Sự phát triển bộ não của trẻ nhỏ khiến chúng trở thành nhóm đặc biệt dễ tổn thương với điện thoại di động. Điều đáng sợ là có tới một nửa trong số hơn 4 tỷ người dùng điện thoại toàn cầu hiện đang dưới 20 tuổi.

Tờ Tuổi Trẻ thông tin, điện thoại đã trở thành thiết bị phổ biến nhất hiện nay, là một phần không thể thiếu trong đời sống mỗi người. Nhưng nó cũng là thứ sản sinh sóng điện từ và việc lạm dụng nó gây tác hại rất lớn cho sức khỏe.

Tiến sĩ Devra Lee Davis, Giám đốc Ban nghiên cứu môi trường và khoa chất độc thuộc Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ cảnh báo nghiêm khắc về việc, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra điện thoại gây hại cho bộ gen con người, phá hủy những cơ chế phòng vệ của bộ não, làm cho tình trạng mất trí nặng hơn, tăng nguy cơ bệnh Alzheimer và thậm chí là ung thư.

Theo Vietnamnet, nghiên cứu của các bác sĩ tâm thần thuộc ĐH King’s College London dựa trên việc phân tích hành vi của 42.000 thanh niên trong một cuộc khảo sát về việc sử dụng điện thoại thông minh cho thấy, khoảng 23% (gần 1/4) giới trẻ đang bị phụ thuộc vào điện thoại thông minh. Đây là nguyên nhân gây thiếu ngủ, căng thẳng, chán nản, giảm thành tích học tập ở độ tuổi này.

Nghiện smartphone sẽ làm bạn mất ngủ, mất tập trung và giảm thị lực (ảnh: Livbyaia).

Khi thiếu, họ sẽ cảm thấy buồn bã, lo lắng, thậm chí hoảng loạn giống như một cơn nghiện thuốc. Với những người nghiện điện thoại, họ cũng không thể kiểm soát được thời gian sử dụng cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động khác.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại quá nhiều với căn bệnh trầm cảm ở giới trẻ.

Đây thực sự là những thông tin đáng báo động để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng điện thoại ở trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt với các bậc cha mẹ, cần quan tâm đến con cái nhiều hơn để biết chúng dành bao nhiêu thời gian cho smartphone.

Những cách cai nghiện smartphone

VnReview đưa tin, dưới đây là một số cách để không còn cảm thấy “bị thu hút” bởi chiếc điện thoại nữa:

1. Theo dõi thời gian sử dụng

– Bước đầu tiên để “cai nghiện” smartphone chính là hiểu được bạn sử dụng nó nhiều như thế nào. “Khi biết được mình bỏ ra hơn 6 giờ mỗi ngày sử dụng smartphone, bạn sẽ tự biết mình phải làm gì. Chỉ cần suy nghĩ đến thoáng qua một lần trong ngày, bạn sẽ sử dụng nó ít hơn”, Mukalodric chia sẻ.

– Các nền tảng phổ biến hiện nay đều trang bị tính năng theo dõi, quản lý thời gian sử dụng smartphone. Trên iOS có Screen Time còn Android là Digital Wellbeing. Ngoài cung cấp thời gian sử dụng, chúng còn đưa ra thống kê về thời gian sử dụng cho từng ứng dụng, số thông báo ứng dụng gửi đến, cho phép bạn đặt thời gian sử dụng để biết ngừng đúng lúc.

2. Làm cho điện thoại bớt hấp dẫn hơn

– Xóa bớt ứng dụng không cần thiết.

– Tắt thông báo từ những ứng dụng gây phiền nhiễu như YouTube, Instagram, Snapchat… chỉ bật thông báo cho các ứng dụng quan trọng như email.

– Chuyển màu màn hình sang trắng đen.

3. Làm cho điện thoại cách xa tầm tay

– Khi làm việc, hãy bỏ nó vào hộc bàn, còn lúc chạy xe, hãy cho nó vào cốp xe, lúc sạc thì đừng để ở nơi có chỗ ngồi vì bạn có thể vừa sử dụng vừa sạc lúc nào không hay.

4. Lập ra những việc làm không cần đến điện thoại

– Hãy lập ra danh sách những việc làm, địa điểm thường ngày mà bạn không cần sử dụng điện thoại. Bạn có thể không sử dụng nó trong phòng tắm, phòng gym, lớp học, khi ăn uống, đi bộ hoặc lúc mới ngủ dậy… Đừng nên kiểm tra điện thoại khi mới mở mắt dậy bởi nó có thể ảnh hưởng đến cả ngày làm việc của bạn.

5. Đừng sử dụng điện thoại để xem giờ, đặt báo thức

Không nên sử dụng điện thoại để cài báo thức (ảnh: VOH).

– Rất khó để bớt sử dụng smartphone nếu cứ lệ thuộc nó để xem giờ, đặt báo thức. Hãy sử dụng một chiếc đồng hồ để bàn hoặc đeo tay thay vì bật liên tục điện thoại để xem giờ, tiện tay lướt Facebook vài phút. Nếu có vài cuốn sách báo, hãy đọc chúng và quên chiếc điện thoại đi.

Video xem thêm: Gần 1/4 giới trẻ nghiện smartphone

videoinfo__video3.dkn.tv||45aa1360e__