Trong đợt cao điểm xử lý người chạy xe vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích năm 2022, CSGT TP.HCM yêu cầu lực lượng khi kiểm soát xử lý phải lựa chọn vị trí kiểm soát có mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn, theo Thanh Niên.

Ngày 8/3, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, lực lượng CSGT TP sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chuyên đề xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, chất kích thích trong năm 2022 nhằm tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn TP.HCM.

Lực lượng CSGT được yêu cầu khi tổ chức tuần tra, kiểm soát để xử lý phải lựa chọn vị trí kiểm soát có mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn, bảo đảm đúng pháp luật; đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng, để hình thành khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đảm bảo đúng quy định của Bộ Công an, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện giao thông khác và tuyệt đối an toàn.

Các tổ công tác CSGT sẽ sử dụng camera đã được trang bị để ghi nhận lại toàn bộ hoạt động trong ca công tác.

Khi xử phạt các trường hợp vi phạm sử dụng chất ma túy, nồng độ cồn, CSGT sẽ rà soát trong hồ sơ để phát hiện các trường hợp vi phạm tái phạm, áp dụng xử phạt tình tiết tăng nặng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Các mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy và ô tô mới nhất ?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Theo thoong tin treen trang Luatminhkhue 1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

2. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lai xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Có thể bạn quan tâm: