Với nền lịch sử văn hóa lâu đời bậc nhất thế giới, Ấn Độ để lại rất nhiều các di sản, trong đó tính đến năm 2016 đã có 35 di sản Thế giới của UNESCO và 43 địa điểm khác đang nằm trong danh sách di sản thế giới dự kiến. Đặc biệt các công trình kiến trúc cổ của thành phố Ahmedabad mang đến cho con người thời nay hơi thở cổ kính và tán thưởng sự tài hoa của các kiến trúc sư thời xưa.

Lịch sử phát triển lâu đời

Cách Mumbai, Ấn Độ khoảng 300km về phía bắc, là Ahmedabad, thành phố cổ nằm ở khu vực Tây Bắc Ấn Độ, nơi từng chứng kiến sự phát triển rực rỡ của đạo Hồi, đạo Jain rồi trở thành thành phố công nghiệp thời thuộc Anh và hiện nay là một trong những thành phố khoa học – công nghệ hiện đại của Ấn Độ.

Các bức tường bao quanh của Ahmedabad được xây dựng bởi quốc vương Ahmad Shah trong thế kỷ 15 (năm 1411), trên bờ phía đông của sông Sabarmati, là một di sản kiến ​​trúc phong phú có từ thời kỳ vương quốc với nhiều nhà thờ Hồi giáo và lăng mộ cũng như những ngôi đền Hindu và Jain quan trọng trong những giai đoạn sau đó.

Có một câu chuyện rất nổi tiếng về thành phố, được mọi người truyền tai nhau, kể rằng vào khoảng năm 1411, quốc vương Ahmad Shah trong một lần đang đứng bên rìa sông Sabarmati, vô tình nhìn thấy một cảnh tượng rất kỳ lạ, một con thỏ rừng đang truy đuổi một con chó săn hung dữ. Cảnh tượng ấy đã thu hút sự chú ý của quốc vương, ông bị ấn tượng bởi sự gan dạ, dũng cảm, không ngại đương đầu với khó khăn, sợ hãi của con người vùng đất tươi tốt này, nên ông đã quyết định xây dựng thủ đô của mình ở vùng đất này và đặt tên là Ahmedabad.

kiến trúc cổ xưa
Thành phố Ahmedabad cùng hồ Kankaria rộng lớn. Ảnh: scroll.in

Ngày 8 tháng 7 năm 2017, Ahmedabad được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nơi đây bao gồm khoảng 25 các công trình lớn nhỏ khác nhau nằm trong danh sách bảo vệ của Cơ quan Khảo cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India hay ASI).

Lịch sử nhiều thăng trầm đã để lại cho Ahmedabad một di sản giàu có các kiến trúc đa dạng và những nét đặc sắc riêng.

Các công trình kiến trúc cổ điển nổi tiếng

Ahmedabad nổi tiếng là thành phố đền đài, có rất nhiều các công trình kiến trúc tâm linh nổi tiếng như nhà thờ đạo Jain Hutheesing, nhà thờ Swaminaraya hay nhà thờ Hồi giáo Sidi Saiyyed v.v.

Thánh đường Hồi giáo là nơi tâm linh vô cùng linh thiêng và quan trọng với mỗi con chiên đạo, là nơi họ đến sám hối mỗi ngày với Thánh Thần. Tại Ahmedabad có rất nhiều các nhà thờ Hồi giáo được xây dựng, trong số đó, thánh đường Jama Masjid là một trong những nhà thờ cổ và quan trọng bậc nhất trong đời sống tinh thần tinh thần của mỗi người đạo Hồi tại nơi đây.

Kiến trúc cổ xưa
Thánh đường Masjid. Ảnh: ahmedabadtourism.in

Năm 1423, nhà vua quyết định xây dựng một thánh đường Hồi giáo mang tên Masjid thật uy nghi. Đây là ngôi đền bằng sa thạch màu vàng lộng lẫy, mang kiến trúc độc đáo của phong cách Indo Saracenic, phong cách hợp nhất của kiến ​​trúc Ấn Độ và kiến ​​trúc Ấn – Hồi giáo.

Thánh đường tọa lạc trên mảnh đất hình chữ nhật dài 75m và rộng 66m, nhà nguyện chính được thiết kế với 15 mái vòm và được chống đỡ bởi 260 trụ đá. Điểm đặc biệt là 260 trụ đá này đều được chạm khắc bằng kiểu chữ thư pháp Ả-rập cùng với những họa tiết đặc trưng của phong cách Indo Saracenic.

kiến trúc cổ xưa
Các cột đá bên trong nhà thờ. Ảnh: ahmedabadtourism.in

Phía tây đền là một đại sảnh lớn cũng có 260 cây cột được chạm khắc rất tỉ mỉ. Bên trong, sân trung tâm được lát đá hoa cương trắng và có hồ bơi rất rộng ở giữa. 

Kiến trúc cổ xưa
Kiến trúc cổ kính bên trong nhà thờ. Ảnh: gujarattourism.com
Kiến trúc cổ xưa
Các cột trụ xung quanh tường bao quanh nhà thờ. Ảnh: gujarattourism.com
kiến trúc cổ xưa
Một số hoa văn chạm khắc độc đáo. Ảnh: gujarattourism.com

Gần lối vào phía đông là khu lăng mộ của hoàng gia. Sau gần sáu thế kỷ tồn tại, khu đền vẫn còn nguyên vẹn đến từng đường nét điêu khắc.

Bên cạnh đó, một công trình khác rất nổi tiếng ở Ahmedabad, đó là đền Swaminarayan, ngôi đền đầu tiên của giáo phái Swaminaraya được xây dựng vào năm 1822. Ngôi đền mang ý nghĩa vô cùng lớn lao với các thành viên của giáo phái này.

kiến trúc cổ xưa
Đền Swaminarayan. Ảnh: gujarattourism.com

Ngôi đền được xây dựng bằng gỗ teak Myanmar và được trang trí bằng sơn các loại màu rực rỡ, một nét đặc trưng, độc đáo của các ngôi đền Swaminarayan trên toàn thế giới.

Kiến trúc cổ xưa
Cổng chính đền Swaminarayan. Ảnh: gujarattourism.com

Phái Swaminarayan tin rằng thần Nar Narayan Dev là người an bài, sắp đặt cho sinh mệnh con người, vì thế đã tạc rất nhiều các bức tượng liên quan đến thần trong ngôi đền.

Trước khi bước vào trong ngôi đền, du khách sẽ phải đi qua một cổng vào rất đặc biệt, được trang trí với rất nhiều các bức tranh, bức tượng được chạm khắc rất nổi bật. Các bức tượng nhỏ điêu khắc như những người phụ nữ mặc trang phục địa phương, cõng theo con nhỏ… là hình ảnh đại diện cho nền văn hóa của Rajasthan và Marathi.

Kiến trúc cổ xưa
Một vài bức tượng điêu khắc nhỏ trang trí đền. Ảnh: gujarattourism.com
Kiến trúc cổ xưa
Phía bên trong ngôi đền. Ảnh: gujarattourism.com

Ngôi đền là nơi tâm linh quan trọng với mỗi người dân sinh sống nơi đó, vì vậy các du khách nước ngoài phải chú ý những quy định khi tiến vào thăm quan. Ví dụ như khi thăm quan đền Swaminarayan, du khách sẽ phải bỏ giầy phía ngoài cửa và đi chân trần vào bên trong.

Một công trình khác cũng rất nổi tiếng, mang ý nghĩa trong cuộc sống người dân Ấn Độ, đó là Nhà thờ Hồi giáo Sidi Saiyyed. Đây là nhà thờ Hồi giáo lớn cuối cùng được xây dựng tại thành phố Ahmedabad vào năm 1573 dưới sự cai trị của đế quốc Mogul (1526–1858).

Kiến trúc cổ xưa
Thiết kế rộng rãi, thoáng mát trong nhà thờ. Ảnh: colourbox.com

Ấn Độ là đất nước có khí hậu nhiệt đới khô và nóng phía nam. Việc sử dụng vật liệu hợp lý để chống lại sự khô nóng này đã được nghiên cứu và áp dụng vào kiến trúc từ xa xưa. Vì thế, phong các kiến trúc “jaali” ra đời, đó là một thuật ngữ để chỉ những tấm đá lớn (đá sa thạch đỏ, đá cẩm thạch trắng…) được đục đẽo, chạm khắc thành các mạng lưới hoa văn, thường dùng để trang trí mặt tiền trong các công trình kiến trúc. Nhà thờ được thiết kế với 10 ô cửa sổ bán nguyệt theo phong cách Indo Saracenic cũng những họa tiết hoa văn hoa lá trông rất bắt mắt.

Kiến trúc cổ xưa
Tác phẩm jaali cầu kỳ, phức tạp nổi tiếng ở nhà thờ Sidi Saiyyed. Ảnh: holidify.com

Nhà sử học đánh gia nghệ thuật Vincent Arthur Smith của thế kỳ 20 đánh giá “Đây là những tác phẩm bằng đá có tính nghệ thuật nhất trên thế giới”.

Kiến trúc cổ xưa
Nhà thờ được chạm khắc với các họa tiết cây, hòa và tán lá đan xen với nhau. Ảnh: holidify.com

Bạn đang đọc bài viết: “Kiến trúc tuyệt đẹp ở nơi được mệnh danh là “thành phố của những ngôi đền Ấn Độ” tại chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!

Clip ý nghĩa:

videoinfo__video3.dkn.tv||cbafd04ea__