Vòng bán kết và chung kết Cuộc thi Piano quốc tế lần thứ 5 năm 2019 của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) đã diễn ra vào ngày 27 và 28 tháng 9 năm 2019, tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Baruch ở thành phố New York.

Cuộc thi năm nay có tổng cộng 86 thí sinh đến từ 28 quốc gia tham dự, trong số đó, 15 thí sinh lọt vào vòng bán kết, và chỉ có sáu nghệ sỹ piano tiến vào vòng chung kết.

Vòng bán kết yêu cầu các nghệ sỹ piano chơi một tác phẩm được chọn riêng cho cuộc thi, “Triumph of Goodness” (“Sự chiến thắng của Thiện”) sáng tác bởi D.F, giám đốc nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, chứa đựng cả hai yếu tố phương Tây và Trung Hoa. Bản nhạc này có phần giống như một giai điệu truyền thống của Trung Quốc được viết cho một dàn nhạc, và được soạn cho piano theo hình thức và phong cách cổ điển.

Lễ trao giải vòng chung kết Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 5 năm 2019 của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân vào ngày 28 tháng 9 năm 2019.

Sứ mệnh: Bảo tồn Di sản của tác phẩm Piano truyền thống

Sứ mệnh của cuộc thi là thúc đẩy và bảo tồn di sản 250 năm của tác phẩm piano cổ điển. Các tiết mục chỉ tập trung vào âm nhạc các thời kỳ Baroque, Cổ điển và Lãng mạn, và đặt trọng tâm vào nền tảng của âm nhạc piano với các yêu cầu của BachBeethoven.

Đây cũng là những thời kỳ âm nhạc piano được cách điệu hóa. Thông qua việc sử dụng hình thức âm nhạc có hệ thống này, các nhà soạn nhạc đã thể hiện triết lý, hy vọng và thử thách của họ thông qua âm nhạc của mình.

Giáo sư Becky Diêu, trưởng ban giám khảo của cuộc thi, cho biết: “Tất cả mọi thứ về cuộc sống – đều có thể thể hiện qua bản nhạc. Âm nhạc chính là cuộc sống, cuộc sống là âm nhạc.”

Bà nói: “Năm nay có rất nhiều nghệ sỹ piano trẻ. Tôi rất vui khi thấy những người trẻ muốn trở lại với truyền thống âm nhạc này … Với tư cách là giám khảo, chúng tôi cảm thấy rất vinh dự khi được lắng nghe những nghệ sỹ piano tài năng đó.”

Bà Diêu chia sẻ: “Quan trọng là sự am hiểu về âm nhạc. Một nhạc sỹ cần phải là được đào tạo một cách hệ thống và toàn diện về nhiều khía cạnh âm nhạc khác nhau.”

Bà Diêu cho biết: “Giống như một học giả, họ biết tất cả mọi điều liên quan đến âm nhạc, do vậy họ hiểu được bối cảnh của thời kỳ đó, nhờ đó họ có thể biểu diễn tốt hơn mang phong cách của một nhà soạn nhạc. Ngoài ra, còn là cảm xúc của chính bạn, trải nghiệm cá nhân của bạn, để diễn tả nó.”

Bà Diêu nói: Và khi biểu diễn trên sân khấu, điều quan trọng cần nhớ là, tất cả là về âm nhạc chứ không phải bản thân mình.

Bà nói: “Khi muốn mang đến vẻ đẹp và sự thuần khiết cho khán giả, thì chính bản thân thí sinh phải thanh lọc tâm trí để trở nên thật tĩnh lặng, thật hòa ái, thật thuần khiết và chỉ tập trung vào tác phẩm của mình. Họ hoàn toàn chìm đắm trong thế giới âm nhạc này, và quên mất chính mình. Đó là trạng thái tinh thần tốt nhất của họ.”

Bà Diêu cho biết: “Cuộc thi này cũng là một sân chơi tuyệt vời để các nghệ sỹ piano chia sẻ những hiểu biết của họ về âm nhạc cổ điển.”

Bà Diêu nói: “Các thí sinh tái hiện lại các tác phẩm đó và đưa nó vào buổi hòa nhạc của riêng họ, vào chương trình hòa nhạc trong tương lai của họ, vào phòng thu của họ để dạy cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, những bản nhạc cổ điển đó sẽ không bao giờ bị lãng quên mà thậm chí còn phát triển mạnh mẽ. Những tác phẩm đó, là di sản từ tổ tiên của chúng ta, từ tổ tiên nhạc sỹ của chúng ta.”

Bà Diêu tin vào sự thiện lành của âm nhạc truyền thống: sự yên bình, tình yêu thương, tính trung thực, sự tôn trọng và có đạo lý. “Những bản nhạc hay có thể truyền cảm hứng cho con người, và nghệ sỹ piano giống như những người truyền thông điệp, họ gánh vác trách nhiệm duy trì những truyền thống đó và hồi sinh lại âm nhạc đã bị lãng quên.”

Bà cho biết: “Chúng tôi muốn lưu truyền những [nét] đẹp tiêu biểu của nhân loại trên thế giới thông qua cuộc thi của chúng tôi, thông qua âm nhạc cổ điển của chúng tôi.”

Thí sinh đoạt giải vàng: Tác phẩm mang đến“Âm nhạc thuần khiết nhất”

Anh Vladimir Petrov, người đoạt giải vàng trong Cuộc thi Piano quốc tế NTD 2019.

Anh Vladimir Petrov, người đoạt giải vàng trong Cuộc thi Piano quốc tế NTD 2019, cho biết: “Âm nhạc … có vô vàn sức mạnh … Nó thực sự chữa lành con người bạn.” Trong vòng chung kết, anh biểu diễn bản “Symphonic Etudes” của Schumann và bản “Mephisto Valse” của Liszt.

Anh cho rằng việc giới hạn các tác phẩm tranh tài thuộc các thời kỳ âm nhạc Baroque, Cổ điển và Lãng mạn là phù hợp. “Thật tốt vì đó là âm nhạc thuần khiết nhất … Mọi loại hình âm nhạc đều bắt đầu từ giai đoạn đó, từ nhiều thế kỷ trước.”

Anh nói: “Nó đã bị lãng quên trong nhiều năm và trong thế kỷ của chúng ta nó hoàn toàn bị quên lãng … [Nhưng ở một số nơi] nhiều gia đình vẫn giữ được truyền thống âm nhạc đó. Tôi cho rằng điều đó rất quan trọng. Tôi cảm thấy nó rất thân thuộc với tôi … Nó thuần khiết, vô cùng thuần khiết và chân thực.”

Anh cũng chia sẻ hiểu biết của mình về việc biểu diễn tác phẩm được chọn, “Triumph of Goodness”: “Cách duy nhất để tiếp tục tồn tại là giữ cho sự lương thiện luôn ở trong bạn. Lòng tốt luôn chiến thắng.”

Anh cho biết: “Tôi hiểu rất rõ bản nhạc này, có lẽ tôi sẽ biểu diễn nó trong những buổi hòa nhạc trong tương lai của mình.”

Anh đánh giá cao những nỗ lực của những nhân viên và người điều phối của cuộc thi. Anh nói: “Những người ở đây đang làm việc rất tận tâm và chúng tôi cảm nhận được điều đó, chúng tôi cảm nhận được họ đang giúp đỡ chúng tôi, tất cả mọi người, ngay từ vòng đầu tiên.”

Anh cho biết để trở thành một nhạc sỹ, người ấy cần phải “hết sức chân thật với chính mình, với công chúng, và với âm nhạc … Khi nhà soạn nhạc sáng tác, cảm xúc của họ được truyền tải hoàn toàn, và đó là lý do tại sao âm nhạc của họ chạm đến trái tim chúng ta. Đó là điều tôi cho là quan trọng nhất.”

Chơi nhạc là để thấu hiểu người khác

Cô Sanghie Lee, người đoạt giải đồng trong cuộc thi năm nay, cho biết: “Đôi khi chúng ta cần quay lại với âm nhạc truyền thống để có được nền tảng căn bản ấy.” Cô chơi bản “Fantasie” của Schumann’s và bản “Moments Musicaux” của Rachmaninoff.

Cô chia sẻ: “Tôi cho rằng trở thành một người tốt là điều quan trọng nhất, bởi vì chơi nhạc là để thấu hiểu người khác, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm và thấu hiểu mọi người.”

“Tác động mạnh đến tâm trí con người”

Anh Maxim Anikushin, người đoạt giải tiết mục biểu diễn xuất sắc, chia sẻ: “Đôi khi [âm nhạc] có thể mang đến cho mọi người một thông điệp không thể diễn đạt bằng lời- đây là điều mà tôi cảm thấy. Nó có sức mạnh giao tiếp … Nó có thể tác động mạnh mẽ đến tâm trí con người.”

Trong vòng chung kết, anh chơi bản Sonata số 21 của Beethoven và bản “Andante Spianato” và “Grande Polonaise Brillante” của Chopin.

Anh Anikushin nhận xét sự lựa chọn bản nhạc cho cuộc thi này là hoàn hảo.

Anh nói: “Tôi tin rằng Bach là nhà soạn nhạc thiên tài vĩ đại nhất trên thế giới. Những gì ông tạo ra, có cảm giác như Chúa truyền đạt qua ông ấy vậy.”

Anh chia sẻ: “Bạn phải thể hiện khả năng chơi nhiều cung bậc cùng một lúc và bạn phải thể hiện sự điêu luyện … Đó là một quyết định rất đúng đắn; Tôi chưa bao giờ chơi đàn trong một cuộc thi đòi hỏi cao như vậy.”

Chia sẻ âm nhạc với mọi người

Cô Olena Miso, nghệ sỹ piano đoạt giải tiết mục biểu diễn xuất sắc đến từ Ukraine và học tại Graz, Áo, chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi ở New York, Mỹ, tôi rất hào hứng.”

Trong vòng chung kết, cô biểu diễn bản “Two Poems” của Scriabin, bản “Chaconne” của Bach-Busoni và bản “Four Preludes” của Rachmaninoff.

Cô Miso nói: “Thật đáng tiếc là trong thế kỷ 21 này … Mọi người đều hối hả. Tôi có cảm giác tất cả mọi người đều vội vã rời đi, và không ai [ở lại] để tận hưởng trọn vẹn.”

Cô đánh giá cao vẻ đẹp của tác phẩm được chọn: “Bản nhạc tuyệt vời này cho chúng ta thấy mọi thứ có thể đồng thời tồn tại, và rất gần với chúng ta.”

Cô nói: “Điều quan trọng nhất đối với tôi là để chia sẻ âm nhạc với mọi người.”

Danh sách người thắng cuộc:

Giải vàng: Vladimir Petrov (Mexico)

Giải bạc: Nicolas Giacomelli (Ý)

Giải đồng: Sanghie Lee (Hàn Quốc)

Giải biểu diễn xuất sắc: Shih-Yeh Lu (Đài Loan), Olena Miso (Ukraine) và Maxim Anikushin (New York, Mỹ)

Giải bản nhạc được chọn: Shih-Yeh Lu

Bài viết của Thái Cúc, phóng viên báo Minh Huệ

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||97634988a__