Có thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 15% so với Mỹ, người dân Trung Quốc đang phải trả mức giá quá cao để mua thuốc nên xảy ra tình trạng buôn bán thuốc lậu tràn lan, họ bất chấp nguy hiểm để giành lấy sự sống còn.

VnExpress đưa tin, giá bán thuốc generic tại Trung Quốc cao hơn Mỹ khoảng 55%, theo báo cáo của Credit Suisse Group AG.

Cụ thể, Docetaxel, một loại thuốc hóa trị liệu bán tại Trung Quốc giá cao hơn gấp 3 lần so với Mỹ. Trong khi đó, doanh thu của hãng dược phẩm Shijiazhuang Pharma chỉ giảm 5% nếu giá bán thuốc ngang bằng một số công ty dược ở Mỹ.

Nhiều năm liền, các hãng dược lớn nhất Trung Quốc đã bán thuốc generic giá rẻ với lãi suất 80-90% mà không nghĩ đến quyền lợi của người tiêu dùng. Hơn nữa, nhiều sản phẩm không hề hiệu quả. Trong số hơn 4.000 loại thuốc generic đang chờ phê duyệt của chính phủ, chỉ 40 loại thực sự công hiệu.

Tranh biếm họa về vụ việc các nhà quản lý Hoa Kỳ đã gửi một cảnh báo nghiêm túc đến người tiêu dùng Mỹ vào năm ngoái: Một loại thuốc tim do Trung Quốc sản xuất được hàng triệu người sử dụng đã bị nhiễm một hóa chất gây ung thư (ảnh: Bloomberg).

Giá thành đắt đó khiến nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối càng thêm tuyệt vọng.

Zhang Muffun, một người đàn ông có mẹ mắc ung thư phổi đã tìm mua các thành phần thô để tự điều chế thuốc ung thư.

Zhang chưa từng học y và không có kinh nghiệm điều chế thuốc. Tuy nhiên, giá thành cho các phác đồ điều trị quá cao, đây là tất cả những gì anh có thể làm để xoay xở trong tình cảnh ngặt nghèo.

Anh biết điều này chứa nhiều rủi ro. Loại thuốc tự chế của Zhang không được các cơ quan quản lý của Trung Quốc hoặc Mỹ chấp thuận. Anh mua thành phần thuốc trên mạng, không biết người bán là ai hay dược liệu có hiệu quả tin cậy đến đâu.

“Chúng tôi không kén chọn. Chúng tôi còn chẳng được quyền lựa chọn. Chỉ mong người bán hàng có chút lương tâm”, Zhang chia sẻ.

Zhang Muffun đang tự điều chế thuốc ung thư cho mẹ mình (ảnh: New York Times).

Người già tại Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều bởi các căn bệnh chết người như ung thư và tiểu đường, tuy nhiên lại không thể mua được thuốc phù hợp.

Hệ thống bảo hiểm thô sơ của đất nước không chi trả cho các phương pháp điều trị đắt tiền trong khi giá thuốc ngày càng tăng. Bảo hiểm thường phụ thuộc vào khu vực sinh sống, người dân vùng nông thôn không thể sử dụng một số loại thuốc cụ thể. Bệnh tật trở thành lý do khiến nhiều gia đình Trung Quốc rơi vào tình cảnh khốn đốn.

Để xoay xở, nhiều bệnh nhân hoặc người thân của họ chấp nhận vi phạm pháp luật để có thể điều trị ung thư với giá cả phải chăng. Họ tìm kiếm các loại thuốc bán lậu từ Internet hoặc thông qua thương lái chợ đen. Lợi dụng nhu cầu đó, các thị trường trái phép trực tuyến mọc lên như nấm, chứa đầy dược phẩm chưa qua kiểm duyệt. Đại lý bán thuốc bắt đầu mở hiệu thuốc “ngầm”.

Cuộc chiến giảm giá thuốc tại Trung Quốc

Báo VTV New cũng đưa tin, ‘Dying to Survive’ (chết để hồi sinh) là bộ phim Trung Quốc ra rạp năm 2018 dựa trên câu chuyện có thật về cuộc chiến chống lại tử thần của một bệnh nhân ung thư đã làm lay động hàng triệu trái tim. Nhưng không chỉ có vậy, nhờ bộ phim này, Chính phủ Trung Quốc đã đàm phán với một loạt công ty dược nhằm giảm đến 85% giá thuốc – một lợi ích to lớn cho các bệnh nhân.

videoinfo__video3.dkn.tv||4c9c9e306__

Trailer: Dying to Survive (Video: Far East Film Festival).

Chết để hồi sinh kể câu chuyện có thật về bệnh nhân ung thư bạch cầu tên Lu Yong. Do chi phí thuốc trong nước quá đắt đỏ, Lu đã buôn lậu thuốc giá rẻ nhập từ Ấn Độ và cung cấp cho cả các bệnh nhân khác. Lu bị bắt cuối năm 2014 vì tội bán thuốc giả. Hàng trăm khách hàng của anh đệ đơn kiến nghị yêu cầu tòa án khoan hồng. Anh được thả tự do vào tháng 1/2017.

Sau khi câu chuyện của Lu được kể, Cục Giám sát Y tế nước này thông báo đã đưa 70 loại tân dược vào danh sách thuốc được trợ giá (chủ yếu là thuốc chữa ung thư và chống nhiễm khuẩn), khiến nhiều loại thuốc giảm giá một nửa. Động thái này khiến nhiều loại thuốc giảm giá tới một nửa. Nhiều người gọi giảm giá thuốc là “cuộc chiến” tại thị trường đại lục.

Ngay sau khi thuốc được bổ sung vào danh sách được chi trả, hơn 95% dân số Trung Quốc tham gia bảo hiểm y tế quốc gia cơ bản có thể sử dụng bảo hiểm để chi trả đáng kể chi phí chữa trị. Tổng số thuốc trong danh sách được chi trả từ năm ngoái tới nay tăng hơn gấp ba lần, từ 685 lên 2.709.

Video xem thêm: Người đàn ông thoát nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng

videoinfo__video3.dkn.tv||842323d7d__