Gia đình Mercier có một tình yêu và hứng thú rất lớn với đồ cổ Cảnh Thái lam của Trung Quốc. Theo họ, nghệ thuật cổ điển Trung Quốc bác đại uyên thâm, đồ đồng xanh mang ý nghĩa lịch sử sâu xa, huyền bí; đồ gốm mang ý nghĩa văn hóa nội hàm phức tạp, còn đồ Cảnh Thái lam lại đơn giản hơn từ trọng lượng, màu sắc, ý nghĩa, sắc thái lại rực rỡ, khoáng đạt. Đây là loại hình nghệ thuật tôn quý pha trộn giữa tinh hoa của nghề thủ công truyền thống cùng những màu sắc được pha trộn tuyệt vời.

Khởi đầu mối nhân duyên của gia đình Mercier với đồ đồ tráng men cổ trứ danh của Trung Hoa 

Năm 2018, bà Beatrice Mercier đến Bắc Kinh tham gia triển lãm nghệ thuật đồ đồng tráng men Cảnh Thái lam tại bảo tàng Poly. Tại đây, bà có buổi phỏng vấn, bà Mercier chia sẻ, bà với chồng mình, ông Pierre Mercier đã có bộ sưu tập lên đến hàng chục các món đồ Cảnh Thái lam khác nhau, dù chưa một lần đặt chân đến Trung Quốc.

(Ảnh: 360doc)

Bà kể, chồng bà có một người bạn người Trung Quốc chơi rất thân với nhau, cũng chính ông ấy là người đã tặng cho 2 vợ chồng bà một cái đĩa nhỏ làm quà tặng. Thật ra, lúc đó, 2 người hoàn toàn không biết đó là đồ Cảnh Thái lam trứ danh, mà chỉ thấy nó quá đẹp nên đã cất giữ gìn cẩn thận trong nhà.

Cedric Curien là nhà cố vấn cho bộ sưu tập của vợ chồng Mercier. Ông Curien chia sẻ, hầu hết các gia đình quý tộc thượng lưu Pháp đều có một sở thích, phong tục tìm kiếm, sở hữu một bộ sưu tập đồ cổ quý giá. Vào thế kỷ XVII, họ sưu tầm đồ nghệ thuật cổ châu Âu, vào đến thế kỷ XVIII, họ bắt đầu tìm hiểu đồ Trung Hoa, vì vậy nhiều cổ vật châu Âu và Trung Hoa đều hiện hữu cùng nhau trong các gia đình quý tộc Pháp thời bấy giờ. Gia đình Mercier cũng là một trong số đó. 

(Ảnh: Sohu)

Bộ sưu tập cổ vật đáng giá ngàn vàng của gia đình Mercier

Pierre Mercier sinh sống tại Ý, ông làm trong ngành bảo hiểm, là chủ tịch hội Thương mại ở Pháp và Ý. Do tính chất đặc thù của công việc, ông phải đi công tác nước ngoài rất nhiều. Điều đó cũng có mối quan hệ rất lớn cho sở thích sưu tầm cổ vật của hai vợ chồng ông. 

Trong số đó, đồ đồng tráng men Cảnh Thái lam chiếm số lượng lớn trong bộ sưu tập của ông. 

Đồ đồng tráng men Cảnh thái lam là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ trứ danh của Trung Hoa, tên gốc của nó là “Đồng thai cáp ti pháp lang” (men tráng cẩm thạch đồng), tên tục là “Pháp lam”, hay “Khảm pháp lam”. 

Đây là một dòng đồ không phải làm bằng đất, đá như thường thấy, mà bằng đồng, có phủ men màu trên bề mặt. Thủa mới khai sinh, men chủ đạo của loại cổ ngoạn này thuần một màu lam thẳm, như màu xanh của trời, xanh cô-ban, xanh ngọc xa-phia, do chế từ ngọc lam tuyền xay mịn. Khi dùng những sắc màu xanh làm màu lót, thấy được một sự thanh nhã cao quý, vững chắc và khoáng đạt.

(Ảnh: Sohu)

Tương truyền men lam này được phát hiện vào đời vua Cảnh Thái nhà Minh, tức là vào nửa cuối thế kỷ XV bên Trung Quốc. Tên gọi Cảnh Thái lam có từ đấy.

Cùng tìm hiểu một số cổ vật trong bộ sưu tập của vợ chồng Mercier.

Đôi bình Cảnh Thái lam hoa văn cỏ linh chi đời Thanh Càn Long (Ảnh: 360doc)

Công nghệ tráng men từ sau thời Cảnh Thái nhà Minh (1449-1457) đã phát triển lên một tầm cao mới. Thời nhà Thanh, các thợ thủ công không ngừng tập luyện tay nghề và tích lũy kinh nghiệm, cho ra những vật phẩm Pháp Lam ngày càng phong phú, đa dạng, màu men tươi sáng, một số còn được mạ vàng. Đến thời vua Càn Long, số lượng đồ Cảnh Thái lam ngày càng nhiều, phong phú cả về hình dáng lẫn công dụng. “Ánh vàng rực rỡ, phong phú mà lại kiến cố, vững chắc” chính là đặc điểm đồ Cảnh Thái Lam thời này.

Lư hương nhỏ đồng tráng men hai tai rồng thời vua Tuyên Đức nhà Minh (1426-1435) (Ảnh: Sina)

Lấy nguyên mẫu từ cái “âu” đồng thời nhà Chu, Thương, người đời sau sử dụng biến thành lư hương. Bên trong lư hương, mép miệng lư hương, vòng tròn đáy và đầu tai rồng đều được mạ vàng. Bên ngoài được láng một lớp men xanh, bên cạnh đó vẽ các hình hoa văn hoa sen với các màu đỏ, vàng, xanh, trắng. Hai tai rồng được mạ vàng, kỹ xảo điêu khắc thuần thục. Đây là điển hình cho đồ đồng tráng men thời đầu nhà Minh.

Bình đồng tráng men hai tai, hoa văn cành hoa cây cỏ đầu thế kỷ XV nhà Minh (Ảnh: Sina)

Đây là bình dùng trong trò đầu hồ, trò thi ném tên vào bình được cổ nhân rất yêu thích. Cả thân bình được tinh luyện từ đồng, mịn, nhẵn, tinh tế, hoa văn dùng sử dụng công nghệ uốn tơ đồng họa thành hình rồi mới đi màu lên, tránh màu bị nhem ra và lẫn vào nhau. Cổ bình dùng màu men xanh đậm, phía dưới là dùng lớp men màu xanh da trời. Phần bụng bình dùng tơ vàng uốn thành hình hoa sen với màu chủ đạo là trắng. Thay vì dùng tơ đồng bình thường, ở đây, các nghệ nhân dùng tơ vàng, thể hiện sự xa hoa, quy cách, cao quý. Đáy bình có khắc lạc khoản “Cảnh Thái niên chế”, xung quanh là hoa văn hoa lá. 

Bình hai tai, đồng tráng men hoa văn khổng tước thế kỷ XVI nhà Minh (Ảnh: Sina)

Miệng binh, hai tai bình, đế bình đều được thếp vàng, Cả thân bình dùng men màu xanh lá làm màu chủ đạo, dùng tơ vàng họa thành hình chim khổng tước đang giương cánh bay trong một buổi hội hoa. Lông đuôi giương rộng dùng men đỏ trang trí. Khắp thân dùng tơ vàng uốn ra lông mượt mà, mềm mại. Toàn thân nhẹ nhàng, đầy đặn, tựa như đang lay động theo chiều gió, hết sức sinh động.

Đĩa đồng tráng men đầu thế kỷ XVI nhà Minh (Ảnh: Sina)

Dùng màu xanh làm men chủ đạo, dùng tơ đồng họa hoa văn hoa lá. Mặt đĩa chia làm 2 phần, trung tâm là hoa văn thạch lựu, cách nhánh xung quanh dùng men đen. Cách trang trí cùng với cách trang trí đồ sứ đời Minh có nét tương tự, như đĩa sứ Thanh Hoa thời vua Thành Hóa, nhà Minh (1465-1487).

Bình rượu quai chạm hình hải mã giữa nhà Minh (Ảnh: Sina)

Loại cổ vật này phổ biến ở những vùng phía Bắc Trung Hoa xưa. Ở giữa, trên phần bụng được thắt eo lại, đế chạm chắc 3 con sư tử được mạ vàng toàn bộ. Phần bụng vẽ các hoa văn rất đặc trưng thời Minh. 

Lò sưởi Cảnh Thái lam 4 chân, đỉnh nắp hình ly long thời Thanh Khang Hy (Ảnh: Sina)

Lò sưởi nhỏ loại vuông, nắp lò được tạc thành hình ly long, một loại rồng không sừng trong truyền thuyết Trung Hoa, khắc hết sức sinh động, mang điềm lành.

Nắp lò bốn phía đều dùng công nghệ tráng men hoa văn màu, lấy sóng biển làm trung tâm. Dưới nắp chạm các hoa văn rất tỉ mỉ, kỹ càng, toàn bộ đều được mạ vàng rất xa hoa.
Bên dưới, phần giữa thắt eo lại, có hai tai để cầm hoặc xách cho tiện. Dưới cùng là 4 chân, có 4 ô bán nguyệt chạm rỗng, Bên thân họa 2 hình rồng xanh đang khom lưng uốn lượn bằng những sợi tơ mỏng rất kiểu cách.

Hình ảnh một số các cổ vật khác:

Vật trang trí dạng bình Cảnh Thái lam thời Thanh càn Long (Ảnh: Sina)
Nghiên tích (vật chứa nước mài mực) thời Minh Vạn Lịch (1573-1620) (Ảnh: Sina)
Bình đồng tráng men chạm khắc rồng hai bên thời Cảnh Thái nhà Minh (Ảnh: Sina)
Mâm dài hoa văn sư tử thời Minh vua Vạn Lịch (Ảnh: Sina)
Đỉnh thời Thanh Càn Long (Ảnh: Sina)
Lò sưởi tay hoa văn hoa hải đường nhà Thanh Càn Long (Ảnh: Sina)
Lư hương được ngự bút đặt trong ngự thư phòng thời Thanh càn Long (Ảnh: Sina)

Khay đựng đồ ăn thời cuối nhà Thanh (Ảnh: Sina)
Pho tượng La Hán thời cuối nhà Thanh (Ảnh: Sina)

Theo Sina.com

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||a5d7fb234__