Thêm 14.224 ca COVID-19

VnExpress – 14.219 ca ghi nhận tại: Bình Dương (6.050), TP.HCM (5.889), Long An (524), Đồng Nai (491), Tiền Giang (221), Khánh Hòa (126), Hà Nội (110), An Giang (90), Kiên Giang (73), Nghệ An (68), Tây Ninh (56), Đà Nẵng (54), Bình Thuận (46), Thừa Thiên Huế (40), Đồng Tháp (37), Cần Thơ (36), Trà Vinh (36), Bà Rịa – Vũng Tàu (33), Quảng Bình (30), Quảng Ngãi (30), Đăk Lăk (24), Bình Định (20), Sóc Trăng (19), Thanh Hóa (18), Bình Phước (15), Phú Yên (14), Bến Tre (11), Quảng Nam (10), Vĩnh Long (7), Ninh Thuận (7), Quảng Trị (6), Đăk Nông (5), Hà Tĩnh (4), Hậu Giang (4), Lâm Đồng (3), Bạc Liêu (3), Sơn La (2), Kon Tum (2), Hưng Yên (2), Bắc Ninh (2), Cà Mau (1). Trong đó có 7.504 ca trong cộng đồng.

Trong ngày ghi nhận 315 ca tử vong tại: TP.HCM (245), Bình Dương (39), Tiền Giang (7), Long An (6), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (3), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (1), Hà Nội (1), An Giang (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).

Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 11.064 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 449.489 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính tỷ lệ số ca nhiễm trên 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 163 (bình quân cứ 1 triệu người có 4.572 ca nhiễm).

Bộ Y tế cảnh báo ‘COVID-19 có thể lây sang vật nuôi’

VnExpress – Bộ Y tế khuyến cáo người mắc COVID-19 không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus có thể lây sang động vật.

Theo Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà, Bộ Y tế ban hành ngày 28/8, cả người nhiễm lẫn người cùng nhà đều không nên tiếp xúc với vật nuôi. Cũng không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.

Thế giới cũng đã ghi nhận các báo cáo về vật nuôi hoặc động vật nói chung mắc COVID-19. Hầu hết các con vật nhiễm bệnh sau khi ở gần chủ, người chăm sóc nhiễm COVID-19.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, đến nay, nguy cơ lây nhiễm nCoV từ động vật là thấp. Tuy nhiên, con người thể truyền COVID-19 sang động vật, đặc biệt là khi tiếp xúc gần.

Các động vật từng được ghi nhận mắc COVID-19 bao gồm chó, mèo, chồn hương, một số loại thú trong khu bảo tồn như rái cá, linh trưởng. Nhiều bang tại Mỹ cũng phát hiện hươu đuôi trắng nhiễm COVID-19.

Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm hiểu cách virus ảnh hưởng đến các loài động vật khác nhau. Những nghiên cứu này thường có quy mô nhỏ, không cho thấy liệu động vật có nguy cơ truyền bệnh ngược lại cho con người hay không. Nghiên cứu cho thấy nhiều loại động vật có vú, bao gồm chó, mèo, chuột đồng, dơi ăn quả… có thể nhiễm virus.

Một số công trình khác lấy các loài linh trưởng là mô hình lây nhiễm. Cũng có một số bằng chứng cho thấy chuột lang không thể nhiễm các chủng nCoV ban đầu, song nhiễm biến thể mới. Gà và vịt dường như không dễ mắc COVID-19.

Bí thư Đồng Nai: ‘Trong tuần này tiêm dứt điểm 500.000 liều vắc-xin Vero Cell’

Tuoitre – Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 vào ngày 30/8, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, Đồng Nai hiện mới tiêm khoảng 800.000 liều vắc xin phòng COVID-19 trên tổng số nhu cầu 4,5 triệu liều, con số này còn quá thấp và phải đẩy mạnh trong thời gian tới. Cố gắng từ nay đến cuối năm tăng tỉ lệ tiêm vắc xin cho người dân trên địa bàn.

Ông nói: “Trong tuần này chúng ta có thêm 500.000 liều vắc xin Sinopharm (Vero Cell), tôi đề nghị triển khai ngay, tiêm dứt điểm trong tuần này tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp “3 tại chỗ”, các “vùng đỏ” để giúp cho người dân có thêm áo giáp chống dịch bệnh”.

Lời khai của người đàn ông “Ban chỉ đạo Quận 7” gây náo loạn siêu thị

Dân Trí – Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình COVID-19 tại TP.HCM chiều 30/8, Thượng tá Hoàng Đình Thạch, Phó trưởng Công an Quận 7, xác nhận vụ việc người đàn ông xưng là “Ban Chỉ đạo Quận 7” xảy ra lúc 16h ngày 29/8, tại một siêu thị tại phường Tân Phong (Quận 7). Qua điều tra, người đàn ông này sinh sống tại một chung cư tại địa bàn phường Tân Phú. 

Thượng tá Hoàng Đình Thạch khẳng định người đàn ông trên không phải thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Quận 7. Đương sự trên khai nhận chiếc thẻ cầm đưa ra trong clip do một người bạn cho.

“Đương sự này không phải thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Quận 7, cũng không phải thành viên ban chỉ đạo của bất kỳ tổ chức nào”, Phó trưởng Công an Quận 7 thông tin.

Thượng tá Thạch nói công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ các sai phạm của người này.

Chuyển cơ quan công an vụ hiệu trưởng và kế toán chi khống 1,8 tỷ

Zingnews – Ngày 30/8, UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT chuyển 23 bộ hồ sơ, chứng từ và việc mua bán 13 hóa đơn bất hợp pháp của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk sang công an để điều tra theo thẩm quyền.

Trước đó, Thanh tra Sở GD&ĐT Đắk Lắk có kết luận ngày 28/10/2020, ông Nguyễn Trọng Hòa, nguyên hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và ông Trần Văn, kế toán, đã lập khống, hoàn thành thanh toán 20 bộ hồ sơ với tổng số tiền trên 1,8 tỷ đồng.

Khi sự việc bị nhà trường phát hiện, ngày 23/12/2020, ông Khương và ông Hòa đã nộp lại số tiền trên. Được biết, thời điểm chi khống 20 phiếu này chỉ 2 ngày trước khi ông Hòa nghỉ hưu.

Thanh tra tỉnh vào cuộc và kết luận với 20 bộ hồ sơ, chứng từ, 10 bộ chi tiền mặt tại đơn vị; 10 bộ hồ sơ, chứng từ ủy nhiệm chi chuyển khoản qua ngân hàng.

Trong 20 bộ hồ sơ, chứng từ khống cho thấy có 13 hóa đơn (10 hóa đơn giá trị gia tăng và 3 hóa đơn thông thường), có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

Ngoài 20 bộ hồ sơ, chứng từ khống, có thêm 3 bộ hồ sơ, chứng từ khống khác với số tiền trên 88 triệu đồng.

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cho rằng hành vi lập khống các chứng từ để thanh toán nội dung chi không có thực là vi phạm “Các hành vi bị nghiêm cấm; hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán” của Luật Kế toán.

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh với việc mua bán 13 hóa đơn bất hợp pháp là hành vi vi phạm pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: