phân có máu

Trong bất kỳ trường hợp nào khi thấy phân của trẻ có lẫn máu hoặc nghi ngờ có máu, chúng ta cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

4. Phân có màu xanh

Nếu phân có màu xanh cỏ úa, lỏng hoặc phân không thành hình, có màu vàng nhạt hoặc màu vàng sẫm kèm theo chút thức ăn chưa tiêu hóa, mùi hôi thối là do trẻ ăn quá nhiều, cơ thể không hấp thụ hết. Vì vậy, các mẹ cần giảm bớt lượng ăn cho con.

Khi phân có màu xanh sẫm, lượng ít, có dính nhầy, khi bú hoặc sau khi bú trẻ thường quấy khóc quằn quại thì đó là do trẻ bị đói, mẹ cần tăng lượng sữa thích hợp để trẻ trở lại bình thường.

5. Phân có màu xám

Phân có màu xám thường gặp ở những trẻ được nuôi bằng các loại sữa công thức. Cha mẹ nên theo dõi sự biến chuyển của phân, nếu thấy phân ngày càng xám và rắn lại, có thể hỏi ý kiến bác sỹ vì có thể loại sữa đang dùng không phù hợp với trẻ.

6. Phân màu nâu nhạt

Khi phân có màu nâu nhạt, vón cục thường do trẻ uống quá ít nước nên bị nóng trong hoặc chế độ ăn ít tinh bột và chất sơ.

Để khắc phục tình trạng trên, các mẹ cần cho con uống đủ lượng nước hàng ngày tùy theo cân nặng của trẻ và đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và rau xanh.

7. Phân có dạng như hồ loãng màu vàng nhạt

Khi trẻ đi ngoài ngày 3-4 lần, màu phân có dạng như hồ loãng màu vàng nhạt, nguyên nhân có thể do khi ngủ trẻ bị lạnh bụng.

Để cải thiện tình trạng trên, khi đi ngủ dùng một tấm chăn mỏng đắp vào vùng bụng giúp giữ ấm bụng và kết hợp giảm thức ăn dầu mỡ cho trẻ.

Ngoài ra, có thể khắc phục bằng cách rang vàng gạo, sau đó đun lấy nước uống hoặc dùng pha sữa cho trẻ ăn một vài ngày cho đến khi phân trở lại bình thường.

8. Phân nửa thành hình, nửa như nước

Phân nửa thành hình, nửa như nước, đó là biểu hiện trẻ bị mắc bệnh cúm, lên sởi…Nếu phân lỏng như nước, ngày đại tiện trên 10 lần thì đó là do ngộ độc thức ăn. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay đề phòng hiện tượng mất nước, nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

9. Phân cứng, mặt ngoài có nhầy hoặc máu

Khi phân cứng, mặt ngoài có nhầy hoặc máu là biểu hiện của bệnh táo bón. Nếu trẻ bị táo bón nặng, có thể cho trẻ uống 60-70ml mật ong (chỉ dùng đối với trẻ ngoài 1 tuổi) hoặc 5-10 ml dầu vừng, dầu lạc  đã nấu chín có thể chữa khỏi táo bón.

10. Phân như nước vo gạo

Khi phân như nước vo gạo, có màu trắng đục, số lần đại tiện và số phân nhiều kèm theo nôn mửa, đó có thể là do bị bệnh tả. Các mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

11. Phân như bã đậu, có màu xanh lẫn chất nhầy

Khi phân như bã đậu, hoặc phân loãng, có màu xanh lẫn chất nhầy là do trẻ bị viêm nhiễm cầu trùng xâu chuỗi màu trắng ở đường ruột hoặc bị viêm ruột do nấm.

Lời kết: 

Các bà mẹ nên duy trì thói quen theo dõi phân của trẻ hàng ngày để kịp thời đoán biết tình trạng sức khỏe của trẻ. Khi phân của trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên, cần theo dõi để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý giúp trẻ chóng lớn, khỏe mạnh. Nếu thấy trẻ khóc, quấy, bỏ ăn, đi ngoài nhiều lần…. cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị.

Lương y Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.