Nhiều doanh nghiệp vận tải gas ở TP.HCM phản ảnh việc giao gas sỉ cho các đại lý đều bị ngưng trệ khi xe giao gas không thể lưu thông qua các chốt dù đã có mã QR. Trong khi người dân khách hàng gọi liên tục, đến bữa trưa không có nấu nướng vì hết gas.

Phản ảnh đến báo Tuổi Trẻ trưa 23/8, ông T. – phó giám đốc một công ty kinh doanh gas tại TP.HCM – cho hay sáng nay hàng chục xe tải giao gas cho các đại lý của doanh nghiệp này đã bị các chốt chặn không cho lưu thông, yêu cầu quay đầu.

Theo ông T., công văn số 9296 của Sở Giao thông vận tải ban hành ngày 21-8 nêu rõ tài xế trên xe đã được Sở Giao thông vận tải cấp giấy nhận diện có mã QR “không thuộc trường hợp phải cấp giấy đi đường”. Các xe chở gas đã đáp ứng tiêu chí này nhưng sáng nay vẫn không thể qua các chốt, khiến các đại lý gas thiếu hàng.

“Doanh nghiệp đã trình văn bản, mã QR để qua chốt nhưng cán bộ chốt nói những văn bản cũ đã bãi bỏ, khi nào có giấy đi đường mới được chạy” – ông T. nói.

Tương tự, nhiều doanh nghiệp vận tải gas khác cũng phản ảnh việc giao gas sỉ cho các đại lý đều bị ngưng trệ khi xe giao gas không thể lưu thông qua các chốt dù đã có mã QR.

Trong khi đó, các đại lý kinh doanh gas cũng khó giao gas cho người dân khi người chở gas bị yêu cầu giấy đi đường, có trường hợp bị phạt tiền triệu.

Ông H. – giám đốc điều hành một hệ thống phân phối gas lớn ở TP.HCM cho biết, hàng chục cửa hàng của hệ thống này ở các quận huyện đều gặp khó trong việc giao gas sáng nay. Hơn 200 bình gas khách hàng gọi từ sớm nhưng không thể giao, trong khi khách hàng gọi liên tục, đến bữa trưa không thể nấu ăn khi hết gas.

Theo ông H., từ ngày 22/8, đơn vị đã gửi văn bản, danh sách nhân viên để Sở Công thương cấp giấy đi đường theo quy định tại văn bản số 2800 của TP.HCM về việc cấp giấy đi đường. Tuy nhiên, TP lại thay đổi đơn vị cấp giấy đi đường, chuyển đơn vị cấp giấy đi đường là UBND quận, huyện thay vì Sở Công thương như đã thông báo.

Ngay trong sáng 23/8, ông H. đã liên hệ với phòng kinh tế của các quận huyện, song có nơi trả lời “chưa nhận được văn bản”, có nơi lại trả lời “đang giải quyết” và các mẫu giấy đi đường cũng chưa thống nhất để doanh nghiệp đăng ký.

“Không phải ai cũng có bếp từ hay bếp dự phòng, nhiều người đang nấu ăn mà hết gas thì giải quyết thế nào. Do đó cần phải tạo điều kiện, chuẩn bị từ trước, tránh lúng túng khi triển khai quy định, để dịch vụ thiết yếu được vận hành thông suốt vì người ảnh hưởng trực tiếp vẫn là người dân” – ông H. nói.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn – chủ cửa hàng gas tại quận Bình Tân cho biết, 2 nhân viên giao gas của doanh nghiệp đã bị phạt 4 triệu đồng, đã nộp phạt ngay trong sáng 23/8.

Theo ông Tuấn, sáng nay cũng có hơn 100 người gọi gas nhưng doanh nghiệp chỉ mới giao hơn 20 bình, còn lại người dân không thể nhận.

Ảnh chụp màn hình Tiền Phong.

Sáng 23/8, TP.HCM thực bắt đầu hiện siết chặt giãn cách xã hội, tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19. Từ sáng sớm, lực lượng quân đội, CSGT… đã kiểm tra chặt người dân lưu thông qua các chốt kiểm tra ở nội thành TP.HCM.

CSGT TP.HCM đã thực hiện tổng kiểm soát 19.129 trường hợp, lập biên bản xử lý 317 trường hợp, tạm giữ 48 phương tiện trong ngày.

TP.HCM thực hiện giãn cách triệt để trong hai tuần từ 23/8 đến 6/9 sau khi ghi nhận hơn 176.000 ca nhiễm, tính đến tối 22/8. Người dân được yêu cầu không ra đường, không mua hàng trực tiếp. Lực lượng địa phương, quân đội sẽ “đi chợ hộ” cho người dân với tần suất một lần một tuần. Trường hợp khó khăn sẽ được cấp phát túi an sinh miễn phí,.

Có thể bạn quan tâm: